Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề thực tập tăng cường quản trị rủi ro và đảm bảo minh bạch theo basel ii của hệ thống ngân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ ĐẢM BẢO
MINH BẠCH THEO BASEL II CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Mã số: KTQD/V2017.55
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Tâm
Hà Nội, 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ ĐẢM BẢO
MINH BẠCH THEO BASEL II CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Mã số: KTQD/V2017.55
ST
T
Họ và tên Cơ quan công tác Nhiệm vụ
1. PGS.TS. Lê Thanh Tâm Trường Đại học KTQD Chủ nhiệm đề tài
2. TS. Trương Thị Hoài
Linh
Trường Đại học KTQD Thư ký khoa học
3. TS. Đỗ Hoài Linh Trường Đại học KTQD Thành viên
4. TS. Phùng Thanh Quang Trường Đại học KTQD Thành viên
5. TS. Lê Nhật Hạnh Đại học Kinh tế TP. HCM Thành viên
6. Lê Đức Khiêm Đại học KTQD, Lớp TCDN
56B
Thành viên
7. Nguyễn Hải Yến Đại học KTQD, Lớp NH56B Thành viên
8. Nguyễn Thị Thu Hằng Đại học KTQD, Lớp NH56B Thành viên
Hà Nội, 2017
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...........................................................1
1.2. Tổng quan nghiên cứu................................................................................3
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.................................................................9
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................9
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................9
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................9
1.5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................10
1.6. Kết cấu nghiên cứu...................................................................................11
CHƯƠNG 2: CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BASEL II VỀ QUẢN TRỊ
RỦI RO VÀ ĐẢM BẢO MINH BẠCH ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG.............................................................................................................12
2.1. Giới thiệu về các hiệp ước Basel..............................................................12
2.2. Nội dung của Basel II về quản trị rủi ro và đảm bảo minh bạch đối với hệ
thống ngân hàng thương mại...........................................................................15
2.2.1. Nội dung của Basel II về quản trị rủi ro tín dụng đối với hệ thống ngân
hàng thương mại..............................................................................................15
2.2.2. Nội dung của Basel II về quản trị rủi ro hoạt động đối với hệ thống
ngân hàng thương mại.....................................................................................20
2.2.3. Nội dung của Basel II về đảm bảo minh bạch đối với hệ thống ngân
hàng thương mại..............................................................................................26
2.3. Các nhân tố tác động tới việc/ điều kiện ứng dụng Basel II trong quản trị
rủi ro và đảm bảo minh bạch đối với hệ thống ngân hàng thương mại...........29
2.4. Kinh nghiệm ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro và đảm bảo minh
bạch đối với hệ thống ngân hàng thương mại và bài học cho Việt Nam........32
2.4.1. Kinh nghiệm ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro và đảm bảo minh
bạch đối với NHTM........................................................................................32
2.4.2. Bài học cho Việt Nam...........................................................................41
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BASEL II VỀ QUẢN TRỊ RỦI
RO VÀ ĐẢM BẢO MINH BẠCH TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM........................................................................44
3.1. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam................................................44
3.1.1. Lịch sử hình thành phát triển.................................................................44
3.1.2. Quy mô và số lượng ngân hàng.............................................................45
3.1.3. Quy mô và cơ cấu tài sản........................................................................46
3.1.4. Tỷ lệ an toàn vốn...................................................................................51
3.1.5. Về nợ xấu..............................................................................................52
3.1.6. Năng lực quản trị...................................................................................53
3.2. Phân tích thực trạng áp dụng Basel II về quản trị rủi ro và đảm bảo minh
bạch tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam........................................57
3.2.1. Phân tích thực trạng áp dụng Basel II về quản trị rủi ro tín dụng tại hệ
thống NHTM Việt Nam..................................................................................57
3.2.2. Phân tích thực trạng áp dụng Basel II về quản trị rủi ro hoạt động tại hệ
thống NHTM Việt Nam..................................................................................67
3.2.3. Phân tích thực trạng áp dụng Basel II về đảm bảo minh bạch tại hệ
thống NHTM Việt Nam..................................................................................74
3.3. Đánh giá thực trạng áp dụng Basel II về quản trị rủi ro và đảm bảo minh
bạch tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam........................................77
3.3.1. Đánh giá thực trạng áp dụng Basel II về quản trị rủi ro tín dụng tại hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam..........................................................77
3.3.2. Đánh giá thực trạng áp dụng Basel II về quản trị rủi ro hoạt động tại hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam..........................................................80
3.3.3. Đánh giá thực trạng áp dụng Basel II về đảm bảo minh bạch tại hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam..........................................................84
CHƯƠNG 4: CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG
BASEL II VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ ĐẢM BẢO MINH BẠCH ĐỐI
VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...............93
4.1. Chiến lược, tầm nhìn và định hướng đối với vấn đề áp dụng Basel II.....93
4.2. Các đề xuất nhằm tăng cường áp dụng Basel II về quản trị rủi ro và đảm
bảo minh bạch đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.................95
4.2.1. Đối với các tổ chức tín dụng.................................................................95
4.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước..............................................................103
4.2.3. Đối với các cơ quan liên quan khác....................................................107
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU...........110
5.1. Kết luận..................................................................................................110
5.2. Hạn chế của nghiên cứu.........................................................................112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................113
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1.Phân loại tài sản “Có” theo trọng số rủi ro tín dụng........................18
Bảng 3.1. Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống NHTM Việt Nam
đến 31/12/2016................................................................................................47
Bảng 3.2. Quy mô vốn của một số ngân hàng các ở các nước Đông Nam Á 49
Bảng 3.3: Kết quả xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng theo các hình thức giai
đoạn 2012-2016...............................................................................................53
Bảng 3.4: Tình hình triển khai công tác quản trị RRHĐ theo Basel II của một
số NHTM Việt Nam........................................................................................67
Bảng 4.1: Ma trận rủi ro................................................................................100
Bảng 4.2: Kế hoạch kiểm soát RRHĐ cơ bản...............................................101
HÌNH
Hình 2.1: Khung quản trị rủi ro hoạt động cơ bản..........................................22
Hình 3.1. Tổng tài sản và tỷ lệ tăng trưởng của hệ thống TCTD qua các
năm..................................................................................................................49
Hình 3.2. ROA và ROE của hệ thống.............................................................56
Hình 3.3. Các chỉ số lợi nhuận khác................................................................56
Hình 3.4: Cơ cấu tổ chức quản trị RRHĐ tại một NHTM Việt Nam.............69
Hình 3.5: Khung quản lý RRHĐ toàn diện.....................................................82
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu xuất phát từ lý
luận, thực tiễn và các khoảng trống từ các nghiên cứu trước như sau:
Thứ nhất, hạn chế trong quản trị rủi ro và tính minh bạch là nguyên nhân cơ
bản làm cho hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt nam hiện nay phát triển
chưa bền vững. Từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế chứng kiến sự ra tăng nhanh
chóng về số lượng NH, số lượng chi nhánh, quy mô vốn chủ sở hữu (theo giá trị sổ
sách), quy mô tài sản và quy mô cho vay (theo Nguyễn Xuân Thành, 2016). Song,
kéo theo đó là sự gia tăng nhanh chóng về tỷ lệ nợ xấu, sự giảm sút về khả năng
sinh lời và quy mô vốn an toàn không bền vững (theo Trần Thọ Đạt và Tô Trung
Thành, 2016)1
. Hậu quả là sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam thời gian
qua vừa không đảm bảo sự an toàn vừa không lành mạnh về tài chính – theo quan
niệm về sự phát triển bền vững của Carl Jonhan và cộng sự (1998), Đặng Ngọc Đức
(2011)2
. Ngoài những nguyên nhân khách quan từ phía nền kinh tế thì nguyên nhân
chủ quan quan trọng dẫn đến thực tế này là sự hạn chế trong năng lực quản trị rủi
ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) và sự hạn chế về minh bạch của hệ
thống ngân hàng (Nguyễn Xuân Thành, 2016; Trần Thọ Đạt và Tô Trung Thành,
2016). Mặc dù cả hệ thống đã có nhiều nỗ lực thay đổi và hoàn thiện nhưng công
tác quản trị rủi ro tín dụng vẫn chủ yếu vẫn tập trung vào ba công cụ truyền thống
gồm (i) quản lý danh mục tín dụng, (ii) quản lý hạn mức và giới hạn tín dụng và (iii)
phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD. Theo khảo sát của NHTMCP Đầu tư và
phát triển Việt Nam và Viện Chiến lược ngân hàng (2014)3
, đối chiếu với các giai
đoạn phát triển trong quản lý RRTD, các ngân hàng Việt Nam hiện vẫn đang ở giai
đoạn tiếp cận phương pháp tiêu chuẩn hóa (STD) tức là trình độ thấp nhất trong
trong lộ trình phát triển quản trị RRTD tiên tiến. Về vấn đề minh bạch, hệ thống
NHTM Việt Nam hiện nay tồn tại tình trạng (i) vừa thiếu minh bạch trong hoạt
1Trần Thọ Đạt và Tô Trung Thành (2016), An ninh tài chính tiền tệ của Việt nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế, Sách chuyên khảo, Nhà xuất Bản Chính trị Quốc gia-ST, ISBN: 978-604-57-2379-1.
2
Đặng Ngọc Đức (2011), “Tăng cường khả năng phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại Việt
Nam trong điều kiện hội nhập”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, mã số B2009.06.120
3 NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam và Viện Chiến lược ngân hàng (2014), Tọa đàm khoa học “Quản
trị rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”.
1
động gồm đánh giá chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng RRTD, báo cáo kết quả
kinh doanh và (ii) vừa thiếu minh bạch trong sở hữu gây nên tình trạng sở hữu
chồng chéo (theo Vũ Thành Tự Anh và cộng sự, 20134
; Hoàng Xuân Huy, 20165
).
Thứ hai, việc tuân thủ các trụ cột trong Basel II sẽ giúp cho hệ thống NHTM
Việt Nam khắc phục được các hạn chế trên, qua đó đảm bảo đạt được sự bền vững
trong quá trình phát triển. Năm 1999, Ủy ban Basel đề xuất khung đo lường mới –
Basel II6
– với 3 trụ cột chính gồm (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel
I và có bổ sung thêm rủi ro thị trường, rủi ro vận hành vào tính tài sản Có rủi ro; (ii)
tăng cường cơ chế giám sát thông qua xây dựng hệ thống quản trị rủi ro nhằm
không chỉ đảm bảo NH chuẩn bị đủ vốn để bù đắp tất cả các rủi ro và khuyến khích
NH sử dụng các công cụ quản trị rủi ro hiện đại và (iii) tuân thủ các kỷ luật thị
trường thông qua công bố thông tin đầy đủ, minh bạch, đặc biệt là các thông tin về
rủi ro, dự trữ và vốn của NH. Nói cách khác, tuân thủ Basel II đã cung cấp cho các
NH mục tiêu, động lực và phương tiện để các NH đào sâu, tích lũy nỗ lực cải tiến
thực hành quản lý rủi ro, cải thiện khả năng đánh giá, lượng hóa và công khai hóa
rủi ro. Một nội dung chủ chốt của Basel II là nó thiết lập các yêu cầu khắt khe về
thu thập dữ liệu và sử dụng hệ thống các thông tin dữ liệu thu thập được. Yêu cầu
này đòi hỏi NH có sự đầu tư lớn về hạ tầng công nghệ nhưng lợi ích nó đem lại là
NH sẽ thu thập và phân loại thông tin chính xác, chi tiết về khách hàng, về đặc điểm
của từng loại rủi ro và kết quả của việc cấp tín dụng tương ứng với các loại rủi ro
khác nhau; qua đó NH có thể xếp hạng khoản vay đúng chất lượng tín dụng và mức
độ rủi ro của nó, định giá khoản vay và quản trị rủi ro một cách chính xác. Thêm
nữa, Basel II yêu cầu các NH công khai thông tin tập trung vào các thông số quan
trọng của hồ sơ kinh doanh, nguy cơ rủi ro và quản lý rủi ro, cụ thể là: (i) cơ cấu và
an toàn vốn (thông tin công khai phải bao gồm chi tiết về vốn căn bản); (ii) rủi ro tín
dụng gồm thông tin về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng và tài khoản chứng khoán
phải được cung cấp; (iii) các yêu cầu về rủi ro vận hành; (iv) thông tin về cổ phần
vốn chủ sở hữu và rủi ro lãi suất. Tính minh bạch của ngân hàng sẽ được đánh giá
trên cơ sở mức độ ngân hàng công khai các chỉ tiêu trên ra công chúng , trên cơ sở
4
Vũ Thành Tự Anh và cộng sự (2013), ‘Sở hữu chồng chéo giữa các tổ chức tín dụng và tập đoàn kinh tế
Việt Nam: Đánh giá và các khuyến nghị thể chế’, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam.
5
Hoàng Xuân Huy (2016), ‘Không hiệu quả vì thiếu minh bạch’, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, truy cập
tại http://www.thesaigontimes.vn/145604/Khong-hieu-qua-vi-thieu-minh-bach.html vào tháng 5/2016.
6
Tham khảo tại http://www.bis.org/publ/bcbs118.htm.
2
tuân thủ quy định về báo cáo định kỳ, đột xuất và tuân thủ quy định về chế độ Báo
cáo tài chính đối với các ngân hàng. Đồng thời, thông tin công bố sẽ phải đảm bảo
các đặc tính: Toàn diện; Phù hợp và kịp thời; Tin cậy; Có thể so sánh được; Hữu
hình. Thêm nữa, khi hệ thống ngân hàng đạt được sự minh bạch ở cấp độ 3 (theo
TAF và VCCI, 20117
), các chủ thể trên thị trường có quyền/cơ hội giám sát hoạt
động quản lý hệ thống này hay chính là độ mở của cơ quan quản lý.
Như vậy, với thực trạng hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam đặt trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay thì yêu cầu tuân thủ toàn
diện Basel II là cần thiết và phù hợp. Không bàn đến các cơ hội mà việc áp dụng
hiệp ước này mang lại, mục tiêu đặt ra là phải phân tích và đánh giá được chính xác
thực trạng quản trị rủi ro và minh bạch của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, các
điều kiện mà hệ thống NHTM Việt Nam cần có để áp dụng được hiệp ước này và
các đề xuất nhằm tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn này cho thời gian tới.
Thứ ba là về khoảng trống nghiên cứu liên quan tới nội dung này. Các
nghiên cứu hiện tại mới chỉ tập trung vào một nội dung của Basel II như: các tiền đề
và điều kiện thực hiện của Phan Hữu Việt (2017), Đào Minh Phúc và Nguyễn
Khương (2017); tính toán chỉ tiêu an toàn vốn (CAR) của Nguyễn Đức Trung
(2012), Nguyễn Thị Thùy Linh (2012); các nhân tố ảnh hưởng tới CAR của Lê
Thanh Tâm và Đỗ Thùy Linh (2017); quản trị rủi ro chung của Lê Công (2017),
Nguyễn Văn Nam và các cộng sự (2017); quản trị rủi ro tín dụng của Phạm Phú
Minh (2015); Nguyễn Hữu Tài và Nguyễn Thu Nga (2017), quản trị rủi ro vận hành
của Đào Thị Thanh Tú (2014), Ngô Đức Tiến (2017); công tác giám sát NH của Lê
Xuân Sang (2013). Nghiên cứu về minh bạch và quản trị rủi ro của hệ thống NHTM
Việt Nam theo trụ cột 3 của Basel II chưa được thực hiện, trong khi các nghiên cứu
về ứng dụng trụ cột 1 và 2 cần được bổ sung thêm.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
Ngoài nước
Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài đã làm rõ tác động của việc áp dụng Basel II
đến hoạt động tín dụng của NH theo hướng giảm thiểu các tài sản có mức rủi ro
cao trong danh mục đầu tư, từ đó tác động đến quy mô tín dụng và lãi suất tín dụng
7 TAF và VCCI (2011), “Thực tiễn tốt trong tăng cường tính minh bạch của môi trường kinh doanh cấp tỉnh Việt
Nam”, Hà nội
3
ở cả các nền kinh tế mới nổi lẫn tại các quốc gia phát triển. Theo trụ cột 1, gia tăng
đầu tư vào các tài sản có rủi ro cao là một trong các nguyên nhân làm giảm vốn an
toàn của NH. Tín dụng là khoản mục có tỷ trọng và rủi ro cao nhất trong các danh
mục tài sản của NH, nhất là ở các NH quy mô nhỏ với đối tượng khách hàng chính
là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây
ra tổn thất cho NH. Theo Rojas-Suarez (2001), Basel II đòi hỏi trọng số rủi ro cao
hơn cho tài trợ dự án và điều này rõ ràng sẽ không khuyến khích các ngân hàng thúc
đẩy cho vay các dự án bất động sản và đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng. BCBS
(2010) và Acharya (2003) cho rằng những tác động lâu dài của điều này có thể là
một thảm họa, vì nó có thể làm chậm sự tăng trưởng trong khu vực thực sự của nền
kinh tế. Không chỉ ảnh hưởng đến các kênh cho vay của NH, Basel II còn làm tăng
tỷ trọng chứng khoán hóa các khoản cho vay để hạn chế chi phí về vốn. Theo
Jablecki (2009), Nachane và cộng sự (2006), thay vì suy trì cho vay có hệ số rủi ro
cao (cho vay mua nhà) thì các NH Mỹ sẽ thực hiên hoán đổi với môt trung gian tài
chính khác để nắm giữ trái phiếu chính phủ với mức rủi ro 0%, hệ quả là giúp NH
giảm tỷ lệ duy trì vốn tối thiểu từ 4% xuống còn 0,5%. Một cách dài hơi hơn,
VanHoose (2007) đã nghiên cứu về hành vi của NH trước các thay đổi chặt chẽ hơn
trong quy định về an toàn vốn của Basel II và kết quả nghiên cứu chỉ ra phần lớn
các NH trong ngắn hạn đều có xu hướng giảm cho vay và thay thế bằng việc nắm
giữ các tài sản có mức độ rủi ro thấp hơn để đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu, từ đó
lãi suất cho vay có xu hướng tăng. Có cùng mục tiêu nghiên cứu, Sutorova và cộng
sự (2013) khi tiến hành lượng hóa độ co giãn về cầu tín dụng và đo lường tỷ lệ tăng
của lãi suất để bù đắp chi phí vốn của các NH đã phát hiện ra rằng khi các NH Châu
Âu tăng 1% điểm vốn thì sẽ làm tăng 28,8% điểm lãi suất cho vay và khi lãi suất
cho vay tăng 1% thì doanh số cho vay sẽ giảm xuống 0,156% nên việc gia tăng vốn
tối thiểu để đáp ứng yêu cầu của Basel đã ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường tín
dụng Châu Âu. Montgomery (2004) khi nghiên cứu đối với các NH ở Nhật cũng có
kết luận tương tự, khi áp dụng Basel, hoạt động cho vay của các NH có mức vốn
thấp sẽ tăng trưởng kém trong khi đó trái phiếu chính phủ tăng lên nhanh chóng và
điều này đặc biệt rõ nét đối với các NH nước ngoài ở Nhật do quy định của Basel
được áp dụng một cách nghiêm ngặt hơn đối với các NH nước ngoài ở đây. Song,
theo VanHoose (2007), trong dài hạn thì tăng quy định về an toàn vốn làm gia tăng
4
hoạt động cho vay của các NH do các NH có xu thế lựa chọn các tài sản có mức độ
rủi ro cao hơn với kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận cao để bù đắp chi phí về vốn. Các
nghiên cứu này đều khuyến nghị rằng chỉ áp dụng các quy định về vốn tối thiểu
không thể giúp hệ thống NH hoạt động an toàn và lành mạnh trong dài hạn mà cần
có các biện pháp giám sát, kỷ luật thị trường tức là tuân thủ đẩy đủ 2 trụ cột sau của
Basel II.
Không ít các nghiên cứu ở nước ngoài đã khẳng định tầm quan trọng của
Basel II trong việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro
tín dụng nói riêng của NH. Theo đánh giá của nhiều nhà lãnh đạo ngân hàng trung
ương8
, tuân thủ Basel II sẽ cung cấp mục tiêu, động lực và phương tiện tự nhiên để
các NH đào sâu, tích lũy nỗ lực cải tiến thực hành quản trị rủi ro, cải thiện khả năng
đánh giá, lượng hóa và công khai hóa rủi ro. Mục tiêu thực sự của Basel II là hướng
tới nâng cao thực hành quản trị rủi ro hơn là đơn thuần chỉ cung cấp khuôn khổ cho
việc tính toán vốn tối thiểu. RBI - Reserve Bank of India (2008) ghi nhận rằng
Basel II là một khung quy định được thiết kế để tính toán chính xác nhu cầu vốn bù
đắp cho các loại rủi ro mà NH phải đối mặt. Akinyooye (2006) và RBI (2008) quả
quyết rằng một trong những tác động quan trọng của việc thực hiện Basel II là nó sẽ
thắt chặt các quy trình quản lý rủi ro, cải thiện được vốn điều lệ và sau cùng củng cố
hệ thống ngân hàng toàn cầu. Miller (2014) ghi nhận rằng Basel II có thể có tác
động khác nhau đối với các nhóm NH trong hệ thống. Điều này đã từng được chứng
minh bởi Fischer (2002), các ngân hàng lớn có điều kiện tốt hơn để xây dựng hệ
thống quản trị rủi ro tinh vi hơn so với những người nhỏ hơn, và do đó có thể huy
động thêm vốn. Đối với quản trị rủi ro tín dụng, Rojas-Suarez (2001) quả quyết
rằng Basel II sẽ đảm bảo quản lý rủi ro tín dụng được cải thiện trong các ngân hàng
do kêt quả của việc cải thiện mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ để tính CAR theo
phương pháp IRB. Cõ lẽ Hiệp ước Basel II đã không đạt được sự công nhận và áp
dụng rộng rãi trên toàn thế giới nếu nó không có sự ra đời của phương pháp IRB với
linh hồn là 3 cấu phần PD, LGD và EAD cùng các công thức tính giá trị tài sản Có
điều chỉnh rủi ro. Với Basel II, các câu hỏi như với mức chấp nhận rủi ro hiện tại thì
mức sinh lời mà NH có thể kỳ vọng là bao nhiêu, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
8
Ben S.Bernanke – Chủ tịch Fed – Phát biểu tại hội nghị thường niên lần thứ 42 về cấu trúc ngân hàng cạnh
tranh, Chicago, Illinois, ngày 18/5/2006; Andrew Large – Phó thống đốc NHTW Anh – Phát biểu tại hội nghị
của hiệp hội ngân hàng Anh về Basel II ngày 13/3/2013
5