Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề thực tập “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại nhà máy
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đại học Lương thế Vinh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên Đề Thực Tập
Hoàn thiện kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành
sản phẩm dệt tại nhà máy
dệt, Tổng công ty cổ phần
dệt may Nam Định
Sinh viên:Vũ Đức Công CĐKT1-KV
Đại học Lương thế Vinh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường phát triển giữa các Doanh nghiệp luôn có sự cạnh
tranh gay gắt, nhất là khi chúng ta gia nhập vào WTO sự xuất hiện ngày càng nhiều
Doanh nghiệp nước ngoài và áp lực của việc rỡ bỏ hàng rào thuế quan thực hiện tự do
thương mại thì sự cạnh tranh càng thêm nóng bỏng và quyết liệt. Trong điều kiện đó
các Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là phải nâng
cao lợi nhuận qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ và đặc biệt là
giảm chi phí, hạ giá thành.
Để có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và giá thành phải được tổ chức hợp lý, khoa học đảm bảo phát huy chức năng là
công cụ không thể thiếu được trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Nhận thấy tầm
quan trọng và yêu cầu bức thiết thực hiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định em
xin được đi sâu tìm hiểu đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm dệt tại nhà máy dệt, Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định”.
Mục đích nghiên cứu đề tài là vận dụng lý thuyết cơ bản để đi sâu nghiên cứu
tìm hiểu đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm dệt ở nhà máy dệt, Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Qua đó đưa ra
các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác tổ chức kế toán và tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ GỒM 3 CHƯƠNG:
Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà
máy dệt, Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà
máy dệt, Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định.
Dưới sự hướng dẫn của cô Đào Thị Chanh và sự giúp đỡ của các cô chú làm
công tác kế toán tại công ty em đã hoàn thành chuyên đề này. Song do hạn chế về
nhận thức cũng như phạm vi của chuyên đề nên không thể tránh khỏi có những thiếu
xót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các cô chú làm công tác
kế toán để chuyên đề này của em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên:Vũ Đức Công CĐKT1-KV
Đại học Lương thế Vinh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn cô Đào thị Chanh đã hướng dẫn rất tận tình, cảm ơn
các cô chú phòng tài chính kế toán, tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
Nam ®Þnh, ngµy…th¸ng…n¨m 2011
Sinh viªn
Vò ®øc c«ng
Sinh viên:Vũ Đức Công CĐKT1-KV
Đại học Lương thế Vinh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1 :
TæNG quan vÒ tæng c«ng ty cæ phÇn dÖt nam ®Þnh
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Tên giao dịch trong nước: Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
Tên giao dịch nước ngoài: Nam Dinh textile garment join stock corporation.
Tên viết tắt: Vinatex Nam Dinh
Địa chỉ: Số 43 - Tô Hiệu, p.Ngô Quyền, Tp. Nam Định - Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 03503.849749 - Fax: 03503.849750.
Email: [email protected]
Website:Vinatexnamdinh.com
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0703000948 đăng ký
lần đầu, ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định.
Tiền thân của Tổng công ty Dệt May Nam Định là Nhà máy Sợi Nam Định
được thành lập vào năm 1889. Đến 07/10/1955 được Nhà nước tiếp quản và tổ chức
lại sản xuất gọi tên là Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định. Tháng 6 năm 1995, Nhà máy
Liên Hợp Dệt Nam Định được đổi tên thành Công ty Dệt Nam Định theo Quyết định
số 831/CNN-TCLĐ ngày 14/6/1995 của Bộ Công nghiệp nhẹ. Tháng 7 năm 2005,
Công ty Dệt Nam Định được chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Dệt Nam Định theo Quyết định số 185/2005/QĐ-TTg ngày 21/7/2005 của Thủ tướng
Chính phủ, hạch toán độc lập là thành viên thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam
(VINATEX)
Để phù hợp với sự phát triển đi lên của Ngành Dệt May cũng như tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, ngày 13/02/2007, Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp Quyết định số 547/QĐ-BCN chuyển Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước
một thành viên Dệt Nam Định thành Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định, và
Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2008.
Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành
công nghiệp dệt may như: kéo sợi, dệt vải khăn, may quần áo các loại… Cùng với sự
phát triển theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Công ty cũng không ngừng
Sinh viên:Vũ Đức Công CĐKT1-KV
Đại học Lương thế Vinh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phát triển, sản xuất kinh doanh đa dạng hoá sản phẩm và càng ngày càng nâng cao
hiệu quả. Điều này thể hiện ở một số chỉ tiêu kinh tế trong 2 năm gần đây như sau:
Kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty giai đoạn 2009-2001
Đơn vị tính: VND
STT Chỉ tiêu Năm 2009 9T đầu năm 2001
1 Doanh thu 610.368.769.016 439.773.040.572
2 Lợi nhuận trước thuế 209.343.057 4.820.664.659
3 Nộp ngân sách 52.335.764 1.205.166.165
4 Thu nhập bình quân 1.685.134 1.842.513
5 Vốn chủ sở hữu 136.407.979.300 140.023.477.794
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009, 9 tháng đầu năm 2010
Nhìn vào bảng ta thấy mới 9 tháng đầu năm mà kết quả sản xuất của công ty tăng
rất nhanh, chỉ tiêu nào cũng tăng mạnh đặc biệt lợi nhuận trước thuế tăng
4.611.321.602 đ.
1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty
Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là:
- Sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm Sợi – May mặc tiêu thụ nội địa
- Xuất nhập khẩu trực tiếp các loại sản phẩm Sợi – May mặc; Thiết bị - Phụ tùng
- Mua bán nguyên phụ liệu phục vụ nhu cầu sản xuất Sợi – May mặc.
- Kinh doanh du lịch, Vận tải, Xây dựng, đầu tư và kinh doanh bất động sản …
- Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác
Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sinh viên:Vũ Đức Công CĐKT1-KV
Đại học Lương thế Vinh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại tổng công ty
Cơ cấu chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận:
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, gồm tất cả các cổ đông
có quyền biểu quyết, quyền điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến mục
tiêu, lợi ích của Công ty và chịu trách nhiệm trước cổ đông về mọi hoạt động kinh tế
của Công ty theo điều lệ của Tổng công ty và và các quy định của pháp luật.
- Hội đồng quản trị gồm: 05 người trong đó có 01 chủ tịch hội đồng quản trị, 04 uỷ
viên Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Tổng công ty , có
quyền nhân danh quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Tổng
công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Có các quyền
và nghĩa vụ theo quy định tại Điều lệ Tổng công ty và các quy định pháp luật.
- Ban kiểm soát: Gồm 03 người: 01 trưởng ban kiểm soát, 02 uỷ viên. Ban Kiểm soát
thực hiện việc giám sát HĐQT, tổng giám đốc trong quản lý điều hành hoạt động kinh
doanh và chịu trách nhiệm trước Đaị hội đồng cổ đông trong nhiệm vụ được giao.
- Bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của Tổng công ty sẽ chịu trách nhiệm và nằm
dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị. Bộ máy quản lý bao gồm: Tổng giám đốc, 03
Sinh viên:Vũ Đức Công CĐKT1-KV
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
(TỔNG CÔNG TY MẸ)
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG BAN
CHỨC NĂNG
CÁC VĂN PHÒNG
ĐẠI DIỆN CHI NHÁNH
CÁC ĐƠN VỊ HẠCH
TOÁN PHỤ THUỘC
CÁC CÔNG TY CON CÁC CÔNG TY LIÊN
KẾT
Đại học Lương thế Vinh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phó tổng giám đốc, 01 Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng và các cán bộ quản lý
giúp việc.
+ Tổng giám đốc Tổng công ty được Hội đồng quản trị bổ nhiệm: là người điều hành
và quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Tổng công ty.
Tổng giám đốc có quyền hạn nghĩa vụ trách nhiệm được quy định tại Điều lệ Tổng
công ty và Quy định của Pháp luât.
+ Các Phó tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng và cán bộ giúp việc do
Tổng giám đốc đề nghị và chấp thuận của Hội đồng quản trị, dưới sự điều hành trực
tiếp của Tổng giám đốc, có quyền lợị và trách nhiệm theo quy định của Tổng công ty và
quy định của Pháp luật. Tổng giám đốc phân công các Phó tổng phụ trách giúp việc cho
Tổng giám đốc từng lĩnh vực chuyên môn như sau: Một Phó tổng giám đốc thường trực,
Kiêm phụ trách tổ chức , lao động tiền lương, đời sống, an toàn, an ninh quân sự; Một
phó tổng phụ trách công tác kỹ thuật đầu tư, định mức kinh tế kỹ thuật; Một phó tổng
phụ trách sản suất , kinh doanh; Giám đốc điều hành phụ trách khối sản xuất may, xuất
nhập khẩu. Kế toán trưởng: Tổ chức chỉ đạo điều hành toàn bộ công tác tài chính, kế
toán, theo dõi và kiểm soát các công việc chi tiêu và giúp cho Tổng giám đốc quản lý tài
chính của Công ty.
Các phòng nghiệp vụ của Công ty:
- Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện quản lý nhân lực, tuyển dụng, đào tạo
người lao động, sắp xếp lao động và giải quyết các chế độ chính sách cho người lao
động. Kết hợp với phòng kỹ thuật xây dựng đơn giá tiền lương làm cơ sở cho việc trả
lương và theo dõi thi đua khen thưởng. Quản lý công văn, giấy tờ, thực hiện công tác
bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, công nhân viên và giám sát việc chấp hành nội
quy, quy chế của Công ty.
- Phòng Kỹ thuật đầu tư: Chịu trách nhiệm về thiết kế mẫu sản phẩm, nghiên cứu
thay đổi mẫu mã sản phẩm, nhận chuyển giao công nghệ, công tác sáng kiến, cải tiến,
cung cấp các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức lao động và kiểm tra chất
lượng sản phẩm. Thực hiện các công tác đầu tư XDCB đổi mới thiết bị, nhà xưởng.
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ lập kế kế hoạch sản xuất, mua bán vật tư hàng
hoá cho sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh mặt hàng; bán hàng tiêu
thụ sản phẩm, quản lý kho tàng.
- Phòng tài chính kế toán: Thu thập chứng từ của quá trình sản xuất, xử lý và
Sinh viên:Vũ Đức Công CĐKT1-KV
Đại học Lương thế Vinh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phản ánh số liệu sản xuất kinh doanh kịp thời và chính xác vào sổ sách kế toán, tổ
chức thực hiện công tác kế toán, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo
cáo tài chính theo quy định của Điều lệ, và quy định pháp luật. Thực hiện quản lý tài
chính, giám sát chi tiêu, tham mưu cho Tổng giám đốc, ban quản lý điều hành các
hoạt động SXKD.
Các văn phòng đại diện:
Các văn phòng đại diện, chi nhánh được thành lập và thực hiện các nhiệm vụ do ban
lãnh đạo Tổng Công ty giao.
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc :
Các đơn vị, chi nhánh hạch toán phụ thuộc gồm:
+ Nhà máy sợi: Sản xuất các loại sợi cung cấp cho nhà máy dệt hoặc bán.Thực
hiện đầy đủ các chức năng quản lý.
+ Nhà máy Dệt: Sản xuất vải mộc các loại cung cấp cho nhà máy nhuộm hoặc
bán. Thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý. Nhà máy dệt tổ chức quản lý sản xuất
theo sơ đồ như sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại nhà máy dệt
Giám đốc: điều hành cao nhất tại nhà máy, chịu trách nhiệm trước Công ty.
Phó Giám đốc: Trợ giúp cho giám đốc và phụ trách kỹ thuật.
Phòng TC-HC: Thực hiện quản lý nhân lực, tuyển dụng, đào tạo lao động.
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về sản xuất, chất lượng sản phẩm...
Sinh viên:Vũ Đức Công CĐKT1-KV
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT)
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch
vật tư
Phòng tài chính kế
toán
Xưởng
chuẩn bị
Xưởng
dệt 1
Xưởng
dệt 2
Xưởng
cơ điện
Xưởng
hoàn
thành