Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công tác chuẩn bị cho chiến dịch điện biên phủ năm 1954.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ỌC N N
ỌC SƢ P M
K OA LỊC SỬ
K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC
Công tác chuẩn bị cho chiến dịch iện Biên Phủ
năm 1954
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Việt
Ngƣời hƣớng dẫn : Nguyễn Mạnh Hồng
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
2
A. P ẦN MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thắng lợi của quân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã buộc Pháp
phải kí kết hiệp định Giơnevơ (21/7/1954). Đây được xem là văn bản pháp lý
quốc tế quan trọng, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước
Đông Dương, đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta sau chín năm kháng
chiến.
Để có được thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đó, công tác
chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhận
thức rõ tầm quan trọng của trận “quyết chiến chiến lược” với Pháp, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, nhân dân ta đã tích cực chuẩn bị cho chiến dịch với khẩu hiệu:
“Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”.
Lênin đã từng dạy rằng: “Cách mạng không tự nó đến, phải chuẩn bị nó,
phải giành lấy nó”, để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho chiến dịch lịch sử, công
tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục đã được quán triệt từ Bộ chỉ huy cho đến
chiến sĩ, từ Chính phủ cho đến nhân dân, và đã được triển khai trên rất nhiều nội
dung, từ xác định quyết tâm đánh bại Pháp đến công tác tù hàng binh, từ công tác
giao thông vân tải đến thông tin liên lạc, từ chuẩn bị trận địa pháo đến các
phương án xây dựng trận địa chiến hào…
Trong những năm qua, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước luôn đặt
câu hỏi là làm thế nào và bằng những phương tiện gì mà Việt Minh đã mang lên
Điện Biên Phủ một địa điểm có địa thế hết sức hiểm trở hàng trăm cỗ pháo nặng
từ 3 đến 5 tấn cùng với hàng vạn tấn vật chất dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù.
Và kỳ lạ hơn là toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh đã được tập kết vào vị
trí một cách an toàn và đúng thời gian quy định.
Xuất phát từ nhiệm vụ của một sinh viên đại học, biến quá trình đào tạo
của Nhà trường thành quá trình tự đào tạo của bản thân, bước đầu tập làm quen
với công tác nghiên cứu khoa học, chúng tôi chọn đề tài: “Công tác chuẩn bị
3
cho chiến dịch iện Biên Phủ năm 1954” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Lịch sử vấn đề
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước:
Cuốn “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản năm
1969 đã phân tích hình thái cuộc kháng chiến của nhân dân ta cho tới mùa hè
1953, vạch rõ âm mưu thâm độc của thực dân Pháp, trình bày những chủ trương
vô cùng sáng suốt và anh dũng của Đảng ta cũng như tinh thần quyết chiến,
quyết thắng của quân và dân ta, thể hiện rõ qua chiến dịch Điện Biên Phủ. Tác
giả cũng đã trình bày về quá trình chuẩn bị mọi mặt: giao thông vận tải, trận địa,
hậu phương... cho chiến dịch Điện Biên Phủ để đi đến thắng lợi.
Cuốn “Công tác đảm bảo hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Bài
học kinh nghiệm và thực tiễn” của nhà xuất bản QĐND xuất bản năm 2004 là
một kỷ yếu hội thảo khoa học, trong đó trình bày 26 tham luận của các tướng
lĩnh, sĩ quan, nhà khoa học và các nhân chứng lịch sử. Nội dung của các tham
luận đã trình bày về công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ từ hậu cần
đến giao thông vận tải, căn cứ địa.
Cuốn “Điện Biên Phủ - Mốc vàng thời đại” của nhà xuất bản QĐND xuất
bản năm 2004 đã giới thiệu một cách tương đối hệ thống, toàn diện về chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ và ý nghĩa thời đại của nó, trong đó có đề cập về
những công tác chuẩn bị đầu tiên cho chiến dịch.
Cuốn “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời
đại”của nhà xuất bản QĐND xuất bản năm 1994 là tác phẩm tổng hợp từ 50 bản
báo cáo khoa học trình bày những khía cạnh khác nhau về chiến dịch Điện Biên
Phủ, trong đó cũng đã nói đến công tác hậu phương, hậu cần trong chiến dịch
Điện Biên Phủ.
Ngoài ra, còn một số tác phẩm đề cập đến chiến dịch Điện Biên Phủ nói
chung và công tác chuẩn bị cho chiến dịch nói riêng như: “Trận tuyến hậu cần
Điện Biên Phủ” của NXB Quân đội nhân dân, (1975); “Điện Biên Phủ - Mốc
4
vàng lịch sử của NXB Quân đội nhân dân, (1995)... những tác phẩm, bài viết trên
là những tài liệu hết sức quý giá giúp chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
3. ối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1 ối tƣợng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là công tác chuẩn bị mọi mặt cho
chiến dịch Điện Biên Phủ
3.2 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những nội dung mà quân dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ và tầm quan trọng của công tác chuẩn bị đối với thắng lợi của
chiến dịch.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ nội dung liên quan đến chiến
dịch Điện Biên Phủ trong khoảng thời gian từ ngày 13/3 – 7/5/1954.
4. Nguồn tƣ liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau:
Các sách báo chuyên khảo, các công trình nghiên cứu về Điện Biên Phủ của các
tác giả trong và ngoài nước, các tạp chí Quốc phòng, tạp chí toàn dân, tạp chí sự
kiện và nhân vật… chúng tôi cũng sử dụng hồi ký của các tướng lĩnh đã từng
tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, khai thác và chọn lọc một số tài liệu trên
internet.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, đường lối của Đảng để đánh giá sự kiện và nhân vật.
Phương pháp cụ thể: chúng tôi tiến hành sưu tầm tài liệu sau tiến hành tập
hợp, thống kê, phân loại… Bằng các thao tác phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra
kết luận khoa học.
6. óng góp của đề tài
Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu, mong muốn của chúng tôi là
hiểu sâu sắc một nội dung lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Những tư liệu
và kết luận của đề tài sẽ là bạn đồng hành với tôi trong công tác giảng dạy ở
5
trường Trung học phổ thông sau này, mong muốn của chúng tôi đây còn là
nguồn tư liệu cần thiết cho những ai quan tâm.
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung gồm có 2
chương:
Chương 1: Điện Biên Phủ - Trận “quyết chiến chiến lược” giữa ta và Pháp
Chương 2: Công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
6
B. P ẦN NỘ DUN
Chƣơng 1:
ỆN B ÊN P Ủ - TRẬN “QUYẾT C ẾN C ẾN LƢỢC”
ỮA TA V P ÁP
1.1. Tình hình ta và địch trong ông Xuân 1953 - 1954
1.1.1.Tình hình ta
Trải qua tám năm kháng chiến, lực lượng của ta càng ngày càng trưởng
thành và lớn mạnh. Lực lượng vũ trang nhân dân ban đầu còn non yếu nhưng qua
chiến đấu và rèn luyện đã lớn mạnh. Quân đội nhân dân lúc bấy giờ đã có những
đại đoàn, trung đoàn chủ lực, gồm nhiều tiểu đoàn và trung đoàn bộ đội địa
phương. Lực lượng vũ trang ba thứ quân của ta cũng đã hình thành. Dân quân du
kích đã trở thành một lực lượng rất lớn, có tinh thần giết giặc, cứu nước, chống
càn quét, bảo vệ làng mạc cao. Dân quân du kích có nhiều kinh nghiệm tác chiến
và cướp được nhiều vũ khí của địch để trang bị cho mình. Bộ đội địa phương
đảm nhận được nhiệm vụ tác chiến trong địa phương, tiêu diệt quân địch, chống
càn quét, bảo vệ địa phương, tác chiến phối hợp tốt với bộ đội chủ lực và dân
quân du kích. Mùa hè 1953, bộ đội chủ lực của ta đã lớn mạnh nhanh chóng và
có tính cơ động cao, các đại đoàn và trung đoàn chủ lực đều đã được củng cố về
tổ chức biên chế và tăng cường trang bị bằng vũ khí lấy được của địch và một
phần do ta sản xuất. Trải qua các đợt huấn luyện, lại được rèn luyện trong các
chiến dịch lớn nên bộ đội chủ lực đã nâng cao về trình độ kĩ thuật, chiến thuật và
khả năng tác chiến. Quân chủ lực đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về đánh
vận động và đánh công kiên, quen với lối đánh tập trung với một lực lượng
tương đối lớn, hoạt động trên một địa bàn rộng, đặc biệt thiện chiến trên chiến
trường rừng núi, thực hiện đánh tiêu diệt, thực hiện tiến sâu, rút nhanh, tích cực,
chủ động, cơ động, linh hoạt.
Sự hình thành và lớn mạnh của 3 thứ quân là kết quả đường lối đúng đắn
7
của Đảng ta: Thực hiện động viên và vũ trang toàn dân, phát động chiến tranh
nhân dân. Đây cũng là kết quả của việc thực hiện phương châm tác chiến đúng
đắn của chiến tranh cách mạng lâu dài; phát động chiến tranh du kích, tiến từ
chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, tiến từ đánh du kích lên vận động
công kiên. Ngoài ra các cuộc chỉnh huấn chính trị cũng có tác dụng to lớn làm
cho quân đội nhận rõ mục tiêu chiến đấu của mình, nâng cao chí căm thù, tinh
thần chiến đấu. Cuộc chỉnh huấn chính trị mùa hè 1953 được tiến hành đã nâng
cao một cách rõ rệt trình độ giác ngộ giai cấp và khí thế cách mạng của quân đội.
Quân đội ta thực hiện tốt đoàn kết nội bộ, đoàn kết toàn quân, toàn dân, đoàn kết
quốc tế, thực hiện chế độ dân chủ nội bộ đi đôi với kỉ luật nghiêm minh, kiên
quyết anh dũng trong chiến đấu, tích cực, cần cù trong công tác sản xuất.
Nhân dân ta trước sau vẫn đoàn kết một lòng theo Đảng, chính phủ và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm kháng chiến và ủng hộ kháng chiến, tin tưởng
ở thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Đảng ta đã có nhiều chính sách tích cực,
đúng đắn nhằm củng cố khối liên minh công nông; mặt trận dân tộc thống nhất
được mở rộng và ngày càng vững chắc, chính quyền dân chủ nhân dân được kiện
toàn, công cuộc củng cố căn cứ địa ở nông thôn và xây dựng cơ sở chính trị ở
thành thị ngày càng thu kết quả tốt, mọi mặt công tác kháng chiến đều có một đà
tiến bộ mới.
Về mặt quốc tế cũng có thuận lợi: Cuộc kháng chiến chính nghĩa và anh
dũng chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của nhân dân ta ngày càng nhận
được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh
em, của nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Năm
1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi đã có tác dụng to lớn, làm cho so sánh
lực lượng trên trường quốc tế chuyển biến có lợi cho phe xã hội chủ nghĩa và các
lực lượng dân chủ, độc lập dân tộc và yêu chuộng hòa bình. Đối với cuộc kháng
chiến của nhân dân ta, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc cũng có ý nghĩa to
lớn, chúng ta đã có một biên giới chung với các nước xã hội chủ nghĩa anh em,
căn cứ kháng chiến của ta được nối liền với phe chủ nghĩa xã hội. Các nước xã
hội chủ nghĩa từ năm 1950 trở đi lần lượt công nhận nước Việt Nam đã góp phần
nâng cao uy tín và địa vị quốc tế của nước ta, làm cho nhân dân ta thêm tin tưởng
8
vào thắng lợi cuối cùng. Như vậy, bước vào Đông – Xuân 1953 – 1954, về cơ
bản tình hình đã có nhiều thuận lợi cho ta.
1.1.2. Tình hình địch
Bước vào Đông – Xuân 1953 – 1954, lực lượng của Pháp ở Đông Dương
có khoảng bốn mươi năm vạn quân, trong đó có mười hai vạn binh lính Pháp,
người Phi, còn lại chủ yếu là quân ngụy. Con số này đã phản ánh rằng quân số
của địch đã tăng lên nhiều, tuy nhiên so sánh lực lượng giữa ta và địch lúc đó đã
thay đổi có lợi cho ta hơn trước nhiều so với trước đây, giới hiếu chiến Pháp vẫn
cho rằng Pháp rất thiếu binh lực trong chiến tranh Việt Nam.
Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, Pháp thực hiện âm mưu “Dùng người
Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” chúng ra sức sử dụng lực
lượng ngụy quân nhưng chúng không biết được rằng ngụy quân là lực lượng
thiếu tinh thần chiến đấu, đặc biệt là khi gặp phải tinh thần chiến đấu quyết liệt
của quân và dân ta. Càng trải qua chiến tranh, lực lượng quân Pháp càng phân
tán nghiêm trọng. Chúng đi vào thế bị động phòng ngự và thiếu hẳn một lực
lượng cơ động chiến lược để đối phó với các cuộc tấn công của ta.
Từ thế chủ động tấn công ban đầu, quân địch đã dần đi vào thế bị động
chống đỡ trên chiến trường Bắc Bộ. Chúng càng ra sức tìm cách thoát khỏi thế bị
động thì lại càng bị sa lầy, càng nguy khốn.
Càng đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp càng gặp phải sự
phản đối của nhân dân Pháp cũng như dư luận tiến bộ thế giới. Trong hàng ngũ
lính Pháp và Phi, tinh thần chán ghét chiến tranh ngày càng bộc lộ rõ, đặc biệt từ
sau chiến dịch Biên giới 1950, tinh thần chiến đấu của quân viễn chinh đã kém
lại càng kém hơn. Nội bộ thực dân Pháp cũng ngày càng chia rẽ. Để cứu vãn tình
thế, Pháp lại cầu viện trợ của Mỹ, nhưng khi viện trợ Mỹ tăng lên cũng là lúc Mỹ
càng âm mưu chiếm đoạt quyền lợi của Pháp, do đó mâu thuẫn Pháp – Mỹ ngày
càng tăng. Tình hình nguy khốn của quân xâm lược Pháp trên chiến trường Đông
Dương năm 1953 đã đặt ra cho đế quốc Pháp vấn đề hết sức cấp thiết là cần có
thượng sách mới để cứu vãn tình thế, tránh thất bại nặng nề hơn. Ở Pháp, tin thất
trận liên tiếp ở Đông Dương đã lan về khắp đất nước, phong trào phản đối chiến
9
tranh ở Đông Dương ngày càng mạnh mẽ. Trong tình thế này cần tìm ra một lối
thoát, nhưng chúng lại muốn đó là một lối thoát trong danh dự tức là lối thoát
trong thắng lợi. Và muốn như vậy thì trước hết cần đẩy mạnh chiến tranh, giành
lấy thắng lợi quân sự tương đối lớn.
Giữa năm 1953, quân Pháp chỉ định tướng Nava sang làm tổng chỉ huy
lực lượng viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Sau thời gian ngắn điều tra và
nghiên cứu chiến trường, Nava phác họa ra một kế hoạch chiến lược tương đối
hoàn chỉnh nhằm thay đổi tình tình, chuyển bại thành thắng và trong một thời
gian ngắn giành lấy một thắng lợi chiến lược có tính chất quyết định. Để thực
hiện được kế hoạch này, chúng cần một lực lượng lớn nên Nava chủ trương giải
quyết bằng ba biện pháp: mở rộng quân ngụy, rút một bộ phận lực lượng chiếm
đóng để tập trung quân, xin tăng viện từ Pháp sang. Mặc dù tăng cường xây dựng
lực lượng ngụy quân, nhưng chúng cũng nhận ra rằng thực tế chỉ giải quyết được
vấn đề số lượng mà thôi còn chất lượng ngày càng kém sút, tinh thần chiến đấu
suy sụp. Mặc dù Pháp đã thực hiện mọi thủ đoạn chiến tranh tâm lí như nêu lên
chiêu bài độc lập giả hiệu, nêu lí tưởng chiến đấu chống cộng, cho quân lính tha
hồ bắn phá, hãm hiếp, cướp bóc trong các cuộc hành binh. Địch đã thực hiện
nhiều cuộc càn quét dữ dội trong vùng chiếm đóng ở Bắc Bộ, Bình Trị Thiên và
Nam Bộ, trong những cuộc càn quét này chúng huy động lực lượng lớn phá hoại
căn cứ du kích của ta, phá hoại kinh tế và phá hoại lực lượng dự trữ của ta.
Tháng 10 năm 1953, chúng mở cuộc tấn công lớn, hay còn gọi là “Chiến dịch
Hải Âu” vào vùng Ninh Bình – Thanh Hóa nhưng bị quân ta tiêu diệt, gây cho
địch tổn thất nặng nề.
Như vậy, Pháp muốn thoát khỏi tình thế khó khăn về mọi mặt ở Đông
Dương, và trên thực tế được sự giúp sức của Mĩ, Pháp đã có nhiều hoạt động
chiến tranh mới nhưng những cố gắng đó đã không mang lại kết quả như chúng
mong muốn. Địch gặp rất nhiều khó khăn vào lúc này.
1.2. Các cuộc tấn công của ta trong chiến cuộc ông Xuân 1953 – 1954
1.2.1. Chủ trƣơng của ta
Từ đầu năm 1953, Trung ương Đảng đã phân tích một cách sâu sắc và
khoa học hình thái chiến sự trên chiến trường Việt Nam nói riêng và chiến