Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời mở đầu
Trong những năm gần đây hoạt động trên thị trường tài chính diễn ra rất
sôi động,ngoài những định chế tài chính đã tồn tại lâu nay như các ngân hàng
thương mại thì thị trường chứng khoán trong những năm vừa qua cũng phát
huy tác dụng rõ rệt trong việc huy động vốn để phát triển kinh tế,song để huy
động vốn trên thị trường chứng khoán không phải doanh nghiệp nào cũng làm
được.Vì thế vai trò trong các ngân hàng thương mai vẫn vô cùng quan
trọng.Thời gian vừa qua tôi có cơ hội thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ
phần nhà hà nội.Thấy được những đòi hỏi của một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực tài chính tiền tệ,cụ thể là dẫn vốn từ những người có vốn nhàn
rỗi đến những người có nhu cầu về vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh,do tính khan hiếm của vốn và hoạt động là doanh nghiệp thu lợi
nhuận.Nên việc cho người nào vay vốn,doanh nghiệp nào vay vốn thì yêu cầu
trước tiên là người đó doanh nghiệp đó phải chứng minh được mình có đủ khả
năng trả gốc và lãi cho ngân hàng đúng thời gian đã thoả thuận giữa hai
bên.Vì vậy hoạt động thẩm định cho vay vốn đối với dự an hay cho vay vốn
trung và dài hạn là hoạt động không thể thiếu trong một loạt hoạt động phong
phú đa dạng của ngân hàng .Thẩm định cho vay nhằm khẳng định tính khả thi
của phương án sản xuất kinh doanh hoặc của dự án và khả năng hoàn trả vốn
vay của người vay đối với ngân hàng.Do tính cấp thiết như vậy nên tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu “Công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tại
Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội”. Đề tài thực tập tốt nghiệp của
tôi nhằm giải quyết những vần đề sau:
Thứ nhất: Mô tả công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tại ngân
hàng Thương mại cổ phần nhà Hà Nôi.(viết tắt là Habubank).
Lê Văn Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
Thứ hai: Đánh giá công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tại
Habubank.
Thứ ba: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thẩm đinh cho vay trung
và dài hạn tại Habubank,dựa trên đánh giá ở trên.
Đề tài thực tập tốt nghiệp của tôi được chia làm hai chương:
Chương I:Thực trạng công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn
tai Habubank giai đoạn 2004-2008.
Chương II:Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay trung
và dài hạn tại Habubank.
Do trong thời gian thực tập không có điều kiên tìm hiểu sâu hơn và bản
thân cũng phạm một số sai lâm trong qua trình nghiên cứu,nên chuyên đề thực
tập tốt nghiệp này không thể tránh khỏi nhứng thiếu sót.Mong thay cô giáo và
những ai quan tâm sửa chữa,góp ý,cho đề tài được hoàn thiện hơn.
Trong quá trình thực tập,tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn
TS.Phạm Văn Hùng đã nhiệt tình sửa đề cương chi tiết và bản thảo thực tập
tốt nghiệp của tôi.Tôi cũng xin cảm ơn anh Chu Tiến Ngoc-Trưởng phòng
kinh doanh,anh Cao Bá Thuỷ-Trưởng phòng tin học tại Hội sở chính và các
anh chị phòng phát triển kinh doanh Habubank-Chi nhánh Vạn Phúc đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thực tập tại Habubank.Sau đây là toàn bộ nội dung
chuyên đề thực tập tốt nghiệp của tôi.
Lê Văn Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
CHƯƠNG I
Thực trạng công tác thẩm định cho vay vốn
trung và dài hạn tại Habubank giai đoạn 2004-2008
1.1. Khái quát về Habubank.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại
cổ phần nhà Hà Nội(Habubank).
Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, tên viết tắt Habubank là
NHTMCP đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban
đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân
của Habubank là NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông
bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc
doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số vốn
điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm
và dịch vụ NH trong 99 năm.
Tháng 10 năm 1992, Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép NH thực
hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, vay
và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi
lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh
doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại
nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá
nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ
và phát triển nhà. Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách
rõ rệt với nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu
tư đóng góp phát triển.
Lê Văn Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
Trong năm 2008,HBB hoàn thiện dự án nâng cấp hạ tầng dữ liệu thông
tin phục vụ cho kinh doanh,quản trị điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế.Tháng
2/2008,HBB mở chi nhánh đầu tiên tại khu vực miền trung-Chi nhánh HBB
Đà Nẵng.Mở rộng kết nối hệ thống thể của ngân hàng với hệ thống
Banknet,hệ thống thể có mạng lưới lớn nhất Việt Nam.Trong năm này HBB
cũng hoàn thiện việc đầu tư xây dựng 4 trụ sở mới cho các chi nhánh của
Ngân hàng tại TP HCM,Quảng Ninh,Bắc Ninh và Hà Nội.
Qua 5 lần tưng vốn điều lệ, đến nay Ngân hàng thương mại cổ phần
nhà Hà Nội đã có vốn điều lệ là 2000 tỷ VND.Tới nay, qua hơn 20 năm hoạt
động, Habubank đã có mạng lưới ngày càng mở rộng, 8 năm liên tục được
NHNN Việt Nam xếp loại A và được công nhận là NH phát triển toàn diện
với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Habubank luôn giữ vững niềm tin
của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình,
chuyên nghiệp của tất cả nhân viên.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ.
- Phương châm hoạt động.
Habubank cung cấp một cách toàn diện các gói sản phẩm và dịch vụ
NH có chất lượng cao, sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của
từng đối tượng khách hàng đặc trưng với tính chuyên nghiệp cao.
- Chức năng .
Để tạo ra niềm tin và giá trị cho khách hàng, Habubank đặt mục tiêu
cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ NH chất lượng cao,
sáng tạo và hữu ích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của từng đối
tượng khách hàng mục tiêu theo những phân khúc mà Habubank hướng tới tại
từng thời điểm qua các kênh cung ứng ngày càng hoàn thiện.
Lê Văn Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
- Nhiệm vụ.
NH được thành lập để tiến hành các hoạt động NH bao gồm: nhận tiền
gửi ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn các tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng
nhiệm vụ của NH; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu
thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá, cung cấp các dịch vụ cho
khách hàng; các dịch vụ khác khi được NHNN cho phép.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự.
- Cơ cấu tổ chức và quản lý rủi ro.
Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính
quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Đặc
tính nổi bật của mô hình Habubank là các đơn vị kinh doanh được cơ cấu tập
trung vào lợi nhuận, kiểm soát rủi ro và phân định trách nhiệm rõ ràng.
Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh NH. Kiểm tra
và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận trước hết
đòi hỏi một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán trong toàn hệ thống.
Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến lược phát triển do
Hội đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro. Đồng thời tính
linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao giúp NH dễ thích ứng
và thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển.
Lê Văn Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
Sơ đồ : Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005 của Habubank ).
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn cao nhất trong
cơ cấu tổ chức của một NHTMCP. Đại hội đồng cổ đông cử ra Ban kiểm soát để
giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban điều hành.
Hội đồng quản trị bao gồm những cổ đông lớn, nắm giữ một tỷ lệ cổ
phần nhất định. Hội đồng quản trị sẽ ra những quyết định lớn, và giám sát
hoạt động của Ban điều hành.
Dưới Hội đồng quản trị có Ủy ban Quản lý tài sản và Ủy ban chính sách
tín dụng. Có chức năng và nhiệm vụ quản lý tài sản và quản lý tín dụng, giám
sát những hoạt động liên quan của Ban điều hành
Ban điều hành chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Ban điều hành bao gồm: Tổng giám đốc điều hành và 4 Phó tổng giám đốc.
Lê Văn Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
Tổng Giám đốc điều hành chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng quản
trị có chức năng nhiệm vụ là điều hành mọi hoạt động của NH và quản lý rủi
ro thị trường và thanh khoản, nguồn vốn và chiến lược-hợp tác -marketting.
Dưới Tổng giám đốc điều hành có 4 Phó tổng giám đốc: Phó tổng giám
đốc phụ trách mảng kiểm tra xét duyệt tín dụng, Phó tổng giám đốc phụ trách
mảng dịch vụ NHDN và phát triển kinh doanh, Phó tổng giám đốc phụ trách
dịch vụ NH cá nhân, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính và cung ứng dịch
vụ. Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính và cung ứng dịch vụ còn quản lý
rủi ro hoạt động. Ba Phó tổng giám đốc còn lại thì quản lý rủi ro tín dụng.
Dưới Ban điều hành còn một loạt các phòng ban chức năng hỗ trợ quản
lý và kiểm toán nội bộ:
+ Văn phòng: hỗ trợ Ban điều hành trong quản lý.
+ Phòng thanh tra kiểm toán nội bộ: kiểm soát nội bộ
+ Phòng tài chính kế toán: quản lý, ghi chép tình hình tài chính của NH
+ Phòng đầu tư: phụ trách mảng đầu tư của NH.
+ Phòng phát triển kinh doanh: quản lý cả quá trình trước, trong và sau
khi cho khách hàng vay vốn
+ Phòng thanh toán quôc tế: mở L/C, bảo lãnh...
+ Phòng nghiệp vụ, ngoại hối, ngân hàng: kinh doanh ngoại tệ, đầu tư
vào thị trường liên ngân hàng và nghiệp vụ thị trường mở.
Hiện tại, Habubank có 01 Hội sở, 01 Sở giao dịch và 26 chi nhánh,
phòng giao dịch với sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ NH doanh
nghiệp (tài trợ thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ
NH cá nhân (huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu
tư khác trên thị trường chứng khoán.
Lê Văn Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
- Nguồn nhân lực.
Với tốc độ phát triển hoạt động ngành NH và sự cạnh tranh ngày càng
cao tên thị trường lao động khi Việt Nam gia nhập WTO, công tác phát triển
nguồn nhân lực giữ một vai trò quan trọng trong định hướng chiến lược của
bất kỳ NH nào. Năm 2008 đánh dấu một mốc son trong quá trình phát triển
của Habubank với những thành công rực rỡ không chỉ ở việc mở rộng quy mô
nguồn nhân lực cả về chất và về lượng.
Năm 2008, tổng số nhân viên Habubank là 940 cán bộ ( tăng 1,1 lần so
với năm 2007) với tỷ suất gìn giữ nhân viên gần 100%.
Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành luôn coi trọng đội ngũ cán bộ nhân
viên và coi họ là tài sản quý giá nhất mà Habubank luôn quan tâm hàng đầu,
thể hiện qua việc đầu tư thích đáng vào công tác đào tạo, quản lý chặt chẽ, đối
xử công bằng, dân chủ và chính sách đãi ngộ phù hợp. Thêm vào đó, cán bộ
nhân viên Habubank luôn được khuyến khích đóng góp đánh giá, phê bình
mang tính xây dựng nhằm hoàn thiện một bộ máy lãnh đạo mạnh mẽ, liêm
chính, đề cao tinh thần làm việc tập thể. Đây được coi như một quá trình trao
đổi giá trị, theo đó, Habubank yêu cầu đội ngũ quản lý và nhân viên đưa ra
những đánh giá hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau nhằm hoàn thiện bản thân cũng
như NH mà họ là thành viên. Đạo đức nghề nghiệp quyết định trực tiếp đến
sự phát triển, uy tín và hình ảnh của một doanh nghiệp. Chính vì thế,
Habubank luôn đề cao giá trị đạo đức nghề nghiệp. Mỗi cán bộ nhân viên
Habubank, từ cán bộ cao cấp đến nhân viên nghiệp vụ, đều cam kết tuân thủ
đạo đức nghề nghiệp theo những chuẩn mực quốc tế cao nhất.
Lê Văn Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
1.1.4.Khái quát về hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà
Hà Nội giai đoạn 2004-2008.
1.1.4.1. Hoạt động tạo lập vốn.
NH đã được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0020/NHGP có hiệu lực từ ngày 6 tháng 6 năm 1992 trong thời hạn 99 năm. Kể từ khi
thành lập, vốn cổ đông của NH đã được phát triển tại các thời điểm sau:
Vốn tăng lên
(triệu VND)
Được NHNN Việt Nam chấp
thuận theo
Ngày
50000 QĐ số 58/1999/QĐ-NHNN5 18/3/96
57000 QĐ số 443/1999/QĐ-NHNN5 21/12/99
63170 QĐ số 424/2000/QĐ-NHNN5 22/99/2000
70000 QĐ số 498/2000/QĐ-NHNN5 05/12/2000
71044 QĐ số 87/NHNN-QLTD 05/02/2002
80000 QĐ số 576/ NHNN-QLTD 06/09/2002
120000 QĐ số 170/NHNN-QLTD 07/04/2003
200000 QĐ số 45/NHNN-HAN7 11/02/2004
300000 QĐ số 89/NHNN-HAN7 21/01/2005
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005 của Habubank )
Ngày 25/12/2007, Hội đồng quản trị Habubank đã chính thức thông
báo việc hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 1.400 tỷ đồng lên 2.000 tỷ
đồng sau khi phát hành cổ phiếu đợt II. Đây là mục tiêu đã được Đại hội cổ
đông đặt ra từ đầu năm 2007. Kết quả này đã thể hiện rõ sự tăng trưởng bền
vững, cấu trúc tài chính lành mạnh của Habubank trong năm2007.
Việc tăng vốn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập WTO, nhất là
khi thị trường tài chính tiền tệ đã có những dấu hiệu cạnh tranh khốc liệt. Tuy
nhiên, đây cũng là minh chứng cho sự phát triển ổn định, hiệu quả của
Habubank khi vốn điều lệ tăng gấp đôi so với năm 2006. Có thể nói 2007 là
năm có tốc độ tăng trưởng nhanh, mạnh với các chỉ số tăng từ 30% đến 100%
cùng với nhiều giải thưởng trong và ngoài nước ghi nhận sự phát triển toàn
diện của Habubank. Việc tăng vốn lần này là một trong những bước chiến
Lê Văn Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
lược nhằm tăng cường năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu
tư cơ sở vật chất, công nghệ, chuẩn bị cho việc ra đời các sản phẩm cạnh
tranh của Habubank trong thời gian tới.
Habubank không chi tăng vốn điều lệ mà công việc tao lập vốn của
HBB còn không ngừng tăng lên, được thể hiện ở chỗ trong các năm HBB
luôn nỗ lực huy động vốn trong các kênh tài chính khác nhau, đặc biệt từ khi
việt nam có thị trường chứng khoán và thuận lợi đó là HBB là một ngân hàng
cổ phần.
Đơn vị:Triệu đồng
Năm 1989 2000 2002 2004 2006 2008
Tổng vốn cổ
đông
5000 78.313 98.726 253.547 1.756.381 3.025.202
(Nguồn :Niên giám Habubank 20 năm giá tri tích luỹ niềm tin).
1.1.4.2. Hoạt động huy động vốn.
a) Tình hình huy động vốn
Năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu nên tổng huy
động của Habubank không tăng lên mà giảm đi tương đối nhiều so với năm
2007(mặc dù 2007 có những biến động lớn về chính sách tiền tệ).Năm 2008
tổng huy động của HBB chỉ đạt 16.022.876 triệu VND trong khi đó năm 2007
là 19.872.363 triệu VND,giảm đi 19,37 % so với năm 2007.
Trong năm 2007 là năm có nhiều biến động trên thị trường tiền tệ.Cạnh
tranh ngày càng mạnh vứi sự bùng nổ mạnh lưới ngân hàng, đặc biệt là sự
xuất hiện của các ngân hang nông thôn lên thành thị.Ngoài ra,chính sách thắt
chặt tiền tệ của NHNHđể kiềm chế lạm phát cũng góp phần làm tăng chi phí
vốn cho các ngân hang và đẩy lãi suất huy động lên cao .Lãi suất huy động
trên thi trường thời điểm đầu năm,cuối năm chênh lệch nhau rất lớn,dao động
trong khoảng 2%-3%.Đặc biệt vào thời điểm cuối tháng 12,thị trường khan
hiếm tiền đồng và lãi suất giao dịch tiền đồng bị đẩy lên rất cao.Trong bối
cảnh đó,HABUBANK vẫn luôn đảm bảo tốt khả năng thanh khoản,bảo đảm
đủ nguồn vốn phục vụ kinh doanh phát triển của ngân hang.
Lê Văn Dũng Lớp: Kinh tế đầu tư 47B