Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề thực tập tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu bắt đầu từ năm 2007 và bùng phát
mạnh mẽ trong năm 2008 đã kéo theo sự đổ vỡ hàng loạt của những hệ thống ngân
hàng, định chế tài chính lớn… dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế ở hầu hết các
nước trên thế giới và tiếp tục để lại những ảnh hưởng nặng nề trong những năm tiếp
theo. Với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn vừa qua cũng không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng tác động trước
tình trạng suy thoái chung của nền kinh tế thế giới.
Trước những tác động đó, để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, từng bước phục
hồi nền kinh tế, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ đã
thực hiện hàng loạt các biện pháp ứng phó trong đó có việc điều chỉnh chính sách
tiền tệ thắt chặt, nới lỏng siêu linh hoạt cùng với những chính sách kích cầu như hỗ
trợ lãi suất, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giãn và cắt giảm thuế phải
nộp… Các chính sách này đã phát huy tác dụng nhất thời nhưng cũng có hệ quả tác
động tiêu cực tới hệ thống tài chính ngân hàng. Đó là việc nhu cầu tín dụng tăng
mạnh trong khi tăng trưởng huy động vốn hạn chế đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt,
chia sẻ thị phần trong hoạt động huy động vốn để đáp ứng các nhu cầu trên. Bên
cạnh đó, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư lại có xu hướng đổ vào các kênh đầu tư
có tỷ suất sinh lời cao như như vàng, bất động sản và chứng khoán, điều này cũng
dẫn đến tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng.
Trước tình cảnh đó, huy động vốn đang nổi lên như là một trong những hoạt động
nóng bỏng nhất được các ngân hàng quan tâm, ưu tiên nhiều nhất trong tình trạng
khan hiếm vốn hiện nay.
Không nằm ngoài quy luật đó, Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội
(MB) - một trong những Ngân hàng thương mại Cổ phần lớn nhất hiện nay cũng
đã, đang và sẽ phải hứng chịu những sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trên thị
trường trong việc lôi kéo, phát triển và mở rộng khách hàng. Hiện nay, sự cạnh
tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng cùng
1
với những quy định ngày càng chặt chẽ của ngân hàng nhà nước về tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đã
khiến cho huy động vốn trở thành bài toán nan giải đôi với các ngân hàng nói chung
cũng như Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội nói riêng.
Thích nghi với hoàn cảnh mới, đòi hỏi Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân
đội phải có những sự đổi mới trong hoạt động cũng như trong định hướng để có
được sự phát triển một cách mạnh mẽ hơn và phù hợp với xu thế phát triển chung
như hiện nay.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài “Tăng cường huy động vốn
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” làm luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về huy động vốn của
các NHTM.
Phân tích, đánh giá thực trạng huy động động vốn tại MB từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại MB. ). Phân tích hạn chế còn tồn tại
trong công tác huy động vốn và tìm ra nguyên nhân.
- Xem xét bối cảnh tác động và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy
mạnh hiệu quả huy động vốn tại MB trong điều kiện thị trường cạnh tranh và đầy
biến động hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu hoạt động huy động vốn của
Ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu hoạt động huy động vốn tại MB
trong giai đoạn từ năm 2009 đếm năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê
nin; Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, khái quát hóa.
2
- Vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý chính sách
tài chính tiền tệ vĩ mô trong từng thời kỳ.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn được trình bày theo kết cấu gồm có 3 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn của NHTM
- Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NHTM cổ phần Quân đội
- Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTM cổ phần Quân đội
3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động cơ bản của NHTM
1.1.1. Khái quát về NHTM
Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho
những người sở hữu nó tránh mất mát, đổi lại người chủ sở hữu phải trả cho người
cầm giữ hộ một khoản tiền công. Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu
cầu về tiền ngày càng lớn thì ngân hàng trở thành nơi giữ tiền cho những người có
tiền và cung cấp tiền cho những người cần tiền. Ngân hàng là một định chế tài chính
trung gian, huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính tiền đó cho các cá
nhân và tổ chức vay lại, và rất hiếm khi có tình trạng cùng một lúc tất cả chủ tiền
gửi đến đòi nợ ngân hàng, đó chính là nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho hoạt động
của ngân hàng. Căn cứ vào chức năng, ngân hàng được chia làm hai loại: Ngân
hàng thương mại (NHTM) và Ngân hàng nhà nước (NHNN).
NHTM là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay.
Đây là tổ chức nhận tiền gửi đóng vài trò là trung gian tài chính huy động tiền nhàn
rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ
yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp. Các NHTM huy động vốn chủ yếu dưới
dạng: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn. Vốn huy động được
dùng để cho vay: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản và
để mua chứng khoán chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương.
NHTM đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát
triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và
quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng
hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM
cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể
thiếu được.
4
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM: Ở Mỹ, NHTM
là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong
ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “NHTM là những xí
nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng
dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho
chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Ở Việt Nam, theo Luật Tổ chức Tín dụng (TCTD) khoản 1 và khoản 7 Điều
20 đã xác định "tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm
dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng,
cung cấp các dịch vụ thanh toán" và trong các loại hình TCTD thì " ngân hàng là
một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền
gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực
hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán".
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài
chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản
là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn
cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ
của xã hội.
1.1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM
NHTM là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực
tiền tệ. Hoạt động kinh doanh của NHTM cũng giống như một doanh nghiệp
thương mại, đó là tối đa hóa lợi nhuận. Hàng hóa của NHTM so với các doanh
nghiệp khác là một loại hàng hóa đặc biệt, đó là tiền. Giá cả của hàng hóa biểu hiện
ra bên ngoài bằng các mức lãi suất huy động hoặc cho vay, vì vậy lợi nhuận chủ yếu
của các hoạt động ngân hàng là khoản chênh lệch giữa chi phí trả lãi huy động và
thu nhập từ lãi cho vay. Để có hàng hóa kinh doanh, ngân hàng cần phải đưa giá
mua hợp lý và đa dạng hóa các hình thức hoạt động. Hiện nay, hệ thống Ngân hàng
phát triển đa dạng và mạnh mẽ, tham gia sâu và rộng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế
5
xã hội. NHTM trở thành một tổ chức kinh doanh không thể thiếu với sự đa dạng và
phong phú của các hoạt động và nghiệp vụ.
Luật NHNN cũng do Quốc hội khóa X định nghĩa: hoạt động ngân hàng là
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là
nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.
NHTM dù ở quốc gia nào cũng là nhóm trung gian tài chính lớn nhất, cũng là trung
gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất. Với vị trí quan
trọng đó, NHTM có những hoạt động cơ bản trong nền kinh tế như:
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động
kinh doanh của NHTM, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ tiền gửi, phát hành các giấy
tờ có giá, đi vay và huy động vốn khác
Nghiệp vụ tiền gửi
Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động của Ngân hàng nhận các khoản tiền gửi
từ các doanh nghiệp nhằm mục đích thanh toán hoặc bảo quản tài sản. Ngoài ra,
NHTM cũng có thể huy động khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân hay các hộ gia
đình được gửi vào Ngân hàng với mục đích bảo quản hoặc hưởng lãi trên số tiền
gửi.
Nghiệp vụ phát hành các giấy tờ có giá
Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các nguồn vốn có thời
hạn tương đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khả năng cung cấp đủ
các khoản tín dụng trung và dài hạn cho nền kinh tế. Hơn nữa nghiệp vụ này còn
giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động
kinh doanh.
Nghiệp vụ đi vay
Nghiệp vụ đi vay được các NHTM sử dụng thường xuyên nhằm mục đích tạo
vốn kinh doanh cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ
và vay NHNN dưới các hình thức tái chiết khấu hay vay có đảm bảo… Trong đó
6
các khoản vay từ NHNN chủ yếu nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản
thân NHTM khi mà nó không tự cân đối được nguồn vốn.
Nghiệp vụ huy động vốn khác
Ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản kể trên, NHTM còn có thể tạo vốn
kinh doanh cho mình thông qua việc nhận làm đại lý ủy thác cho các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước. Đây là khoản vốn huy động không thường xuyên của
NHTM, thường để nhận được khoản vốn này đòi hỏi các ngân hàng phải lập ra các
dự án cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng phù hợp với đối tượng các khoản
vay.
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng
NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay,
chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và
các hình thức khác theo quy định của NHNN.Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho
vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Cho vay : NHTM được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức:
Cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời
sống; Cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
Bảo lãnh: NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín
và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.
Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn
hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các
giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.
Cho thuê tài chính : NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải
thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của
công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
7
1.1.2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Đây là hoạt động phục vụ cho việc chi trả đối với khách hàng. NHTM được
thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ như:
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khác hàng.
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép .
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
- Ngân hàng tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh
toán liên ngân hàng trong nước. Tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được
NHNN cho phép.
1.1.2.4. Các hoạt động khác
NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài theo quy
địnhcủa pháp luật. Mức góp vốn, mua cổ phần của NHTM trong mộtdoanh nghiệp,
tổng mức góp vốn, mua cổ phần của NHTM trong tấtcả các doanh nghiệp không
được vượt quá mức tối đa theo quy định của NHNN.
Khi được NHNN cho phép, NHTM được trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập
công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có (sau đây
gọi tắt là công ty trực thuộc) để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong
nước và thị trường quốc tế theo sự cho phép của NHNN. Ngoài ra, NHTM được
quyền uỷ thác, nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động
ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư củatổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước theo hợp đồng uỷ thác, đại lý.
NHTM được cung ứng dịch vụ bảo hiểm; được thành lập công ty trực thuộc
hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật, cung ứng các
dịch vụ tư vấn tài chính khác…
8
1.2. Hoạt động huy động vốn của NHTM
1.2.1. Vốn và vai trò của vốn
1.2.1.1. Khái niệm vốn
Vốn của NHTM là toàn bộ những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập hoặc huy
động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Thực chất, vốn của Ngân hàng là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm thời nhàn
rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, chủ sở hữu của chúng gửi vào
Ngân hàng với mục đích thanh toán, tiết kiệm, hay đầu tư. Nói cách khác, họ
chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho Ngân hàng, để Ngân hàng trả lại cho họ một
khoản thu nhập.
Như vậy, Ngân hàng đóng vai trò tập trung vốn và phân phối lại vốn dưới hình
thức tiền tệ, làm tăng quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh tế
phát triển. Vốn đóng vai trò chi phối và quyết định đối với việc thực hiện các chức
năng của NHTM. Các thành phần vốn của NHTM bao gồm vốn tự có, vốn huy
động, vốn đi vay, vốn tiếp nhận và vốn khác, cụ thể như sau:
- Vốn tự có của ngân hàng là vốn khởi đầu do ngân hàng tạo lập, thuộc sở hữu
ngân hàng và được bổ sung trong quá trình hoạt động. Vốn này tuy chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng vốn của NHTM song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập
một ngân hàng. Vốn tự có mang tính ổn định và là căn cứ để quyết định đến khả
năng và khối lượng vốn huy động của ngân hàng. Vốn tự có bao gồm vốn điều lệ,
quỹ dự trữ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, lợi nhuận để lại…
- Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ
chức kinh tế và cá nhân trong xã hội và được dùng làm vốn để kinh doanh. Vốn huy
động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng và
phải hoàn trả đúng gốc và lãi khi đến hạn. Vốn này luôn biến động, tuy nhiên nó
đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối với hoạt động của ngân hàng.
- Vốn đi vay là phần vốn các ngân hàng đi vay để bổ sung vào vốn hoạt động
của mình trong trường hợp tạm thiếu vốn khả dụng. Nó có chi phí tương đối cao
cho nên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn của ngân hàng. NHTM có thể vay vốn
9