Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề thực tập xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh máy tính và các thiết bị tin học của
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay ngành công nghệ thông tin ở nước ta làm một trong những
ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đối với nước ta hiện nay điều đó
có một ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì ngành này đòi hỏi ít vốn mà giá
trị gia tăng mà nó tạo lên lại rất cao. Nó rất phù hợp với điều kiện nước ta
vì nước ta hiện nay còn nghèo và thiếu vốn. Khi ngành công nghệ thông tin
đã phát triển thì nó sẽ là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế
càng phát triển hơn. Trong thời gian vừa quan chúng ta thấy có những sự
kiện hết sức quan trọng diễn ra trong nghành công nghệ thông tin như: Chủ
tịch tập đoàn phần mềm hàng đầu thế giới Billgate sang thăm Việt Nam,
tập đoàn phần cứng hàng đầu thế giới Intel đầu tư hơn nửa triệu USD vào
nước ta. Điều đó cho thấy nghành công nghệ thông tin của nước ta trong
tương lai sẽ là một ngành hết sức quan trọng. Việt Nam trong tương lai sẽ
là một điểm sáng về công nghệ thông tin.
Tuy nhiên trên thực tế hiện nay hầu hết các công ty công nghệ thông
tin ở Việt Nam còn gặp tương đối nhiều khó khăn trong kinh doanh,
nguyên nhân thì có nhiều nhưng trong thời gian thực tập tại công ty AIT
em thấy một trong những nguyên nhân cơ bản cản trở sự phát triển của
công ty đó là: Khâu lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh chưa tốt.
Việc xây dựng Kế hoạch kinh doanh là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi
hỏi phải tính đến các vấn đề thuận lợi và khó khăn bên trong và bên ngoài
trên cơ sở chiến lược kinh doanh đã đề ra của công ty sao cho hoạt động
kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất. Trong nền kinh tế thị trường,
để thích ứng với môi trường luôn thay đổi, công ty AIT muốn thành công
cần phải có khả năng ứng phó với mọi tình huống. Điều này đòi hỏi nhà
quản trị phải nắm được những xu thế đang thay đổi, tìm ra những yếu tố
then chốt đảm bảo thành công, biết khai thác những ưu thế, hiểu được
những điểm mạnh, điểm yếu của mình và của các đối thủ cạnh tranh, hiểu
được mong muốn của khách hàng và khả năng đáp ứng của công ty, biết
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cách tiếp cận thị trường nhằm tìm ra các cả hội kinh doanh, từ đó vạch ra
kế hoạch kinh doanh đúng đắn.
Mục tiêu nghiên cứu:
Qua việc chọn đề tài này để nghiên cứu, em muốn làm sáng tỏ hơn lý
thuyết về xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh. Vận dụng những lý
thuyết đó và kiến thức đã học cộng với thời gian đi thực tập để nêu ra
nhưng khó khăn về xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh đang xẩy ra
trong công ty TNHH AIT. Từ đó, đề ra những giải pháp góp phần tháo gỡ
những khó khăn cho công ty. Thông qua đó làm cho công ty TNHH AIT
hoạt động hiệu quả hơn.
Với mục tiêu nghiên cứu những vấn đề lý luận, phương pháp luận và
phương pháp cụ thể để xây dựng kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
thương mại, nghiên cứu cả sở hình thành các chính sách, biện pháp về chỉ
đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh máy tính và các thiết bị tin học
của công ty AIT. Bên cạnh đó, để phân tích thực trạng tình hình xây dựng
và thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty AIT trong thời gian từ năm
2001 đến nay, nhận thức được mặt mạnh cũng như mặt yếu cần khắc phục
trong vấn đề này, qua đó đề ra những giải pháp giúp công ty xây dựng được
Kế hoạch kinh doanh đúng đắn, thực hiện Kế hoạch kinh doanh máy tính
và các thiết bị tin học của công ty hiệu qủa hơn; em đi sâu vào nghiên cứu
đề tài:
"Một số vấn đề về xây dựng và thực hiện Kế hoạch kinh doanh
máy tính và các thiết bị tin học của công ty AIT".
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian nghiên cứu ngắn, kiến thức cũng có hạn, phạm vi và lĩnh
vực nghiên cứu mới nên em chỉ tập trung vào việc đánh giá sơ bộ hiệu quả
hoạt động kinh doanh Công ty TNHH AIT thông qua số liệu em thu thập
được của một số năm gần. Nêu ra một số khó khăn điển hình của công ty
trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cũng làm rõ một số bất cập trong việc
xây dựng và thực hiện kế hoạch, vận dụng vào trường hợp cụ thể là công ty
TNHH AIT. Từ đó đề ra những giải pháp để để nhằm mục đích tháo gỡ
những khó khăn cho công ty TNHH AIT.
Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của cơ quan nơi em thực
tập. Chủ yếu là ở các phòng sau, Phòng Hành chính và Phòng Kế toán của
Công ty AIT. Ngoài những dữ liệu sơ cấp thu thập được, em còn sử dụng
các dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập,
các tạp chí chuyên ngành, thông tin trên báo chí, truyền hình, internet và
các nghiên cứu trước đây.
* Phương pháp phân tích dữ liệu
Chủ yếu em sử dụng một số các phương pháp sau:
Phương pháp tổng hợp số liệu dựa trên: các báo cáo, tài liệu
của cơ quan thực tập, các số liệu thống kê
Phương pháp so sánh: theo thời gian, theo chỉ tiêu…
Phương pháp đồ thị và biểu đồ: bằng hình ảnh, tính chất của
đồ thị để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân
tích.
Phương pháp chuyên gia cùng với việc phân tích các dữ liệu
thu thập được, em còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đưa ra các
nhận định, rút ra kết luận có tính chính xác hơn
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty TNHH ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin AIT, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
do kiến thức cũng như thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết này sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự quan tâm góp ý
của các thầy cô và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn nữa.
Qua đây em xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
PGS.TS Lê Thị Anh Vân thuộc khoa Khoa học quản lý- trường Đại học
Kinh tế quốc dân và tập thể các anh chị cô chú của công ty AIT đã tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại đây để em hoàn thành tốt
bài viết này.
Sinh viên thực hiện
Thanouvan
LEUANGMANY
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN NỘI DUNG
Chương I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
KẾ HOẠCH KINH DOANH
I. VAI TRÒ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
1. Khái niệm:
Lập kế hoạch kinh doanh là quá trình xác định làm sao đạt được
những mục tiêu dài hạn của tổ chức với các nguồn lực có thể huy động
được.
Như vậy, về mặt nội dung, lập kế hoạch là quá trình xây dựng chiến
lược và không ngừng hoàn thiện, bổ sung chiến lược khi cần thiết. Nói cách
khác, lập kế hoạch xoay quanh việc xây dựng kế hoạch dưới các hình thức:
chiến lược, chính sách, thủ tục, quy tắc, các chương trình, các ngân quỹ; và
dưới các cấp độ của kế hoạch:
2. Vai trò của lập kế hoạch kinh doanh
- Lập kế hoạch giúp doanh nghiệp theo sát tình hình thị trường và đối phó
được với sự thay đổi của môi trường. Là một doanh nghiệp kinh doanh, các
tình hình các đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi của môi trường kinh tế, chính
trị, xã hội, văn hoá là những yếu tố cực kỳ nhạy cảm có tác động trực tiếp
đến sự sống còn của doanh nghiệp. Lập kế hoạch giúp doanh nghiệp có thể
đối phó được những biến động này từ phía môi trường.
- Lập kế hoạch có ý nghĩa quyết định trong việc liên kết giữa hành động
của các cá nhân trong một tập thể là doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu.
Có kế hoạch, sự liên kết và phối hợp giữa các cá nhân sẽ trở nên chặt chẽ
hơn, từ đây tạo ra sức mạnh liên kết tiến tới mục tiêu.
- Lập kế hoạch là căn cứ cho công tác kiểm tra, thanh tra. Lập kế hoạch
kinh doanh là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức
để đạt được những mục tiêu đó. Không có kế hoạch, nhà quản lý và các
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhân viên của họ có rất ít cơ hội để đạt được mục tiêu của mình, không biết
khi nào và ở đâu phải làm gì. Lúc này việc kiểm tra sẽ trở nên rất phức tạp.
Ngoài ra trong thực tế, những kế hoạch tồi cũng ảnh hưởng xấu tới tương
lai của toàn bộ tổ chức.
3. Các loại hình kế hoạch
Kế hoạch được phân theo cấp bao gồm hai cấp kế hoạch cơ bản là:
kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp. Các kế hoạch chiến lược do
những nhà quản lý cấp cao cuả tổ chức thiết kế nhằm xác định những mục
tiêu tổng thể thiết kế nhằm xác định những mục tiêu tổng thể cho tổ chức.
Các kế hoạch tác nghiệp bao gồm những chi tiết cụ thể hoá của các kế
hoạch chiến lược thành những hoạt động hàng năm, hàng quý, hàng tháng,
hàng tuần thậm chí hàng ngày như là kế hoạch phân công, kế hoạch nhân
công, kế hoạch tiến độ, kế hoạch nguyên liệu tồn kho.
Giữa hai loại kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp, sự khác
biệt chủ yếu trên 3 mặt:
- Thời gian: kế hoạch chiến lược thường cho khoảng thời gian từ 2, 3 năm
trở lên, trong một số trường hợp có thể lên tới 10 năm. Trong khi đó, kế
hoạch tác nghiệp thường chỉ cho một năm trở xuống.
- Phạm vi hoạt động: kế hoạch chiến lược tác động tới các mảng hoạt động
lớn, liên quan đến tương lai của toàn bộ tổ chức. Kế hoạch tác nghiệp chỉ
có một phạm vi hạn hẹp ở trong một mảng hoạt động của tổ chức
- Mức độ cụ thể: Các mục tiêu chiến lược thường cô đọng và tổng thể
(thuê về tính định tính). Trong khi đó, các mục tiêu của kế hoạch tác nghiệp
thường cụ thể, chi tiết (thiên về định lượng).
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và thực hiện kế
hoạch
4.1. Khả năng cạnh tranh của tổ chức:
Xem xét nhân tố này đựơc cân nhắc dựa trên mô hình phân tích
“Năm lực lượng” của M. Porter. Mô hình này xem xé khả năng cạnh tranh
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của tổ chức trong môi trường hoạt động của nó được xác định bởi các
nguồn lực kỹ thuật và kinh tế của tổ chức và năm lực lượng môi trường:
- Khả năng thương lượng với nhà cung cấp;
- Khả năng thương lượng với khách hàng;
- Mối đe doạ từ các đối thủ cạnh tranh;
- Mối đe doạ từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế;
- Tính khốc liệt của cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành.
4.2. Mức độ tăng trưởng và thị phần của tổ chức trên thị trường
Với mục đích là để xác định một sự cân đối giữa các ngành của tổ
chức và phân bổ các nguồn lực của tổ chức vào các ngành một cách hợp lý.
Mức độ tăng trưởng và thị phần của tổ chức trên thị trường cũng có
ảnh hưởng lớn tới quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch của tổ chức.
Nghiên cứu mức độ tăng trưởng và thị phần của tổ chức trên thị trường
quyết định sản phẩm của tổ chức thuộc loại sản phẩm nào: sản phẩm Ngôi
sao, sản phẩm Nghi vấn, sản phẩm Con bò sữa, hay chỉ là sản phẩm bỏ đi.
Qua phân tích về mức độ tăng trưởng và thị phần của tổ chức trên thị
trường đưa ra kế hoạch, chiến lược như: phân đoạn thị trường, chiến lược
tiếp quản và sát nhập, chiến lược liên minh (hỗn hợp).
4.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ của tổ chức:
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu hay còn gọi là phân tích bên trong
trên các giác độ như: nhân sự, tài chính, công nghệ, uy tín, danh tiếng, mối
quan hệ, văn hoá, truyền thống… của tổ chức.
Việc đánh giá này chỉ mang tính tương đối, chủ yếu có sự so sánh
với mặt bằng chung trong ngành.
Trong thực tế, mô hình SWOT được sử dụng khá rộng rãi trong việc
đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ của tổ chức, đây cũng
là một công cụ hữu hiệu cho tổ chức trong việc xây dựng và thực thi các kế
hoạch và chiến lược lớn của mình nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
7