Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề thực tập  vận dụng quy trình kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong
MIỄN PHÍ
Số trang
119
Kích thước
646.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1948

Chuyên đề thực tập vận dụng quy trình kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS Đinh Thế Hùng…….

MỤC LỤC

MỤC LỤC..........................................................................................................i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU................................................................iv

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRONG NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG ẢNH HƯỞNG ĐẾN

KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG...................................................3

1.1. Đặc điểm của hoạt động cho vay và các loại hình cho vay trong ngân

hàng thương mại ảnh hưởng tới kiểm toán nội bộ........................................3

1.1.1. Đặc điểm và chức năng của hoạt động cho vay và các loại hình

cho vay trong Ngân hàng Thương mại Cổ phần.......................................3

1.1.2. Các rủi ro trong hoạt động cho vay.................................................7

1.1.3. Kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

đối với hoạt động cho vay.......................................................................10

1.2. Mục tiêu kiểm toán hoạt động cho vay do Trung tâm kiểm toán nội bộ

của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong thực hiện......................13

1.2.1. Mục tiêu kiểm toán hoạt động cho vay.........................................13

1.2.2. Căn cứ kiểm toán hoạt động cho vay............................................14

1.3. Quy trình kiểm toán hoạt động cho vay do Trung tâm kiểm toán nội bộ

của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong thực hiện......................16

1.3.1. Quy trình kiểm tra hồ sơ tín dụng.................................................16

1.3.2. Quy trình kiểm toán hoạt động cho vay........................................19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

CHO VAY TẠI TRUNG TÂM KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG....................................................33

2.1. Chuẩn bị kiểm toán..............................................................................33

Sinh viên: Nguyễn Diệu Linh i

Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS Đinh Thế Hùng…….

2.1.1. Thu thập dữ liệu thông tin.............................................................33

2.1.2. Phân tích dữ liệu chi tiết của chi nhánh.........................................35

2.1.3. Chọn mẫu kiểm toán.....................................................................38

2.1.4. Thiết lập chương trình kiểm toán..................................................40

2.2. Thực hiện kiểm toán.............................................................................43

2.2.1. Khâu thẩm định khách hàng..........................................................43

2.2.2. Khâu phân loại nợ và trích lập dự phòng......................................67

2.3. Kết thúc kiểm toán...............................................................................68

2.4. Kiểm tra, giám sát sau kiểm toán.........................................................68

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY

TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI TRUNG TÂM KIỂM

TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN

PHONG...........................................................................................................70

3.1. Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán hoạt động cho vay tại Trung

tâm Kiểm toán Nội bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Tiên Phong......70

3.1.1. Ưu điểm.........................................................................................70

3.1.2. Tồn tại...........................................................................................72

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán hoạt động cho vay tại

Trung tâm Kiểm toán Nội bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Tiên

Phong..........................................................................................................79

3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán hoạt động cho

vay...........................................................................................................79

3.1.2. Một số đề xuất, kiến nghị..............................................................80

KẾT LUẬN.....................................................................................................84

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................85

Sinh viên: Nguyễn Diệu Linh ii

Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS Đinh Thế Hùng…….

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Viết đầy đủ

CIC Trung tâm Thông tin Tín dụng

CMTND Chứng minh thư nhân dân

CP Cổ phần

DTI Tỷ suất nợ trên thu nhập

HĐTD Hợp đồng tín dụng

KH Khách hàng

KSNB Kiểm soát nội bộ

KTNB Kiểm toán nội bộ

KTV Kiểm toán viên

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

PGD Phòng giao dịch

TGĐ Tổng giám đốc

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TSBĐ Tài sản bảo đảm

VND Việt Nam Đồng

Sinh viên: Nguyễn Diệu Linh iii

Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS Đinh Thế Hùng…….

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểmi toán hoạt động cho vay........................................19

Bảng 1.1: Đánh giá cơ cấu tín dụng................................................................23

Bảng 2.1 :Cơ cấu sản phẩm vay tại thời điểm 30/09/2016 Chi nhánh ABC...37

Bảng 2.2 : Cơ cấu tài sản đảm bảo của chi nhánh ABC tại 30/9/2016...........37

Bảng 2.3 : Tổng số mẫu chọn kiểm toán chi nhánh ABC...............................38

Bảng 2.4 : Tỷ trọng mẫu chọn theo kỳ hạn hợp đồng Chi nhánh ABC..........38

Bảng 2.5 : Bảng mẫu chọn theo các tiêu chí tổng thể Chi nhánh ABC..........39

Bảng 2.6: Bảng mẫu chọn theo sản phẩm cho vay Chi nhánh ABC...............39

Bảng 2.7: Bảng danh sách chi tiết mẫu chọn kiểm toán.................................40

Chi nhánh ABC...............................................................................................40

Bảng 2.8 : Chương trình kiểm toán của hoạt động cho vay............................42

Bảng 2.9 : Phiếu kiểm tra hồ sơ pháp lý.........................................................44

Bảng 2.10: Một số danh mục trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

của công ty XYZ.............................................................................................45

Bảng 2.11 : Một số điều trong về Biên bản họp hội đồng thành viên của XYZ

về hoạt động cho vay.......................................................................................46

Bảng 2.12 : Phiểu kiểm tra hồ sơ vay vốn.......................................................48

Bảng 2.13 : Phiểu kiểm tra hồ sơ vay vốn.......................................................50

Bảng 2.14: Giấy đề nghị giải ngân kiêm khế ước nhận nợ của ông Trần Văn D

.........................................................................................................................52

Bảng 2.15 : Tờ trình giải ngân của ông Trần Văn D.......................................53

Bảng 2.16 : Phiếu kiểm tra hồ sơ giải ngân.....................................................55

Bảng 2.17: Giấy đề nghị giải ngân kiêm khế ước nhận nợ của công ty XYZ.57

Bảng 2.18 : Tờ trình giải ngân đối với công ty XYZ......................................58

Sinh viên: Nguyễn Diệu Linh iv

Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS Đinh Thế Hùng…….

Bảng 2.19 : Phiểu kiểm tra hồ sơ giải ngân của công ty XYZ........................60

Bảng 2.20 : Phiểu kiểm tra hồ sơ TSĐB của ông Trần Văn D.......................62

Bảng 2.21 : Phiểu kiểm tra hồ sơ TSĐB của Công ty XYZ............................64

Bảng 2.22 : Phiếu kiểm tra hồ sơ sau vay của khách hàng Trần Văn D.........65

Bảng 2.23 : Phiếu kiểm tra hồ sơ sau vay của công ty XYZ...........................66

Biểu đồ 2.1 : Diễn biến nợ nhóm 2 và nợ xấu giai đoạn Tháng 11/ 2015 đến

tháng 9/2016....................................................................................................35

Biểu đồ 2.2 : Diễn biến nợ xấu giai đoạn tháng 11/2015 đến tháng 9/2016...36

Sinh viên: Nguyễn Diệu Linh v

Chuyên đề thực tập tố nghiệp TS. Đinh Thế Hùng…….

LỜI MỞ ĐẦU

Hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong

nền kinh tế mỗi quốc gia. Với tư cách là một định chế tài chính trung gian, hệ

thống ngân hàng sẽ thực hiện việc lưu chuyển tiền trong nền kinh tế một cách

linh hoạt và hiệu quả thông qua việc huy động, phân phối nguồn vốn trong xã

hội. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cũng

tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, đòi hỏi phải có những cơ chế kiểm tra giám sát

nhằm đảm bảo các ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh. Một trong những

cơ chế giám sát đó là bộ phận kiểm toán nội bộ trong mỗi ngân hàng. Đây là

cơ quan có chức năng giám sát, tư vấn, báo cáo những vấn đề rủi ro cao trong

các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại.

Hiện nay hoạt động tín dụng, hay nói các khác là hoạt động cho vay,

vẫn là nguồn thu nhập chủ yếu của đa số các ngân hàng thương mại Việt

Nam, đặc biệt là đối với ngân hàng vừa và nhỏ như Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Tiên Phong. Trong quá trình hoạt động, TPBank có giai đoạn rơi vào

trạng thái bị kiểm soát đặc biệt do thiếu những cơ chế giám sát, kiểm tra đối

với những khoản vay sai đối tượng, sơ hở về thủ tục pháp lý không thể thu

hồi. Vì vậy, việc hoàn thiện bộ máy kiểm toán nội bộ và nâng cao hiệu quả

kiểm toán hoạt động cho vay có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của

TPBank trong tương lai. Nhận thức được điều đó và thông qua quá trình thực

tập, cũng như kiến thức học tập tại trường, em đã lựa chọn đề tài “Vận dụng

quy trình kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Tiên Phong

vào kiểm toán hoạt động cho vay”

Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu, chữ viết tắt, tài liệu tham khảo

và mục lục, chuyên đề thực tập của em gồm 3 chương như sau:

Chương I: Đặc điểm hoạt động cho vay trong Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Tiên Phong ảnh hưởng đến kiểm toán nội bộ của ngân hàng

Sinh viên: Nguyễn Diệu Linh 1

Chuyên đề thực tập tố nghiệp TS. Đinh Thế Hùng…….

Chương II: Thực trạng quy trình kiểm toán hoạt động cho vay tại Trung

tâm Kiểm toán Nội bộ - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

Chương III: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán

hoạt động cho vay tại Trung tâm Kiểm toán Nội bộ của Ngân hàng Thương

mại Cổ phần Tiên Phong

Mặc dù đã cố gắng trong việc hoàn thiện chuyên đề thực tập nhưng bài

viết vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp

ý của các thầy, các cô trong bộ môn kiểm toán, các anh chị tại Trung tâm

Kiểm toán Nội bộ, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo TS Đinh Thế Hùng đã

hỗ trợ và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Diệu Linh

Sinh viên: Nguyễn Diệu Linh 2

Chuyên đề thực tập tố nghiệp TS. Đinh Thế Hùng…….

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRONG NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG ẢNH HƯỞNG ĐẾN

KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG

1.1. Đặc điểm của hoạt động cho vay và các loại hình cho vay trong ngân

hàng thương mại ảnh hưởng tới kiểm toán nội bộ

1.1.1. Đặc điểm và chức năng của hoạt động cho vay và các loại hình cho

vay trong Ngân hàng Thương mại Cổ phần

1.1.1.1. Khái niệm của tín dụng ngân hàng và hoạt động cho vay

Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà sử học và kinh tế học, hoạt động

vay mượn đã xuất hiện từ 2000 – 1500 năm trước Công nguyên. Thậm chí,

hoạt động tín dụng còn ra đời trước khi sự xuất hiện của các ngân hàng. Thuật

ngữ “tín dụng” xuất phát từ chữ la – tinh “credo”. Dịch ra tiếng Việt, đây có

nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Trong thực tế cuộc sống, thuật ngữ “tín dụng”

được hiểu và sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Ngay cả trong quan hệ tài

chính, dựa vào từng bối cảnh cụ thể, hoạt động tín dụng lại có một nội dung

riêng. Tín dụng có thể là sự trao đổi các tài sản hiện có để nhận các tài sản

cùng loại trong tương lại. Tín dụng cũng có thể là quan hệ mua bán quyền sử

dụng vốn, với giá cả là lãi suất. Tín dụng là quan hệ kinh tế, theo đó một

người thỏa thuận để người khác sử dụng số tiền của mình trong một thời gian

nhất định với các điều kiện có hoàn trả vốn và lãi. Một cách chung nhất, với

việc xem xét tín dụng như một chức năng cơ bản của ngân hàng, thì tín dụng

ngân hàng được định nghĩa như sau:

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho

vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh

nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho

bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay

Sinh viên: Nguyễn Diệu Linh 3

Chuyên đề thực tập tố nghiệp TS. Đinh Thế Hùng…….

có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến

hạn thanh toán.

Liên quan đến định nghĩa tín dụng, hoạt động cấp tín dụng đã được

định nghĩa trong Luật Các Tổ chức Tín Dụng như sau:

“ Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một

khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có

hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh

toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.” (Khoản 14

Điều 4 Luật Các Tổ chức Tín dụng 2010)

Từ đó, ta có khái niệm về hoạt động cho vay trong ngân hàng như sau:

“ Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao

hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích

xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn

trả cả gốc và lãi.” (Khoản 16 Điều 4 Luật Các Tổ chức Tín dụng 2010)

1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay trong ngân hàng

Đặc điểm của hoạt động cho vay có vai trò rất quan trọng trong việc

quản lý, đồng thời giúp ích rất nhiều trong quá trình phân tích, chọn mẫu và

lựa chọn phương pháp kiểm toán. Dựa trên các đặc điểm đó, kiểm toán viên

có thể thấy được những rủi ro tiềm ẩn, rồi đưa ra được những mẫu chọn mang

tính chất đại diện. Cụ thể, hoạt động cho vay trong ngân hàng thương mại

gồm các đặc trưng sau:

Thứ nhất, về chủ thể, việc cho vay luôn có hai bên tham gia. Bên cho

vay, là người có tài sản chưa dùng đến, muốn cho người khác sử dụng để thỏa

mãn một số lợi ích của mình. Bên vay, là người đang cần sử dụng tài sản đó

để thỏa mãn nhu cầu của mình.

Thứ hai, hình thức pháp lý của việc cho vay được thể hiện dưới dạng

hợp đồng tín dụng tài sản.

Sinh viên: Nguyễn Diệu Linh 4

Chuyên đề thực tập tố nghiệp TS. Đinh Thế Hùng…….

Thứ ba, sự kiện cho vay phát sinh bởi hai hành vi căn bản là hành vi

ứng trước và hành vi hoàn trả một số tiền (hay tài sản) nhất định là các vật

cùng loại.

Thứ tư, quan hệ cho vay phải được thiết lập trên cơ sở tin tưởng và tín

nhiệm giữa hai bên. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, người cho

vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng, phải có cơ sở để tin

rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Trong thực tế một số nhân viên tín dụng

khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm về

khách hàng mà lại chú trọng đến các bảo đảm, chính quan điểm này đã làm

ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Điều này cần được chú ý khi thực hiện

kiểm toán, kiểm tra việc giải ngân trên cơ sở kiểm soát được mục đích sử

dụng vốn, khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm….

Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay. Nói cách

khác, người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Để thực hiện được

nguyên tắc này, phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát, hay

nói cách khác phải xác định lãi suất thực dương (lãi suất thực = Lãi suất danh

nghĩa – Tỷ lệ lạm phát). Tuy nhiên, vì lãi suất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu

tố khác nhau, nên trong một số trường hợp cụ thể lãi suất danh nghĩa có thể

thấp hơn lạm phát và điều này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Đặc điểm quan trọng nhất của tín dụng cũng như cho vay ngân hàng,

đồng thời là nguyên tắc cấp tín dụng là mục đích sử dụng vốn vay, khả năng

trả nợ của người đi vay và các loại hình bảo đảm cho khoản vay đó. Kiểm

toán nội bộ thực hiện trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc đó được thực hiện

đúng và đầy đủ.

1.1.1.3. Phân loại hoạt động cho vay trong ngân hàng thương mại

Phân loại hoạt động cho vay là việc sắp xếp các khoản vay theo từng

nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở

Sinh viên: Nguyễn Diệu Linh 5

Chuyên đề thực tập tố nghiệp TS. Đinh Thế Hùng…….

khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao

hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, việc phân loại các loại hình

cho vay khác nhau dựa trên đặc điểm của từng loại cũng giúp ích rất nhiều

trong quá trình phân tích, chọn mẫu và lựa chọn phương pháp kiểm toán.

● Phân loại theo mục đích:

- Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng.

- Cho vay bất động sản: cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dựng

bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương

mại và dịch vụ.

- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ

sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thương

mại, dịch vụ.

- Cho vay nông nghiệp: cho vay trang trải các chi phí sản xuất nông

nghiệp.

- Cho vay các định chế tài chính: bao gồm việc cấp tín dụng cho ngân

hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín

dụng và các định chế tài chính khác.

● Phân loại theo thời hạn cho vay:

- Cho vay ngắn hạn: thời gian cho vay đến 12 tháng, được sử dụng để bù

đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu

ngắn hạn của cả nhân.

- Cho vay trung hạn: thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 5 năm. Được

sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị,

công nghệ mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng dự án mới có quy mô nhỏ

và thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đó cho vay trung hạn còn là nguồn

bổ sung vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp mới thành lập.

- Cho vay dài hạn: thời hạn cho vay từ trên 5 năm, tối đa là 20-30 năm,

Sinh viên: Nguyễn Diệu Linh 6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Chuyên đề thực tập vận dụng quy trình kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong | Siêu Thị PDF