Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề thực tập nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của ngân hàng tmcp bắc á chi
MIỄN PHÍ
Số trang
73
Kích thước
494.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1733

Chuyên đề thực tập nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của ngân hàng tmcp bắc á chi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong các hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam, cho vay là hoạt động đem

lại lợi nhuận chủ yếu, do đó hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến kết quả

kinh doanh của ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động chủ yếu gây nên rủi ro cho các

Ngân hàng thương mại (NHTM). Vì vậy, hoạt động cho vay luôn được quản lý chặt

chẽ. Trong thời gian vừa qua, nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân có xu hướng

tăng mạnh. Các ngân hàng đang nỗ lực để đáp ứng được nhu cầu đó. Nhận thức được

tầm quan trọng của hoạt động cho vay, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Bắc

Á chi nhánh Thăng Long đã từng bước nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, mở

rộng địa bàn hoạt động nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoạt động này,

cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trong những năm qua, Ngân

hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long đã có sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số

cho vay và lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay. Tuy nhiên, hoạt động cho vay

của chi nhánh chưa thực sự đa dạng và chưa cung cấp đến nhiều đối tượng khách

hàng, do vậy chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Trong điều kiện thế

giới yêu cầu ngày càng khắt khe đối với hệ thống ngân hàng và tại thị trường Việt

Nam hiện nay, yêu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

ngày càng cao thì việc quân tâm phát triển hoạt động cho vay là việc làm cần thiết đối

với Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long.

Xuất phát từ thực tiễn đó, em chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong

hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long” làm chuyên

đề tốt nghiệp.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh

trong cho vay và nâng cao năng lực cạnh tranh trong cho vay tại các NHTM. Những

nghiên cứu về lý luận này là cơ sở để định hướng tiếp cận trong phân tích thực trạng

và đề xuất những giải pháp ở các chương sau.

- Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của Ngân

hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long (thông qua các số liệu thống kê, diễn biến

1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

về hoạt động cho vay vốn và các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh qua từng thời

kỳ). Phân tích những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay và tìm ra nguyên

nhân.

- Xem xét bối cảnh tác động và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao

năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh

Thăng Long trong điều kiện thị trường đầy biến động hiện nay.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay

tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long qua các khía cạnh về quy mô vốn

điều lệ, quy mô và cơ cấu của hoạt động cho vay, hệ số an toàn vốn,….

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong

hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn

từ 2009 đến năm 2011.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa

Mác-Lê nin

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, khái quát hóa, sử dụng

dữ liệu thứ cấp do Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long cung cấp.

V. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Chuyên đề gồm 03 chương

Phần mở đầu

Chương 1: Tổng quan về cho vay và năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho

vay của NHTM

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tại Ngân

hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long

Chương 3: Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho

vay của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long

Kết luận

2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO

VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay

1.1.1.1. Khái niệm

Hiểu một cách chung nhất, cho vay là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng

hoá) giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên

đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách

nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến hạn thanh toán. Như

vậy, ta có thể thấy, cho vay được thực hiện dựa trên cơ sở tin tưởng và trách nhiệm

giữa người cho vay và người đi vay. Tài sản trong quan hệ cho vay chủ yếu là tiền,

giá trị lúc hoàn trả sẽ phải cao hơn giá trị lúc cho vay.

Ngân hàng là một trong các TCKT quan trọng nhất của nền kinh tế, có nhiệm

vụ chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn, huy động vốn trong nền kinh tế và đưa

vốn đó đến những nơi cần vốn thông qua hoạt động cho vay.

Khái niệm về hoạt động cho vay dưới góc độ ngân hàng được cụ thể hóa trong

quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối

với khách hàng, cho vay được hiểu như sau: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng,

theo đó TCTD giao cho khách hang sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích

và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Không nên đồng nhất hoạt động cho vay và hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Tín dụng rộng hơn cho vay, bao gồm cho vay và các hoạt động khác như chiết khấu

thương phiếu và các giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán,...

1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay của NHTM có những đặc điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất, hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của các NHTM.

Với quy mô như vậy, hoạt động này ảnh hưởng không nhỏ đến các chiến lược hoạt

động và phát triển của ngân hàng.

Thứ hai, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ngân hàng thường có xu hướng nắm

giữ các khoản nợ ngắn hạn hoặc các khoản cho vay có khả năng chuyển đổi nhanh,

tuy nhiên việc chuyển vốn ngắn hạn sang sử dụng dài hạn sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn

3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

cho ngân hàng vì lãi suất của các khoản cho vay dài hạn sẽ lớn hơn các khoản vay

ngắn hạn nên các ngân hàng thường có xu hướng chuyển đổi kỳ hạn của vốn. Giới

hạn chuyển đổi này thường được quy định trong luật áp dụng riêng cho các ngân hàng

và các TCTD thực hiện các hoạt động như NHTM.

Thứ ba, hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống đem lại thu nhập lớn cho

ngân hàng, nguồn thu này phụ thuộc vào quy mô của khoản vay, thời hạn và lãi suất

của khoản vay và cả ba yếu tố này có mối liên hệ khăng khít với nhau.

Thứ tư, hoạt động cho vay đi liền với lợi nhuận thu được là những rủi ro tiềm ẩn

và tổn thất nếu xảy ra là rất lớn. Ngân hàng không chỉ bị ảnh hưởng về lãi cho vay mà

còn phải trích quỹ dự phòng để xử lý khoản vay, đi kèm đó là các chi phí cả về thời

gian và tài chính để xử lý khoản vay. Và quan trọng hơn cả là nếu tỷ lệ nợ quá hạn của

ngân hàng lên quá cao, ngân hàng sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Ngân

hàng trung ương. Điều này khiến hoạt động của toàn ngân hàng gặp khó khăn và uy

tín ngân hàng bị giảm sút. Do đó, việc quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng yêu

cầu sự thận trọng và cẩn thận kể từ khi ra quyết định cho vay cho đến khi thu hồi

được vốn.

1.1.2. Phân loại cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động mang tính truyền thống của NHTM. Với sự

phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu về vốn ngày càng gia tăng, hoạt động

cho vay của ngân hàng ngày càng mở rộng, đòi hỏi ngân hàng phải có quy trình quản

lý chặt chẽ. Mục tiêu quản lý khoản mục cho vay cũng thống nhất với mục tiêu chung

của ngân hàng: Tối đa hoá lợi ích của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn.

Hiện nay, hoạt động cho vay được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc

yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng. Sau đây là một số cách

phân loại:

1.1.2.1.Căn cứ vào kỳ hạn cho vay

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian

liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn

trả của khách hàng. Thời gian cho vay càng dài, rủi ro càng lớn, nên lãi suất càng cao.

Hơn nữa, việc phân chia theo thời gian còn giúp ngân hàng đảm bảo sự phù hợp về kỳ

hạn giữa nguồn vốn huy động được và số tiền cho vay Theo thời gian, các khoản cho

4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

vay của ngân hàng được phân thành:

 Cho vay ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống,

nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà

nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất. Ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc

gián tiếp, cho vay theo món hoặc cho vay theo hạn mức, có hoặc không cần đảm

bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luân chuyển.

 Cho vay trung hạn

Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm, tài trợ cho

các tài sản cố định như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị

chóng hao mòn.

 Cho vay dài hạn

Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm, tài trợ cho công

trình xây dựng như nhà, sân bay, cầu, đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường

có thời gian sử dụng lâu dài.

1.1.2.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay

 Cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay để tài trợ cho việc tiêu dùng nhằm

giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi

trả, tạo điều kiện cho người vay được hưởng mức sống cao hơn. Thông thường quy

mô của những khoản vay này nhỏ, rủi ro cao vì phụ thuộc phần lớn vào thu nhập và ý

thức trả nợ của khách hàng (mà hiện nay, ở Việt nam, tỷ lệ “thu nhập ngầm” là rất cao

- những khoản thu nhập không thể kiểm soát), nên lãi suất của cho vay tiêu dùng

thường cao. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng là hình thức đem lại nhiều lợi nhuận cho

ngân hàng. Đối tượng được vay là các cá nhân và hộ gia đình vay để phục vụ cho

mục đích mua nhà, mua ô tô, du học, du lịch,…

 Cho vay kinh doanh

Là loại hình cho vay của TCTD đối với các dự án đầu tư, phương án sản xuất

kinh doanh, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức như: cho vay công nghiệp, cho vay

thương mại, cho vay nông nghiệp...Các khoản vay này thường được sử dụng vào việc

mua sắm máy móc thiết bị, tài trợ cho vốn lưu động,… lãi suất của chúng thường thấp

5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

hơn trong hệ thống lãi suất (vì thường đây là những khoản vay lớn, chi phí cho quản

lý thấp hơn trong cho vay tiêu dùng) và đối tượng khách hàng chủ yếu của loại hình

cho vay này là các doanh nghiệp.

1.1.2.3.Căn cứ vào tính chất bảo đảm của khoản vay

 Cho vay bảo đảm bằng tài sản

Cho vay có TSĐB là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như cầm cố, thế

chấp hoặc phải có bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3.

Trong nhiều trường hợp, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có TSĐB khi

nhận tín dụng. Lý do là khách hàng luôn phải đối đầu với rủi ro trong kinh doanh, có

thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Những biến cố không mong đợi có thể gây cho

ngân hàng những tổn thất lớn. Chính vì vậy, trừ những khách hàng có uy tín cao,

nhiều khách hàng phải có TSĐB khi nhận tín dụng của ngân hàng. Yêu cầu phải có

TSĐB, ngân hàng muốn có được nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn thứ nhất là nguồn thu

nhập từ hoạt động kinh doanh không đảm bảo trả nợ. Hiện nay, hầu hết các khoản cho

vay đều phải có TSĐB.

 Cho vay không đảm bảo bằng tài sản

Cho vay không có TSĐB là việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách

hàng đi vay mà không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc sự bảo lãnh bằng tài sản của

bên thứ 3.

Cho vay không có tài sản bảo đảm thông thường dành cho các khách hàng có

uy tín cao, khách hàng truyền thống, có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh

thường xuyên có lãi,… Tuy nhiên, đây là hình thức cho vay mang nhiều rủi ro đối với

các ngân hàng. Ngân hàng cần thẩm định kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay.

1.1.2.4. Căn cứ vào phương thức cho vay

 Cho vay từng lần

Cho vay từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối

với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được

cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương

mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay

ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của

kỳ sản xuất kinh doanh.

6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn trình ngân hàng phương án sử dụng

vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và ký hợp đồng cho vay, xác định quy

mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần.

Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau.

 Cho vay theo hạn mức tín dụng

Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng

hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư

tối đa tại thời điểm tính.

Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu

vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong kỳ, khách hàng có thể thực hiện vay

trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Một số trường hợp

ngân hàng quy định hạn mức cuối kỳ. Dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức. Tuy

nhiên đến cuối kỳ, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳ không

được vượt quá hạn mức.

Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các

chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra

tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ phát tiền cho khách hàng.

Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường

xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong

nghiệp vụ này, ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ. Khi khách hàng có thu

nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho khách hàng. Tuy

nhiên, do các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó

kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay. Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi

khách hàng nộp báo cáo tài chính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút.

 Cho vay hợp vốn

Cho vay hợp vốn là hình thức cho vay gồm một nhóm các TCTD cùng cho vay

đối với một dự án vay vốn của khách hàng. Trong đó có một TCTD làm đầu mối dàn

xếp, phối hợp với các TCTD khác. Các TCTD phải ký kết với nhau về việc hợp vốn

trên.

Hiện nay, ở Việt Nam hình thức này tương đối phát triển, nguyên nhân là do

nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn nhưng các ngân hàng bị giới hạn bởi Luật

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!