Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề thực tập thất thu thuế và chống thất thu thuế trên địa bàn quận i tphcm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Quang Cường
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ, THẤT THU THUẾ VÀ
CHỐNG THẤT THU THUẾ
I.Lý luận chung về thuế
1.thuế và sự cần thiết của thuế.
Thuế là một khoản nộp của các tổ chức và cá nhân cho nhà nước theo luật định,
thuế gắn liền với sự tồn tại của nhà nước. Lịch sử phát triển của xã hội loài người, trải
qua nhiều hình thái kinh tế xã hội, đã chứng minh sự gắn liền giữa thuế và nhà nước.
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, thuế đã thay đổi và phát triển theo
sự phát triển của các chức năng của nhà nước. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, thuế
chỉ đơn thuần là công cụ tạo nguồn thu cho nhà nước; đến nền kinh tế hiện đại, thuế
còn tham gia vào quá trình điều tiết nền kinh tế.
Chính sách thuế có tác dụng khuyến khích đầu tư; hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng
trong nước; điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; điều tiết thu nhập giữa các tầng
lớp dân cư; tác động đến giá cả thị trường và qua đó được nhà nước sử dụng để can
thiệp vào những biến động của giá cả thị trường
2.bản chất của thuế.
Thu thuế thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức, cá nhân. Trước hết
là quan hệ phân phối thu nhập. Thu nhập từ các tổ chức và cá nhân, chuyển thành thu
nhập của nhà nước, góp phần tạo lập quỹ ngân sách nhà nước.
Quá trình phân phối của nhà nước qua công cụ thuế nhằm tạo lập quỹ ngân sách
nhà nước, suy cho cùng là quá trình nhà nước phân phối và phân phối lại tổng sản
phẩm quốc nội ( GDP )
Như vậy có thể khái quát về bản chất của thuế như sau: thuế thể hiện quan hệ
kinh tế giữ nhà nước và các tổ chức và cá nhân trong xã hội; phát sinh trong quá trình
nhà nước- bằng quyền lực của mình – tham gia phân phối tổng sản phẩm quốc nội;
nhằm tạo lập quỹ ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Cơ sở chính trị - xã hội dẫn đến sự ra đời của thuế là quyền lực nhà nước; cơ sỏ
kinh tế, mang ý nghĩa quyết định đến số thu thuế chính là sự tăng trưởng của nền kinh
trang 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Quang Cường
tế, Điều này yêu cầu nhà nước phải xây dựng chính sách thuế trong mối quan hệ với sự
tăng trưởng của nền kinh tế. Cần đặc biệt lưu ý đến những tác động tích cực của thuế
đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, trên cơ sở đó tạo khả năng cho việc tập trung
nguồn thu nhiều hơn vào ngân sách nhà nước.
3.chức năng của thuế.
Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là chức năng cơ bản mà tất cả
các nhà nước đều phải thực hiên.Thông qua chức năng này, các khoản thu của nhà
nước được hình thành và đó chính là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của
nhà nước.
Chức năng điều tiết kinh tế của thuế là chức năng mà thuế được xem như tác
nhân tích cực cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Với chức năng này, nhà
nước đã đặt thuế vào thuế tiếp cận với các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất
như ;sức lao động, đối tượng lao độngvà tư liệu lao động.
Giũa hai chức năng phân phối và phân phối lại và chức năng điều tiết kinh tế
có mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ cho nhau.
4.phân loại thuế.
4.1.Theo đối tượng của thuế
Bằng cách phân loại này, hệ thống thuế có thể khái quát thành các loại:
- Thuế thu đối với thu nhập như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối
với người có thu nhập cao, thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế thu đối với hàng hoá dịch vụ như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu.
- Thuế thu đối với tài sản như: thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế
tài nguyên
Cách phân loại này cho thấy pham vi chi phối của thuế. Qua đó, có thể xây dựng
chính sách thuế bao quát các nguồn thu có thể động viên cho ngân sách nhà nước.
4.2.Theo phương thức huy động của thuế
trang 2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Quang Cường
Thuế trực thu và thuế gián thu thể hiện cách phân loại này. Thuế trực thu động
viên trực tiếp vào thu nhập, do đó tạo cảm giác rõ ràng và thường gặp phản ứng của
đối tượng chịu thuế. Thuế gián thu là hành vi thu thuế tinh vi hơn của nhà nước. Khi
nhu cầu tiêu dùng được thoả mãn thì người chịu thuế không chú ý đến số thuế mình
phải chịu. Trên thực tế, điều này thể hiện rõ đối với việc tiêu dùng các hàng hóa, dịch
vụ liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu.
Cách phân loại này giúp nhà nước xây dựng mối quan hệ hợp lý về tỷ trọng giữa
hai phương thức huy động trong việc tập trung nguồn thu thuế cho ngân sách nhà
nước. Thuế gián thu tạo điều kiện cho nhà nước tập trung thu nhập thuận lợi hơn. Mặt
khác, với thuế suất hợp lý cùng các ưu đãi, miễn giảm, thuế trực thu góp phần đáng kể
cho việc củng cố cơ sở kinh tế của thuế.
4.3.Theo tính chất của thuế
Phụ thuộc vào mức độ động viên thuế so với thu nhập, thuế có tính luỹ tiến hoặc
luỹ thoái. Thuế luỹ tiến thiên về khía cạnh điều tiết công bằng thu nhập, chú trọng đển
nhân thân, hoàn cảnh của đối tượng chịu thuế. Thuế luỹ thoái nhằm mục tiêu tập trung
số thuế cho ngân sách nhà nước, do đó chưa thật sự công bằng trong điều tiết thu nhập
của đối tượng chịu thuế.
Đối với thuế luỹ thoái, người có thu nhập thấp, chịu gánh nặng về thuế nhiều hơn
người có thu nhập cao; rõ rệt nhất khi tiêu dùng hàng hoá - dịch vụ thông thường. Khi
sử dụng công cụ thuế, nhà nước phải chú trọng tính chất này, để có thể đạt được hai
mục tiêu căn bản: vừa tập trung được số thu cần thiết, vừa đảm bảo được điểu tiết công
bằng.
II. Thất thu thuế:
1.Khái Niệm Thất thu thuế:
Thất thu Thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của môt bất kỳ hệ
thống thuế khóa. Nó phản ánh hai mặt của một vấn đề: Lợi ích nhà nước và lợi ích của
người nộp thuế. Thực tế thì hai lợi ích này thường mâu thuẩn với nhau, Nhà Nước luôn
có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, trong khi đó người nộp thuế luôn mong
trang 3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Quang Cường
muốn càng giảm số thuế phải nộp càng nhiều càng tốt. hay nói cách khác ở đâu có thuế
khoá thì ở đó có thất thu thuế. thất thu thuế biểu hiện rất đa dạng và phức tạp tuỳ theo
điều kiện kinh tế xã hội.
Thất thu thuế thực tế: là khoản thuế qui định trong luật thuế phải thu được
và tập trung vào ngân sách nhà nước song do nhiều nguyên nhân số tiền trên không
được thu đủ tập trung vào ngân sách nhà nước đúng qui định.
2 Nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế:
2.1. Nguyên nhân từ phía nhà nước:
Luật thuế sửa đổi bổ sung không kịp thời với thời biến đổi phát sinh trong xã hội
và thiếu đồng bộ, chưa bao quát hết nguồn thu, bỏ sót nguồn thu hoặc chính sách động
viên quá thấp hay quá nặng so với khả năng đóng góp của các tầng lớp dân cư đều có
thể gây nên thất thu thuế.
Hệ thống văn bản pháp luật và chế tài xử lý vi phạm liên quan tới công tác thực
thi pháp luật thuế chưa hoàn thiện thiếu đồng bộ. Chế tài xử lý vi phạm về thuế chưa
đủ mạnh và chưa được thực hiện nghiêm minh.
Qui định miễn giảm thuế còn rộng, đối tượng miễn giảm thuế còn nhiều, dễ gây
nên tình trạng vận dụng tuỳ tiện dẫn đến tình trạng thất thu thuế.
2.2 Nguyên nhân từ đối tượng nộp thuế:
Người nộp thuế chưa có quan niệm đúng về nghĩa vụ đóng thuế, các đối tượng
nộp thuế là các tầng lớp dân cư chưa thật sự coi việc nộp thuế là nghĩa vụ của mình
nên chưa có
ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế.
Với trình độ có hạn và ý thức chấp hành tuân thủ về thuế của một bộ phận đối
tượng nộp thuế chưa tốt và họ chưa hiểu lợi ích mà họ được hưởng thông qua các
thông qua các phúc lợi công cộng đều từ nguồn thuế mang lại. Phần lớn người nộp
thuế luôn có quan niệm đóng thuế là sự ép buộc của nhà nước làm giảm đi thu nhập
mà họ kiếm được nên họ luôn tìm mọi cách để trốn thuế.
2.3. Nguyên nhân từ phía cán bộ thuế và cơ quan thuế:
trang 4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Quang Cường
Do khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng cơ quan thuế và cán bộ quản lý
thuế thiếu sót số lượng hộ đăng ký kinh doanh và đăng ký kê khai nộp thuế, hoặc có sự
sai sót rong quá trình tính toán cơ sở tính thuế như: sai sót về số lượng, sai sót về giá
bán đơn vị hàng hoá, áp dụng không đúng thuế qui định đối với các nghành nghề.
Công tác thanh tra kiểm tra của cán bộ thuế chưa được quan tâm đúng mức.
Công tác đôn đốc các cơ sở kinh doanh nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách nhà
nước chưa đươc thực hiện quan tâm đúng mức, thường xuyên. Công tác phân tích tình
hình hoạt động thực kinh doanh thực tế của đối tượng nộp thuế ít được chú trọng nên
đối tượng nộp thuế dễ gian lận thuế bằng cách khai báo doanh số nộp thuế thấp hơn
doanh số thực tế, hoặc bán hàng không xuất hoá đơn bán hàng, hay tăng chi phí đầu
vào để được hạ thấp số tiền thuế phải nộp.
Công tác kiểm tra đối chiếu của các cơ quan thuế giữa tờ khai của đối tượng nộp
thuế với tình kinh doanh thực tế của đối tượng nộp thuế chưa được thực hiện thường
xuyên củng là nguyên nhân gây nên mất thu thuế.
2.4 Nguyên nhân từ những điều kiện khách quan khác:
Tất cả các trường hợp thất thu thuế luôn xảy ra ở tất cả các nghành nghề, các khu
vực kinh tế, các địa phương. Vì vậy cho nên bất cứ ở đâu có việc thu nộp thuế thì ở đó
đều phát sinh mâu thuẫn giữa hai lợi ích chủ yếu giữa Nhà Nước và người nộp thuế.
Ngoài những điều kiện khách quan trên còn có những trường hợp khác như: thiên
tai, lũ lụt, hạn hán kinh tế kém phát triển đời sống người dân gạp khó khăn gây giảm
sút kết quả kinh doanh đều ảnh hưởng xấu đến cơ sở tính thuế. Và đưa đến tình trạng
nợ thuế và dễ gây thất thu thuế.
3. Hậu quả của việc thất thu thuế.
3.1 Về mặt xã hội: Thất thu thuế gây ra hậu quả nghiêm rọng đối với đời sống
kinh tế - xã hội ủa người dân dặc biệt là đối với việc thực hiện chức năng của nhà
nước. Thất thu thuế sẽ ảnh hưởng việc thực hiện công bằng xã hội, Thất thu thuế còn
làm còn làm phân hoá giàu nghèo bất đối xứng giữa các thành viên trong xã hội; người
kinh doanh chân chính đóng thuế đầy đủ thì chịu lợi nhuận thấp hơn so với người kinh
trang 5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Quang Cường
doanh bất chính do trốn thuế và giá bán thấp hơn dẫn tới sự cạnh tranh không lành
mạnh làm nảy sinh các tệ nạn như: tham nhũng, quan liêu, cờ bạc . . v. v. … ảnh
hưởng tới việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các cơ sở sản xuất kinh doanh
và tác động theo chiều hướng xấu đến pháp luật nhà nước, pháp luật về thuế. Do đó
thấtt thu thuế dễ gây nên thiếu công bằng xã hội.
3.2 Về mặt kinh tế: Thất thu thuế làm giảm số thu của ngân sách nhà nước, ảnh
hưởng đến công tác quản lý thu thuế, kế hoạch thu, các chính sách, định hướng phát
triển kinh tế của Nhà Nước khó thực hiện dễ tạo nên cơ cấu kinh tế bất hợp lý và ảnh
hưởng tới môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. Từ
đó công việc điều hành quản lý của Nhà Nước gặp khó khăn trong việc chống thất thu
thuế và thất thu thuế có thể làm hoạt động của nền kinh tế kém hiệu quả.
3.3 Về mặt đạo đức: Thất thu thuế không chỉ gây hậu quả về mặt kinh tế, xã hội
mà nó còn để lại hậu quả đối với con người, nó làm xói mòn chuẩn mực đạo đức con
người trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tuân thủ
pháp luật về thuế.
Với hậu quả như trên thì việc tìm cách để hạn chế tình trạng trốn, lậu thuế hạn
chế thất thu thuế ở tình trạng thấp nhất là việc làm hết sức cần thiết của chính phủ.
III. Chống thất thu thuế:
1 Sự cần thiết của vệc chống thất thu thuế.
Cùng với nền kinh tế hị trường đang phát triển, nhiều loại hình kinh doanh đã ra
đời và
ngày càng đa dạng. Đây là một hướng phát triển tốt làm ngày càng gia tăng sản
phẩm quốc dân. Tuy nhiên, song song với quá trình này dã sản sinh ra nhiều thủ doạn
trốn thuế tinh vi và phức tạp làm thất thoát ngân sách Nhà nước đáng kể.
1.1. Chốngthất thu thuế nhằm đảm bảo nguồn thu cho Ngân Sách Nhà
Nước:
trang 6