Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề thực tập quá trình hình thành và phát triển khu vực mậu dịch tự do asean
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, mọi người đều nhận thức được rằng một
quốc gia không thể phát triển đầy đủ và giàu có nếu không
có sự giao lưu về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... với
cộng đồng thế giới. Sự thật này đã khiến nhiều quốc gia xoá
bỏ hận thù, hiềm khích, vượt qua không gian và những bất
đồng về quan điểm... để thực hiện hợp tác và phát triển các
quan hệ kinh tế.
Việt Nam cũng là một quốc gia không nằm ngoài qui
luật này. Trải qua chiến tranh với Pháp, Mỹ, Nhật... nhưng
giờ đây các quốc gia này không những là bạn hàng kinh tế
lớn mà còn không thể thiếu của Việt Nam. Đã có lúc Việt
Nam bị nhiều nước thế giới cũng như trong khu vực Đông
Nam Á hiểu lầm trong chiến tranh biên giới phía Tây Nam
nhưng nhu cầu hợp tác phát triển giữa các quốc gia đã khiến
Việt Nam xích lại gần hơn với Đông Nam Á và trở thành một
thành viên quan trọng trong Hiệp hội ASEAN. Là một quốc
gia có nền kinh tế chưa phát triển còn kém so với Singapore,
Thái Lan, Indonesia, Malaysia... nhưng Việt Nam vẫn luôn cố
gắng hoàn thành mọi chương trình trong khuôn khổ Hiệp
hội: từ các chương trình hợp tác trong lĩnh vực xã hội cho
đến các chương trình hợp tác kinh tế như AFTA, CEPT. Có thể
nói, việc Việt Nam gia nhập vào ASEAN cũng như thực hiện
CEPT/AFTA là phù hợp với xu hướng chung của thòi đại. Việc
gia nhập này không những có lợi cho Việt Nam mà còn cho
cả các nước ASEAN trên phương diện chính tĩị lẫn kinh tế.
Việc gia nhập này sẽ mang lại những cơ hội mói đổng thòi
cũng đặt ra không ít khó khăn thử thách trong quá trình phát
triển khi mà hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt
Nam còn thấp. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX đã khẳng định: “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách
thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì đổi mới, đó là vấn đề
có ý nghĩa sôhg còn đối với Đảng và nhân dân ta. Nhiều thay
đổi chắc chắn sẽ diễn ra trong hoạt động kinh tế - xã hội,
ảnh hưởng trực tiếp đến công tác điều hành và nguồn thu
của Chính phủ, các cơ sở sản xuất, kỉnh doanh, người tiêu
dùng và các tầng lớp xã hội...'”
I. Quá trình hình thành và phát triển khu vực mậu
dịch tự do ASEAN
1. Quá trình hình thành
Ngày 08/08/1967 tại Thái Lan 5 nước khu vực Đông Nam Á
gồm Thái Lan, Indonesia, Philippin, Malaysia, Singapore đã
cùng nhau ký tuyên bố Bankok- Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) chính thức được thành lập. Sau hơn 30 năm
hoạt động, đến nay số thành viên hiệp hội đã tăng lên là 10
thành viên với hơn 604,9 triệu dân, GDP đạt khoảng 632, 5
tỷ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu là 339,2 tỷ USD (thêm
Brunei, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myama).
Trong những năm đầu, hoạt động giữa các nước ASEAN chỉ
giới hạn trong lĩnh vực chính trị quốc tế và an ninh nội bộ.
Chỉ đến năm 1992, khi các nước thành viên ASEAN ký kết
một hiệp định về khu vực mậu dịch tự do AFTA, thì hợp tác
kinh tế giữa các nước ASEAN mới thực sự được đưa lên một
tầm mức mới.
Trước khi AFTA ra đời, hợp tác kinh tế ASEAN đã trải qua
nhiều kế hoạch hợp tác kinh tế khác nhau, đó là:
*Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA).
*Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP).
*Kế hoạch kết hợp công nghiệp ASEAN và kết hợp từng lĩnh
vực.
*Liên doanh công nghiệp ASEAN (AUV).
Các kế hoạch kinh tế trên tuy đã thể hiện nỗ lực để thúc đẩy
sự liên kết kinh tế nhưng tác động của nó chỉ ảnh hưởng đến
một phần nhỏ trong thương mại nội bộ khối và không đủ khả
năng ảnh hưởng đến đầu tư trong khối.
Các hoạt động hợp tác kinh tế của ASEAN đã có khuynh
hưổng tiến đến hiệu quả hơn từ AIP đến AIJV. Khu vực tư
nhân đã được chú trọng hơn, quy luật thị trường dần được
tuân thủ, các thủ tục liên quan đã được đơn giản hoá và một
số trường hợp các thủ tục rườm rà đã được loại bỏ, mức ưu
đãi được tăng cường. Do đó, tuy không đạt được kết quả
mong đợi nhưng các kế hoạch hợp tác kinh tế này thực sự là
những bài học quý báu cho việc hợp tác kinh tế giữa các
nước đang phát triển. AFTA đã ra đời trên cơ sở rút kinh
nghiệm từ những kế hoạch hợp tác kinh tế trước AFTA.
2. Những mục tiêu chính của AFTA
Việc thành lập AFTA năm 1992 là một mốc quan trọng trong
lịch sử tự do hoá thương mại nội bộ ASEAN, đánh dấu sự
phát triển về chất trong hợp tác thương mại khu vực.
Sáng kiến thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
do Thủ tướng Thái Lan đưa ra vào năm 1991. Hội nghị Bộ
trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 23 tháng 10/1991 đã nhất trí
thành lập Khu vực mậu dịch tự do của ASEAN và Hội nghị
cấp cao ASEAN lần thứ IV tháng 01/1992 họp tại Singapore
quyết định thành lập AFTA với 3 mục tiêu cơ bản sau:
*Tự do hoá thương mại ASEAN bằng việc loại bỏ các hàng
rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào
cản phi thuế quan.
*Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc
đưa ra một khối thị trường thống nhất. Đây là mục tiêu trung
tâm của việc thành lập AFTA. AFTA tạo ra một nền tảng sản
xuất thống nhất trong ASEAN, điều đó cho phép hợp lí hoá
sản xuất, chuyên môn hoá trong nội bộ khu vực và khai thác
các thế mạnh của các nền kinh tế thành viên khác nhau.
*Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc
tế đang thay đổi, đặc biệt là trong sự phát triển của xu thế
tự do hoá thương mại.
3. Những qui định của AFTA/CEPT
Khu vực mậu dịch tự do sẽ trở thành hiện thực thông qua
những cơ chế hoạt động sau:
*Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Common
effective Preferential Tariff: CEPT).
*Hoà hợp chuẩn mực giữa các nước ASEAN.
*Công nhận công tác kinh tế và cấp chứng nhận của nhau.
*Xoá bỏ những quy định hạn chế đầu tư nước ngoài.
*Nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng
*Khuyến khích vốn kinh doanh
Tuy nhiên, công cụ quan trọng và chủ yếu để biến ASEAN
thành khu vực mậu dịch tự do và thực hiện các mục tiêu của