Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Ba Đình. Thực trạng và giải pháp.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
93
Kích thước
607.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1209

Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Ba Đình. Thực trạng và giải pháp.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt

Nam, lại thêm tình hình lạm phát ở mức phi mã khiến nền kinh tế gặp nhiều khó

khăn. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng bị tác động rất lớn, ngân hàng Công

thương Ba Đình cũng không là ngoại lệ. Đứng trước những khó khăn đó, thực hiện

định hướng chung của Ngân hàng Nhà Nước, sự chỉ đạo của Ngân hàng Công thương

Việt Nam, ban lãnh đạo và tập thể cán bộ NHCT Ba Đình đã nỗ lực cố gắng duy trì

hoạt động của ngân hàng. Kết quả đạt được là hoạt động kinh doanh của ngân hàng

tăng trưởng, tiếp tục tạo uy tín đối với khách hàng, góp phần cải thiện tình hình kinh

tế thành phố Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.

Trong thời kỳ khủng hoảng này, các tổ chức nói chung không chỉ chống đỡ với

những khó khăn mà còn phải có sẵn những định hướng đầu tư hợp lý để bắt kịp chu

kỳ đi lên của nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng nói chung và NHCT Ba Đình nói

riêng rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, vì khi nền kinh tế đi vào ổn định

sau khủng hoảng, việc đầu tư phát triển rất cần thiết. Trong khi đó, khả năng về vốn

tự có của các doanh nghiệp rất hạn chế, việc huy động vốn của các doanh nghiệp qua

phát hành cổ phiếu, trái phiếu cũng rất khó khăn do thị trường chứng khoán của nước

ta còn đang ở giai đoạn sơ khai, người dân còn chưa quen thuộc và tin tưởng vào loại

hình đầu tư này. Do vậy để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn trung dài hạn, ngân hàng

thương mại vốn là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho các DA ĐT, nay trở thành

nguồn cung vốn chủ yếu. Tuy nhiên, hoạt động cho vay này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro

đặc biệt trong tình hiện nay nên ngân hàng cần có các biện pháp phòng ngừa nhiều

hơn nữa. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay đang được các ngân hàng sử dụng và

cũng là biện pháp chủ chốt tại NHCT Ba Đình là chú trọng hơn nữa tới công tác thẩm

định dự án đầu tư.

Qua thời gian thực tập tại NHCT Ba Đình, và sự hướng dẫn của cô giáo hướng

dẫn Th.s Phan Thu Hiền, em quyết định chọn đề tài: “Công tác thẩm định dự án

đầu tư tại Ngân hàng Công thương Ba Đình. Thực trạng và giải pháp”. Bản

chuyên đề này có kết cấu như sau:

SVTH: Phạm Thị Thanh Nga Lớp Đầu tư

48A

1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Công

thương Ba Đình

Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hoạt động thẩm định dự

án đầu tư tại NHCT Ba Đình

Do hạn chế về kiến thức ngành chuyên sâu, nghiệp vụ ngân hàng và sự hạn

chế về mặt thời gian nên bản Chuyên đề tốt nghiệp chỉ dừng lại ở mức độ nhất định.

Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thày cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn và cán bộ hướng dẫn thực tập

đẫ tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản Chuyên đề tốt nghiệp.

SVTH: Phạm Thị Thanh Nga Lớp Đầu tư

48A

2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại

Ngân hàng Công thương Ba Đình

1.1.Giới thiệu chung về NHCT chi nhánh Ba Đình

1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của NHCT Ba Đình

1.1.1.1.Quá trình hình thành

Sự phát triển của ngân hàng công thương Ba Đình gắn liền với quá trình phát

triển của Ngân hàng công thương Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng công thương Hà

Nội khu vực quận Ba Đình được thành lập từ những năm 1959, với tên gọi là Chi

điểm ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Hà Nội, với nhiệm vụ vừa xây dựng

cơ sở vật chất, củng cố tổ chức và hoạt động Ngân hàng. Ra đời trong bối cảnh đất

nước còn gặp nhiều khó khăn nên hoạt động cuả chi nhánh chỉ mang tính bao cấp,

không lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động mà mục tiêu là phục vụ theo sự chỉ đạo

của Nhà Nước là chính.Mô hình quản lý NHCT áp dụng là mô hình quản lý một cấp.

Ngày 01/07/1988 thực hiện nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng về việc

chuyển hoạt độn từ cơ chế quản lý hành chính kế hoạch hoá một cấp sang hạch toán

kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý hai cấp, tức Ngân hàng Nhà Nước – Ngân

hàng thương mại và việc ra đời 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh với các chức

năng chuyên môn khác nhau Ngân hàng Công thương – Ngân hàng Ngoại thương -

Ngân hàng Đầu tư&Phát triển – Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn. Do

đó, Ngân hàng Công thương Ba Đình cũng được chuyển đổi thành một chi nhánh của

NHTM quốc doanh với tên gọi chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình trực

thuộc Ngân hàng Công thương Hà Nội, và hoạt động theo mô hình quản lý ba cấp

Trung ương – Thành phố – Quận.

Từ đó đến nay ngân hàng Công thương Ba Đình đã trải qua nửa thế kỷ trưởng

thành và phát triển để có chỗ đứng vững chắc. Hiện nay, chinh nhánh đặt trụ sở tại số

nhà 142 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.

1.1.1.2.Quá trình phát triển

Từ khi hình thành, mô hình hoạt động ngân hàng Công thương Ba Đình được

điều chỉnh chuyển từ một cấp sang ba cấp, tuy có tiến triển trong hoạt động kinh

doanh nhưng so với tiềm năng thị trường và năng lực của ngân hàng là chưa cao.

Thời kỳ từ 7/1988 đến 3/1993, Ngân hàng Công thương Ba Đình gặp nhiều khó

SVTH: Phạm Thị Thanh Nga Lớp Đầu tư

48A

3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

khăn trong hoạt động kinh doanh, hiệu quả thấp, không phát huy được thế mạnh và

ưu thế của một ngân hàng thương mại. Hoạt động kinh doanh thời kỳ này hoàn toàn

phụ thuộc vào Ngân hàng Công thương Hà Nội. Nguyên nhân là do thực hiện mô

hình ba cấp không hiệu quả, NHCT Ba Đình không được tự chủ trong các quyết định

và hoạt động của mình.

Đứng trước những thực tế đó, Ngân hàng Công thương Việt Nam ra quyết

định số 93/NHCT-TCCB do tổng giám đốc NHCT Việt Nam ký với nội dung là từ

ngày 1/4/1993 thí điểm mô hình tổ chức NHCT theo 2 cấp Trung ương – Quận, bỏ

qua cấp ngân hàng Thành phố Hà Nội. Việc thay đổi cấp quản lý và việc tăng cường

công tác quản lý với đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực đã tác động tích cực tới hoạt

động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể là hoạt động kinh doanh ng trở nên năng

động, tham gia cạnh tranh tích cực trên thị trường tạo uy tín lớn trong ngành ngân

hàng nói chung. Cho đến nay, ngân hàng Công thương Ba Đình không ngừng tự đổi

mới, hoàn thiện để thích nghi với cơ chế thị trường.

Từ năm 1994 đến nay ngân hàng Công thương Ba Đình hoàn thành xuất sắc

mọi chỉ tiêu kế hoạch được giao. Cùng với những kết quả kinh doanh đã đạt được,

tốc độ tăng trưởng cao ngân hàng Công thương Ba Đình luôn được Ngân hàng Công

thương Việt Nam công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ

thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Đến nay, hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình ổn định

và phát triển theo 4 định hướng lớn Ổn định – An toàn – Hiệu quả – Phát triển về quy

mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động cũng như về cơ cấu mạng lưới tổ chức.

Một số thành tích đáng ghi nhận của chi nhánh là: năm 1998 ngân hàng được Thủ

tướng chính phủ tặng bằng khen, năm 1999 được chủ tịch nước tặng thưởng huân

chương lao động hạng Ba, chi nhánh được tặng nhiều bằng khen các cấp Thành phố,

Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước, Hội đồng Quản trị – Kinh tế ngành Ngân hàng đề

nghị Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen từ năm 2000 – 2004. Năm 2007 Ngân

hàng Công thương Ba Đình vinh dự được trao Huân Chương Lao Động hạng nhì.

Năm 2008 chi nhánh được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua.

1.1.2.Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHCT Ba Đình

1.1.2.1.Cơ cấu tổ chức

SVTH: Phạm Thị Thanh Nga Lớp Đầu tư

48A

4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Ngân hàng Công thương Ba Đình có cơ cấu tổ chức theo nghị quyết số

151/QĐ-CNBĐ-TCHC và 068/QĐ-CNBĐ-TCHC của Ngân hàng Công thương Việt

Nam về việc chuyển đổi mô hình tổ chức theo Dự án hiện đại hoá ngân hàng. Do vậy

mô hình tổ chức của chi nhánh như sau:

Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công thương Ba Đình

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Ngân hàng Công thương Ba Đình

1.1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ

- Chức năng

SVTH: Phạm Thị Thanh Nga Lớp Đầu tư

48A

5

Ban Giám Đốc

Khối

Kinh Doanh

Khối

Dịch Vụ

Khối

Quản lý rủi

ro

Khối

HỗTrợ

Khối

Thông tin

Công nghệ

PGD

Tây Hồ

Phòng

Khách hàng

DN lớn

Phòng

Khách hàng

vừa & nhỏ

Phòng

Khách hàng

Cá nhân

Phòng

Phát hành

Thẻ

Phòng

Thanh toán

XNK

Phòng

Quản trị

Rủi ro và nợ

có vấn đề

Phòng

Kế toán

Phòng

Tổ chức

Hành chính

Phòng

Tiền tệ

Kho quỹ

Phòng

Tổng hợp

Phòng

Thông tin

Điện toán

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Ngân hàng Công thương Ba Đình mang đầy đủ chức năng của 1 NHTM là:

+ Trung gian tài chính: hoạt động chủ yếu là chuyển những khoản tiết kiệm của một

bộ phận dân cư đến những cá nhân, tổ chức cần bổ sung vốn để sản xuất kinh doanh,

tiêu dùng. NHCT Ba Đình với chức năng thẩm định thông tin ngân hàng sẽ có khả

năng lựa chọn những công cụ với các yếu tố rủi ro – lợi nhuận hấp dẫn nhất.

+ Tạo phương tiện thanh toán: Từ hoạt động cho vay của mình ngân hàng đã tạo ra

phương tiện thanh toán. Đồng thời toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện

thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này tới ngân hàng khác

trên cơ sở cho vay. NHCT Ba Đình thực hiện chức năng này thông qua nghiệp vụ tín

dụng, giao dịch tiền gửi.

+ Trung gian thanh toán: ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị

hàng hoá và dịch vụ bằng các hình thức thanh toán: uỷ nhiệm chi, nhờ thu,... Bằng

nghiệp vụ như thanh toán quốc tế, phát hành thẻ,... NHCT Ba Đình phát huy chức

năng trung gian thanh toán tốt.

- Nhiệm vụ

Ngân hàng Công thương Chi nhánh Ba Đình có nhiệm vụ sau:

+ Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và quản lý các các sản phẩm tín dụng phù hợp với

thể chế hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

+ Thực hiện quản lý kho quỹ tiền mặt an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà

Nước Việt Nam và NHCT Việt Nam.

+ Tổ chức các nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ.

+ Thực hiện nghiệm vụ giao dịch với khách hàng từ nhận tiền gửi, đồng thời tư vấn

về các dịch vụ của NHCT Việt Nam.

+ Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ chính của một NHTM, NHCT Ba Đình còn

thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính

sách của Nhà Nước. Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn chi nhánh. Công tác

quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán, bảo đảm thông suốt của hệ thống mạng,

máy tính của chi nhánh. Cuối cùng là hệ thống kế toán giúp minh bạch hệ hoạt động

của NHCT Ba Đình.

1.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình

SVTH: Phạm Thị Thanh Nga Lớp Đầu tư

48A

6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt

Nam, lại thêm tình hình lạm phát ở mức phi mã khiến nền kinh tế gặp nhiều khó

khăn. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng bị tác động rất lớn, ngân hàng Công

thương Ba Đình cũng không là ngoại lệ. Đứng trước những khó khăn đó, thực hiện

định hướng chung của Ngân hàng Nhà Nước, sự chỉ đạo của Ngân hàng Công thương

Việt Nam, ban lãnh đạo và tập thể cán bộ NHCT Ba Đình đã nỗ lực cố gắng duy trì

hoạt động của ngân hàng. Kết quả đạt được là hoạt động kinh doanh của ngân hàng

tăng trưởng, tiếp tục tạo uy tín đối với khách hàng, góp phần cải thiện tình hình kinh

tế thành phố Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.

Sau đây là những phân tích cụ thể về các hoạt động chính của NHCT Ba Đình

để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình.

1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Một trong những tiêu chí hàng đầu đánh giá ngân hàng là nguồn vốn với hoạt

động huy động vốn. huy động vốn nhằm đảm bảo đầu vào cho các hoạt động khác

của ngân hàng là nhiệm vụ quan trọng với mọi ngân hàng. Đứng trước thách thức

khủng hoảng kinh tế thế giới và sự cạnh tranh mạnh mẽ trong giới tài chính nói

chung và các tổ chức tài chính trên địa bàn quạn Ba Đình nói riêng, NHCT Ba Đình

đã cố gắng hết mình khắc phục khó khăn đạt được những thành tựu đáng kể. Thể

hiện cụ thể ở bảng sau.

Bảng 2: Tình hình huy động vốn của NHCT Ba Đình những năm qua

SVTH: Phạm Thị Thanh Nga Lớp Đầu tư

48A

7

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

200

5

2006 2007 2008

Giá

trị

Giá

trị

Lượng

tăng

giảm

%tăng

giảm

(%)

Giá

trị

Lượng

tăng

giảm

%tăng

giảm

(%)

Giá

trị

Lượng

tăng

giảm

%tăng

giảm

(%)

Tổng vốn 4164 4350 186 4.5 5141 791 18.2 4493 -648 -12.6

Phân loại theo loại tiền huy động

Tiền gửi VNĐ 3469 3497 28 0.81 4040 543 15.6 3405 -625 -15.5

Tiền gửi ngoại tệ 695 853 158 22.7 1101 248 29.1 1088 187 17

Phân loại theo nguồn huy động

Dân cư 2114 2388 274 13 2324 -64 -2.7 2308 -16 -0.7

Tổ chức kinh tế 2050 1962 -88 -4.3 2817 85 3.6 2185 -632 -22.4

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình

Đánh giá tình hình huy động vốn NHCT Ba Đình tăng trưởng tương đối ổn

định qua các năm. Tổng nguồn vốn năm 2006 tăng 4,5% so với năm 2005. Đến năm

2007 lượng vốn tăng tới 18,2%, đây là một con số tăng trưởng rất ấn tượng. nguyên

nhân là thời điểm 2007 là năm kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất nhanh, tình hình kinh

tế thế giới nhiều khả quan. Thời điểm này Chính Phủ có những chính sách vĩ mô

khuyến khích nền kinh tế phát triển: nới lỏng biên độ giá 2%, cho phép thực hiên cơ

chế lãi suất tự thoả thuận trong cho vay VNĐ, tạo sự chủ động cho cho các tổ chức

tín dụng. Mức tăng trưởng này là do chủ yếu từ sự huy động tiền VNĐ chiếm 83,3%

vào năm 2005, giảm nhẹ xuống mức 80,4% vào năm 2006, và năm 2007 giữ ở mức

78,6%. Từ thực tế kim ngạch xuất khẩu tăng cho thấy việc huy động ngoại tệ đang

trở thành một xu hướng tất yếu của ngân hàng trong thời đại hội nhập, với mức lãi

suất tương đối hấp dẫn và chăm sóc khách hàng tốt NHCT Ba Đình liên tục huy động

ở mức tăng qua các năm.

Từ bảng trên cho thấy từ năm 2005 đến năm 2007 vốn huy động từ VNĐ tăng

nhanh hơn so với vốn huy động từ ngoại tệ. Cụ thể là đồng VNĐ được gửi năm 2005

SVTH: Phạm Thị Thanh Nga Lớp Đầu tư

48A

8

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

là 3467 tỷ và là 3497 tỷ năm 2006 tăng 28 tỷ tương đương 0.81%. Đến năm 2007

tăng thêm 534 tỷ tương đương tăng 15.6% so với năm 2006. Đối với vốn huy động

ngoại tệ tăng 853 tỷ (quy ra VNĐ) từ năm 2005 đến năm 2006 tương đương tăng

22.7%, nhưng tới năm 2007 chỉ tăng 29% so năm 2006 tức tăng thêm 248 tỷ. Việc

huy động ngoại tệ bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất năm 2006 của FED, đến năm

2007 FED cắt giảm lãi suất đồng USD làm tỷ giá đồng USD giảm, cất trữ đồng USD

lúc này không an toàn và hiệu quả nên ngân hàng hạn chế huy động ngoại tệ. Tuy

nhiên đến năm 2008 tổng mức huy động VNĐ và ngoại tệ giảm tương đối đáng kể,

đặc biệt là sự sụt giảm từ huy động tiền VNĐ do nhu cầu cất trữ tiền bạc an toàn của

dân cư và doanh nghiệp tăng, mà nguyên nhân chính là do tình trạng lạm phát trong

nước.

Về nguồn huy động, từ năm 2005-2008 có nhiều biến động. Năm 2006 tổng

vốn huy động từ dân cư là 2388 tỷ tăng 247 tỷ so với năm 2005 là 2114 tỷ tương

đương 13%, nhưng lại nhanh chóng giảm 64 tỷ còn 2324 tỷ vào năm 2007 tức giảm

2.7%, năm 2008 tiếp tục giảm 0.7% so với năm 2007. Nguồn huy động từ dân cư

đang có xu hướng giảm trong khi đó nguồn huy động từ các tổ chức có xu hướng

tăng. Cụ thể là năm 2006 giảm nhẹ 4,3% so với năm 2005 tương đương giảm 88 tỷ,

năm 2007 tăng trưởng 3.6% và tiếp tục tăng thêm 0.11% năm 2008. Nhu cầu chuyển

khoản, thanh toán quốc tế, sử dụng các dịch vụ hữu ích của ngân hàng tăng lên nên

ngày càng nhiều thêm các tổ chức kinh tế tham gia sử dụng dịch vụ của ngân hàng,

do đó giá trị huy động tiền gửi của NHCT Ba Đình từ các tổ chức kinh tế ngày càng

tăng như một xu thế tất yếu. NHCT Ba Đình chỉ thị giữ mức huy động 2008 như các

năm trước, thực tế này xuất phát từ suy thoái kinh tế toàn cầu, người dân có xu

hương tìm vật ngang giá chung để cất trữ tiền, các doanh nghiệp cũng có nguy cơ

gặp nhiều rủi ro hơn khi giá cả biến động mạnh, giá nguyên vât liệu đầu vào tăng bất

thường, tỷ giá thay đổi nhanh…điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình huy

động vốn của chi nhánh.

1.1.3.2.Hoạt động sử dụng vốn

Mục đích của mọi ngân hàng thương mại là tối đa hoá lợi nhuận, một trong

những nghiệp vụ quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu này là tín dụng ngân hàng.

Huy động vốn là nền tảng của mọi hoạt động khác, còn hoạt động tín dụng là nguồn

SVTH: Phạm Thị Thanh Nga Lớp Đầu tư

48A

9

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!