Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề thực tập nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa tại kiểm tra sau
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ. Nguyễn Thị Liên Hương, là người
tận tình hướng dẫn tôi khi thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị tại Cục Kiểm tra sau
thông quan đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho chuyên đề tốt nghiệp
của tôi.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Phí Thị Phượng
SV: Phí Thị Phượng Lớp: Hải quan 48 1
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề tốt nghiệp của riêng tôi. Các kết quả
tìm hiểu của chuyên đề tốt nghiệp là trung thực, không sao chép của bất kì ai.
Các số liệu trong chuyên đề tốt nghiệp có nguồn gốc cụ thể, rõ rang
Hà nội, ngày 5 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Phí Thị Phượng
SV: Phí Thị Phượng Lớp: Hải quan 48 2
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC Diễn đàn Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CEPT Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
C/O Giấy chứng nhận xuất xứ
EU Liên minh Châu Âu
HS Hệ thống mô tả và hài hòa mã số
KTSTQ Kiểm tra sau thông quan
XK Xuất khẩu
NK Nhập khẩu
WCO Tổ chức Hải Quan thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
SV: Phí Thị Phượng Lớp: Hải quan 48 3
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG, BIỂU
Trang
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức Hải quan Việt Nam...............................................5
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức Cục KTSTQ..........................................................6
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức chi cục KTSTQ...................................................12
Biểu đồ 1 - Thống kê số thu từ hoạt động KTSTQ (tỷ đồng).........................16
Bảng 1 - Tổng hợp kết quả kiểm tra sau thông quan......................................14
Bảng 2: Xuất xứ và Trị giá chi tiếp của các phụ tùng trong nước và phụ tùng
nhập khẩu........................................................................................................27
SV: Phí Thị Phượng Lớp: Hải quan 48 4
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
1. Mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa kinh tế đang đặt ra những thách thức
không nhỏ cho các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập
khẩu, trong đó ngành Hải quan không phải là một ngoại lệ. Hải quan Việt
Nam vừa phải thực hiện các cam kết tạo thuận lợi cho thương mại, vừa phải
đảm bảo hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình trong bối cảnh kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa gia tăng nhanh chóng. Để đáp ứng yêu cầu này, từ
ngày 01/01/2002 đến nay Hải quan Việt Nam đã và đang áp dụng cơ chế quản
lý hải quan hiện đại đó là chuyển từ phương pháp chuyền thống “tiền kiểm”
sang “hậu kiểm” trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro để áp dụng cách thức quản
lý phù hợp. Đó chính là Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) hay còn gọi là Kiểm tra
sau giải phóng hàng. Chủ trương này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của công tác
hải quan hiện đại và thực tế là Hải quan nhiều nước trên thế giới đã áp dụng có hiệu
quả kiểm tra sau thông quan.
Xuất xứ hàng hoá là “quốc tịch hàng hoá”. Xuất xứ hàng hoá được xác
định dựa trên các quy tắc xuất xứ, nhằm thực hiện các mục đích khác nhau,
trong đó có mục đích phân biệt các chế độ ưu đãi thuế quan. Trong bối cảnh
thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, gian lận trong lĩnh vực
xuất xứ hàng hoá ngày càng gia tăng, với các thủ đoạn phức tạp và tinh vi
hơn. Ở Việt Nam, tình hình lợi dụng chính sách ưu đãi thuế quan dành cho
các nước theo các Hiệp định ưu đãi thuế quan song phương và đa phương đã
ký kết diễn ra rất phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi cần có các giải pháp quản lý đảm bảo
chặt chẽ nhưng vẫn tạo thuận lợi cho thương mại.
SV: Phí Thị Phượng Lớp: Hải quan 48 1
Chuyên đề tốt nghiệp
Hiểu biết được tầm quan trọng đối với việc kiểm tra xuất xứ hàng hoá
nhập khẩu trong hoạt động kiểm tra sau thông quan, chuyên đề tốt nghiệp tập
trung tìm hiểu phương pháp và các tiêu chí kiểm tra, cũng như thực tế về xuất
xứ hàng hoá nhập khẩu dựa trên cơ sở hệ thống hoá các kiến thức lý thuyết và
tham khảo các thông lệ quốc tế, và các trường hợp thực tế đã xảy ra tại Cục
kiểm tra sau thông quan để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm
tra sau thông quan về xuất xứ hàng hoá nhập khẩu
Do thời gian hạn chế, chuyên đề tốt nghiệp tập trung nghiên cứu chỉ tập
trung nghiên cứu kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá nhập khẩu được
hưởng ưu đãi đặc biệt.
Đối tượng nghiên cứu là Hoạt động kiểm tra sau thông quan về xuất xứ
hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề tốt nghiệp sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn thông qua
khai thác các tài liệu, sách báo, Internet về kiểm tra sau thông quan, thực
trạng công tác kiểm tra sau thông quan hiện nay tại Cục KTSTQ.
Đồng thời, chuyên đề tốt nghiệp còn sử dụng các phương pháp tổng hợp
và phân tích, diễn dịch, quy nạp nhằm tiếp cận các vấn đề một cách hệ thống; kết hợp
những kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ những vấn đề được đặt ra.
3. Kết cấu của chuyên đề:
Nội dung chính của chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương.
Chương 1: Hệ thống Kiểm tra sau thông quan và cơ sỏ pháp lý để triển khai
Kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa.
SV: Phí Thị Phượng Lớp: Hải quan 48 2