Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề thực tập nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của cư dân tại thành phố thái nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn.........................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
6. Kết cấu luận văn................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................6
1.1. Các khái niệm cơ bản.....................................................................................6
1.1.1. Các khái niệm về tiêu dùng sản phẩm xanh............................................6
1.1.2. Ý định tiêu dùng sản phẩm xanh..............................................................9
1.2. Cơ sở lý thuyết - Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB – Theory of
Planned Behaviour).............................................................................................10
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu
dùng sản phẩm xanh............................................................................................13
1.4. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra và định hướng nghiên cứu...................18
1.5. Mô hình nghiên cứu, giả thuyết và thang đo.............................................19
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................28
2.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................28
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................28
2.1.2. Xây dựng bảng hỏi..................................................................................29
2.1.3. Mẫu nghiên cứu......................................................................................29
2.2. Nghiên cứu định tính....................................................................................30
2.2.1. Mục tiêu của phỏng vấn sâu...................................................................30
2.2.2. Quy trình..................................................................................................31
2.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính.................................................................31
2.2.4. Diễn đạt và mã hóa thang đo..................................................................32
2.3. Nghiên cứu định lượng.................................................................................34
2.3.1. Mục tiêu...................................................................................................34
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................37
3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo biến kiểm soát...............................37
3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo – Cronbach’s Allpha................................39
3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) – đánh giá sơ bộ thang đo về độ phân
biệt của các biến quan sát...................................................................................43
3.4. Phân tích tương quan - Kiểm tra mối quan hệ giữa các biến...................50
3.5. Kiểm định giả thuyết và phân tích hồi quy................................................51
3.6. So sánh ảnh hưởng của các nhóm trong mỗi biến kiểm soát tới ý định
tiêu dùng sản phẩm xanh....................................................................................55
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................60
4.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu.........................................................................60
4.2. Một số đề xuất và kiến nghị.........................................................................63
4.2.1 Một số đề xuất đối với doanh nghiệp.......................................................63
4.2.1 Một số kiến nghị vĩ mô.............................................................................65
4.3. Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo......................66
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình 1.1. Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) .....12
Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu của Nabsiah Abdul Wahid, Elham
Rahbar and Tan Shwu Shyan (2011) ................................................................14
Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu của T. Ramayaha, Jason Wai Chow Leea,
Osman Mohamad (2010) ...................................................................................15
Hình 1.4. Mô hình nghiên cứu của Chan Yew Ling (2012) ..............................16
Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu của Hoàng Thị Bảo Thoa (2016) .....................18
Hình 1.6. Mô hình nghiên cứu của luận án .......................................................22
Bảng 1.1. Thang đo ý định tiêu dùng sản phẩm xanh .......................................22
Bảng 1.2. Thang đo sự quan tâm đến sức khỏe .................................................23
Bảng 1.3. Thang đo sự quan tâm đến môi trường .............................................23
Bảng 1.4. Thang đo nhận thức về giá bán sản phẩm .........................................24
Bảng 1.5. Thang đo chuẩn mực chủ quan .........................................................24
Bảng 1.6. Thang đo nhóm tham khảo ...............................................................25
Bảng 1.7. Thang đo nhận thức về hiệu quả .......................................................26
Bảng 2.1. Điều chỉnh cách diễn đạt thang đo ....................................................31
Bảng 3.1. Thống kê mô tả theo giới tính ...........................................................37
Bảng 3.2. Thống kê mô tả theo Trình độ học vấn .............................................38
Bảng 3.3. Thống kê mô tả theo thu nhập ..........................................................38
Bảng 3.4. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo ...........................40
Bảng 3.5. Kết quả phân tích nhân tố EFA .........................................................45
Bảng 3.6. Phân tích khám phá nhân tố cho biến “Sự quan tâm đến sức khỏe” 47
Bảng 3.7. Phân tích khám phá nhân tố cho biến “Sự quan tâm đến môi trường”
............................................................................................................................47
Bảng 3.8. Phân tích khám phá nhân tố cho biến “Nhận thức về giá bán” ........48
Bảng 3.9. Phân tích khám phá nhân tố cho biến “Chuẩn mực chủ quan” .........48
Bảng 3.10. Phân tích khám phá nhân tố cho biến “Nhóm tham khảo” .............49
Bảng 3.11. Phân tích khám phá nhân tố cho biến “Nhận thức về hiệu quả ” ...49
Bảng 3.12. Kết quả kiểm định hệ số tương quan ..............................................50
Bảng 3.13. Kết quả phân tích hồi quy ...............................................................52
Bảng 3.14. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho nhóm giới tính ........56
Bảng 3.16. Kiểm định Anova giữa trình độ học vấn và ý định tiêu dùng sản phẩm
xanh ...................................................................................................................57
Bảng 3.17. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm thu nhập .58
Bảng 3.18. Kiểm định Anova giữa trình độ học vấn và ý định tiêu dùng sản phẩm
xanh ...................................................................................................................58
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc
gia trên thế giới. Khi mà biến đổi khí hậu đã và đang đặt ra những thách thức
nghiêm trọng cho nhân loại như mất cân bằng sinh thái, tài nguyên cạn kiệt, gia
tăng lũ lụt, hạn hán, cũng như những đợt nóng kỉ lục nối tiếp nhau tại nhiều quốc
gia… Trước những lo ngại về biến đổi khí hậu tác động xấu tới con người, xu
hướng tiêu dùng xanh đã và đang dần được quan tâm và ủng hộ bởi các nhà sản
xuất, cung cấp dịch vụ cũng như người tiêu dùng. Khi mà phát triển kinh tế thông
qua quá trình công nghiệp hóa, tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên đang được coi
là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vấn đề ô nhiễm, biến đổi khí hậu… Rất nhiều
quốc gia đã có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề môi trường trong các chính sách kinh
tế, để phát triển kinh tế bền vững cần đi đôi với bảo vệ môi trường. Sản xuất xanh là
xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế bền vững, và từ lâu đã là mối quan tâm của
các nước phát triển. Các sản phẩm xanh có thể kể đến như các sản phẩm hữu cơ, sản
phẩm tự nhiên…là những sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử
dụng. Tuy nhiên sản xuất xanh chỉ có thể tồn tại nếu được người tiêu dùng quan tâm
tìm hiểu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất xanh.
Ở Việt Nam, chủ đề phát triển kinh tế bền vững cũng đã được chú ý nhiều
trong giới nghiên cứu cũng như trong các chính sách, đường lối của Đảng và
Chính Phủ. Khi mà Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh
hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai, hạn hán, lũ lụt, xâm
nhập mặn ngày càng khốc liệt thêm vào đó là ô nhiễm nguồn nước, đất do sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong trồng trọt, sử dụng chất tăng
trọng, chất tạo nạc trong chăn nuôi. Ô nhiễm chất thải từ xả thải của các nhà máy
sản xuất công nghiệp, ô nhiễm không khí từ ô tô, xe máy tại các thành phố lớn
đang diễn ra nghiêm trọng. Tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước, tài
nguyên đa dạng sinh học bị suy thoái nghiêm trọng. Ở một số địa phương, tài
1
nguyên đất, tài nguyên khoáng sản đã bị khai thác đến mức cạn kiệt hoặc rất lãng
phí. Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững được định
nghĩa: "Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã
hội và bảo vệ môi trường". Là một quốc gia đang phát triển, tại Việt Nam tiêu
dùng sản phẩm xanh vẫn chưa thực sự phổ biến một là do nhận thức người tiêu
dùng, hai là hạn chế về thu nhập của người dân. Bởi vậy nghiên cứu để xác định
được một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng sản phẩm xanh có ý nghĩa
quan trọng trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam.
Từ những thực tiễn nêu trên, tại luận văn này tác giả lựa chọn nghiên cứu về
sự quan tâm của dân cư đến tiêu dùng sản phẩm xanh. Trên thể giới, đã có nhiều
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng sản phẩm xanh, đa số các
nghiên cứu này thực hiện tại các quốc gia phát triển, nơi mà tiêu dùng sản phẩm
xanh được quan tâm và ủng hộ. Các nghiên cứu này phần nào đã đóng góp những
gợi ý cho các nhà quản lý đưa ra quyết định marketing cho các sản phẩm xanh. Tại
Việt Nam, những năm trở lại đây đã có nhiều nghiên cứu về hành vi tiêu dùng sản
phẩm xanh, sản phẩm an toàn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí
Minh hay Đà Nẵng. Tuy nhiên vấn đề tiêu dùng sản phẩm xanh vẫn là vấn đề còn
mới mẻ. Sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với tiêu dùng sản phẩm xanh sẽ có
sự khác biệt đáng kể giữa các thị trường. Đây chính là khoảng trống cần phải hoàn
thành nếu muốn tiếp thị hiệu quả tại các tỉnh thành tại Việt Nam. Với mong muốn
nghiên cứu ý định tiêu dùng sản phẩm xanh để khuyến khích người tiêu dùng mua
sản phẩm xanh tại Việt nam, tác giả sẽ đi sâu hơn về nghiên cứu ý định tiêu dùng
sản phẩm xanh của các cư dân tại Thành Phố Thái Nguyên.
Để hiểu được hành vi tiêu dùng cần bắt đầu nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định mua. Hành vi của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn từ ý định
tiêu dùng, không có ý định sẽ không có hành vi mua. Các đô thị luôn là nơi tập
2
trung các trung tâm thương mai, dân trí có trình độ, người dân có thu nhập ở mức
khá hơn so với nông thôn. Bởi vậy nghiên cứu ở các thành phố, đô thị sẽ có ý nghĩa
hơn. Ở các tỉnh phía Bắc thì thành phố Thái Nguyên chỉ đứng sau Hà Nội và Hải
Phòng về dân số, là một trong những thành phố lớn ở miền Bắc, mật độ dân cao, thu
nhập khá nhưng lại chưa quan tâm nhiều đến sản xuất và tiêu dùng sản phẩm xanh.
Vì vậy tác giả chọn Thái Nguyên là địa điểm tiến hành nghiên cứu về chủ đề trên.
Từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn tên đề tài “Nghiên cứu
nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của cư dân tại thành phố Thái
Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của cư
dân tại thành phố Thái Nguyên.
- Xây dựng mô hình một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng sản
phẩm xanh (đặc thù thành phố Thái Nguyên)
- Xác định sự tác động và đo lường mức độ tác động của các nhân tố tới ý
định tiêu dùng sản phẩm xanh.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra một số các khuyến nghị cho các doanh
nghiệp trong ngành sản xuất và kinh doanh sản phẩm xanh tại địa bàn thành phố
Thái Nguyên. Từ đó nâng cao nhân thức cho người tiêu dùng thông qua đó thúc đẩy
tiêu dùng sản phẩm xanh không chỉ tại địa bàn thành phố Thái Nguyên mà còn trên
toàn quốc.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ những nghiên cứu đã có trước đó tại Việt Nam và trên thế giới về quyết
định tiêu dùng sản phẩm xanh và từ mục tiêu đặt ra của luận văn là giúp các nhà
quản lý trong ngành sản xuất, kinh doanh sản phẩm xanh có các phương án hợp lý
3