Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu đang bị lỗi
File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.
Chuyên đề thực tập kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ..................................................................................................iv
DANG MỤC BẢNG, BIỂU.........................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN BỞI
DELOITTE VIỆT NAM.............................................................................................4
1.1 Đặc điểm khoản mục thuế giá trị gia tăng có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính...............4
1.1.1 Khái quát về thuế giá trị gia tăng thuế.....................................................................................4
1.1.1.1 Đặc điểm chung của thuế giá trị gia tăng......................................................4
1.1.1.2 Các cơ sở và phương pháp tính thuế...................................................................................9
1.1.1.2.1 Giá tính thuế.....................................................................................................................9
1.1.1.2.2 Thuế suất.........................................................................................................................11
1.1.1.2.3 Phương pháp tính thuế...................................................................................................14
1.1.1.3 Đăng ký thuế và kê khai thuế giá trị gia tăng...................................................................16
1.1.1.3.1 Khai thuế giá trị gia tăng...............................................................................................16
1.1.1.3.2 Hoàn thuế........................................................................................................................19
1.1.2 Kế toán thuế và quản lý thuế giá trị gia tăng.........................................................................21
1.1.2.1 Hệ thống tài khoản.............................................................................................................21
1.1.2.2 Hóa đơn và các tài liệu khác..............................................................................................22
1.1.2.3 Hạch toán thuế giá trị gia tăng..........................................................................................25
1.1.3 Các sai sót đối với thuế giá trị gia tăng...................................................................................27
1.2 Mục tiêu kiểm toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty.............................................................28
1.2.1 Tầm quan trọng của kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính....28
1.2.2 Mục tiêu và các căn cứ kiểm toán thuế giá trị gia tăng.........................................................29
1.3 Quá trình kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty..31
1.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán...........................................................................................32
1.3.1.1 Chiến lược kiểm toán tổng thể...........................................................................................33
1.3.1.2 Kế hoạch kiểm toán cụ thể.................................................................................................33
1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán................................................................................................37
1.3.3 Hoàn thành giai đoạn kiểm toán.............................................................................................43
i
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CỦA
DELOITTE VIỆT NAM...........................................................................................44
2.1 Thực tế kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện
bởi Deloitte Việt Nam được áp dụng cho Công ty A........................................................................44
2.1.1 Giới thiệu chung về khách hàng kiểm toán Công ty A..........................................................44
2.1.2 Thực tế kiểm toán thuế giá trị gia tăng được thực hiện bởi Deloitte Việt Nam được áp
dụng cho Công ty A............................................................................................................................46
2.1.2.1 Hoạt động tham gia sơ bộ..................................................................................................46
2.1.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán thuế giá trị gia tăng...................................................................47
2.1.2.3 Thực hiện kiểm toán thuế giá trị gia tăng.........................................................................56
2.1.2.4 Hoàn thành kiểm toán thuế giá trị gia tăng và báo cáo...................................................69
2.2 Thực tế kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện
bởi Deloitte Việt Nam được áp dụng cho Công ty B........................................................................72
2.2.1 Giới thiệu chung về khách hàng kiểm toán Công ty B..........................................................72
2.2.2 Thực tế kiểm toán thuế giá trị gia tăng được thực hiện bởi Deloitte Việt Nam được áp
dụng cho Công ty B............................................................................................................................73
2.2.2.1 Hoạt động tham gia sơ bộ..................................................................................................73
2.2.2.2 Thuế lập kế hoạch kiểm toán thuế giá trị gia tăng...........................................................75
2.2.2.3 Thực hiện kiểm toán thuế giá trị gia tăng.........................................................................82
2.2.2.4 Hoàn thành kiểm toán thuế giá trị gia tăng và báo cáo...................................................91
2.3 So sánh quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT giữa hai công ty A và B...................93
2.3.1 Điểm giống nhau.......................................................................................................................93
2.3.2 Điểm khác nhau........................................................................................................................95
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THUẾ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN
CỦA DELOITTE.......................................................................................................97
3.1 Đánh giá quá trình kiểm toán thuế giá trị gia tăng được thực hiện bởi Deloitte Việt Nam97
3.1.1 Ưu điểm.....................................................................................................................................97
3.1.2 Nhược điểm...............................................................................................................................99
3.2 Bài học kinh nghiệm.................................................................................................................99
KẾT LUẬN..............................................................................................................102
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
AS 2 Phần mềm kiểm toán Audit System/2
BCTC Báo cáo tài chính
GTGT Giá trị gia tăng
Deloitte Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
KTV Kiểm toán viên
iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Hạch toán thuế giá trị đầu vào ....................................................................25
Sơ đồ 1.2 Hạch đồ hạch toán thuế giá trị đầu ra..........................................................26
Sơ đồ 1.3: Quy trình kiểm toán thuế GTGT................................................................31
Sơ đồ 1.4: Thiết kế thủ tục kiểm toán..........................................................................37
Sơ đồ 3.1:Quy trình kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính
thực hiện của Deloitte việt nam.................................................................................101
iv
DANG MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Cơ sở dẫn liệu kiểm toán thuế GTGT..........................................................29
Bảng 1.2: Các thủ tục kiểm soát đối với thuế GTGT...................................................38
Bảng 2.1: Chương trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT đối tại khách hàng A.......54
Bảng 2.2 :Bảng tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan tới thuế GTGT tại khách
hàng B.........................................................................................................................78
Bảng 2.3: Chương trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT tại khách hàng B.............81
Biểu 1.1: Mẫu tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT.......................................................24
Biểu 2.1: Giấy tờ làm việc 1160 – Kế hoạch kiểm toán...............................................47
Biểu 2.2: Giấy tờ làm việc 1710 – Xác định M và PM tại khách hàng A....................53
Biểu 2.3: Giấy tờ làm việc 6440 – Tổng hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
tại khách hàng A..........................................................................................................60
Biểu 2.7: Giấy tờ làm việc 6444 – Tổng hợp thuế GTGT phải nộp và kiểm tra chi tiết
thanh toán thuế GTGT cho Ngân sách Nhà nước tại khách hàng A.............................68
Biểu 2.9: Giấy tờ làm việc 1710 – Xác định M và PM tại Khách hàng B....................80
Biểu 2.10: Giấy tờ làm việc 6440 – Tổng hợp thuế.....................................................86
Biểu 2.11: Giấy tờ làm việc 6441.1 – Đối chiếu thuế GTGT.......................................87
Biểu 2.12: Giấy tờ làm việc 6441.2 – Thuế GTGT đầu ra...........................................89
Biểu 2.13: Giấy tờ làm việc 6441.3 – Kiểm tra thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
và việc thanh toán thuế GTGT.....................................................................................90
v
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận văn
Nền kinh tế Việt Nam đã phát triển đáng kể từ khi hội nhập WTO. Ngày càng có
nhiều công ty, tập đoàn kinh tế đã được thành lập với nhiều loại hình kinh doanh dẫn
tới những mối quan hệ kinh tế phức tạp. Vì vậy, sự kiểm soát, quản lý chặt chẽ của
Chính phủ đóng vai trò quan trọng hơn trong nên kinh tế hơn bao giờ hết.
Trong một thời gian ngắn từ những năm 90,91, “kiểm toán” đã trở thành thuật
ngữ quen thuộc tại lĩnh vực tài chính - kế toán Việt Nam. Các công ty kiểm toán đã
được phát triển nhanh chóng và liên tục nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu của
nền kinh tế. Dịch vụ kiểm toàn đã góp phần cải thiện tính minh bạch tài chính, tăng
niềm tin đối với người sử dụng thông tin tài chính cũng như phần nào hỗ trợ hệ thống
quản lý của Chính phủ.
Kiểm toán báo cáo tài chính thường được thực hiện kiểm toán độc lập. Dịch vụ
này đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng BCTC (chủ sở hữu của doanh nghiệp, các
nhà đầu tư, các chủ nợ, v.v…). Tính trung thực, hợp lý của các thông tin trên báo cáo
tài chính là mối quan tâm hàng đầu của những người sử dụng để xem xét và đưa ra
quyết định đúng đắn. Vì vậy, mục tiêu chính của từng cuộc kiểm toán là để cung cấp
thông tin đầy đủ, khách quan và đáng tin cậy về tình hình tài chính của doanh nghiệp
thông qua ý kiến kiểm toán.
Thực hiện các nghĩa vụ thuế được quy định bởi Chính phủ là trách nghiệm bắt
buộc của tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi ích của Chính phủ là không giống với
doanh nghiệp do đó các doanh nghiệp luôn có xu hướng cố gắng trốn tránh những
nghĩa vụ này. Điều đó làm cho kiểm toán thuế càng trở nên quan trọng và cần thiết
trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
1
Hiện nay, mọi người đều biết tới Big 4 – 4 Công ty nổi tiếng nhất trong ngàng
kiểm toán: KPMG, PWC, E&Y và Deloitte Việt Nam. Với tiền thân là VACO – công
ty kiểm toán được thành lập điều tiền tại Việt Nam, Deloitte Việt Nam đã và đang phát
triển với nên tảng vững chắc – Cách tiếp cận tiên tiến của Deloitte toàn cầu cùng với
những con người xuất sắc với một kiến thức vững chắc và kỹ năng tốt. Dựa trên những
kinh nghiệm quý giá trong kiểm toán, Deloitte Việt Nam đã nghiên cứu các phương
pháp tiếp cận kiểm toán thuế từ đó xây dựng phương pháp riêng để thực hiện kiểm
toàn với các chính sách thuế của Việt Nam. Sau thời gian thực tập tại Deloitte và thời
gian nghiên cứu các chính sách thuế trong các cuộc kiểm toán thuế, em nghĩ đây là
lĩnh vực kiểm toán thật sự khó nhưng cũng rất thú vị, đặc biêt là kiểm toán thuế giá trị
gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Bời vì kiểm toàn thuế mang những đặc
điểm cụ thể của kiểm toán tuân thủ, kiểm toán viên không những phải tìm hiểu quá
trình ghi lại nghĩa vụ thuế, nộp thuế trong các doanh nghiệp mà còn phải có một kiến
thức tốt về hệ thống thuế, pháp luật về thuế và các quy định của Chính phủ. Trong
nhiều loại thuế, thuế giá trị gia tăng là một trong các loại thuế phổ biến nhất được áp
dụng trong hầu hết các công ty và đóng vai trò quan trọng trong doanh thu của Chính
phủ. Vì vậy, em quyết định viết luân văn về “Kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong
quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Viet
Nam thực hiện”. Luận văn này hy vọng là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những
người muốn nghiên cứu về kiểm toán độc lập, đặc biệt là kiểm toán thuế giá trị gia
tăng.
Nội dung luận văn bao gồm:
Chương 1: Đặc điểm khoản mục thuế giá trị gia tăng ảnh hưởng đến kiểm toán
báo cáo tài chính thực hiện bởi Deloitte Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng quy trinh kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán
báo cáo tài chính thực hiện bởi Deloitte Việt Nam
2
Chương 3: Giải pháp cải thiện quy trình kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong
kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện bởi Deloitte Việt Nam
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng kết, khái quát lý thuyết về kiểm toán thuế GTGT.
- Đề cập thực tế của kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán tài chính thực hiện
bởi các kiểm toán viên của Deloitte Việt Nam.
- Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu trong cách tiếp cận kiểm toán khoản mục
thuế GTGT, từ đó đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện thủ tục kiểm toán thuế GTGT.
3. Phạm vi của chuyên đề thực tập
- Luận văn này chỉ để cập đến kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo
cáo tài chính tại một số khách hàng của Deloitte Việt Nam, do đó có thể luận văn
không thể cung cấp tất cả các phương pháp tiếp cận kiểm toán của Deloitte khi kiểm
toán, nhưng người viết sẽ cố gắng để mang lại những phương pháp chung của kiểm
toán thuế GTGT với hy vọng có thể mang tới cho người đọc những hiểu biết hữu ích
về nội dung này.
- Luận văn sẽ nêu rõ các quá trình từ lập kế hoạch kiểm toán tới thủtục phân tích
đến kiểm tra chi tiết trong kiểm toán thuế GTGT được thực hiện bởi Deloitte Việt
Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Người viết kết hợp lý thuyết kiểm toán được học với nghiên cứu thực tế và
tham chiếu tời giấy tờ làm việc của kiểm toán Deloitte.
- Người viết sử dụng các kỹ thuật: So sánh, đánh giá, phân tích, tổng hợp dữ liệu.
3
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN BỞI
DELOITTE VIỆT NAM.
1.1 Đặc điểm khoản mục thuế giá trị gia tăng có ảnh hưởng đến kiểm toán tài
chính
1.1.1 Khái quát về thuế giá trị gia tăng thuế
1.1.1.1 Đặc điểm chung của thuế giá trị gia tăng
- Khái niệm:
Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên
trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng - vào năm 1954. Thuế giá trị gia tăng
theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắc là TVA), tiếng Anh gọi
là Value Added Tax (viết tắc là VAT), dịch ra tiếng Việt là thuế giá trị gia tăng. Khai
sinh từ nước Pháp, thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế
giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La
Tinh và một số quốc gia Châu á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế giá
trị gia tăng .Các quốc gia khác cũng đang trong thời ký nghiên cứu loại thuế này.Tính
đến nay đã có khoảng 130 quốc gia áp dụng thuế giá trị gia tăng.
Ở nước ta, tại ký họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, Quốc hội nước ta đã thông qua
Luật thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01-01-1999.
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là một loại
thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong
quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước
theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Ðây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản
phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối
4
cùng là giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có
khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế giá trị gia tăng được cộng vào giá bán
hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.
- Cơ chế hoạt động của thuế giá trị gia tăng:
Cơ sở của thuế giá trị gia tăng chính là phần giá trị tăng thêm của sản phẩm do cơ
sở sản xuất, kinh doanh mới sáng tạo ra chưa bị đánh thuế. Nói cách khác, cơ sở của
thuế giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ. Do đó cơ chế hoạt động của thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
Một trong những nguyên tắc cơ bản của thuế giá trị gia tăng là sản phẩm, hàng
hoá dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, đều chịu thuế như nhau.
Thuế giá trị gia tăng có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ có người bán
hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế giá trị gia tăng trên toàn bộ doanh thu bán
hàng (hoặc cung ứng dịch vụ). Còn người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở các khâu tiếp
theo đối với hàng hoá (hoặc dịch vụ) đó, chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm.
Nói cách khác, thuế giá trị gia tăng là loại thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ,
trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá (hoặc dịch vụ) từ khâu đầu tiên đến người
tiêu dùng, khi khép kín một chu kỳ kinh tế. Ðến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc
cung cấp dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên
giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.
Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi kết quả sản xuất, kinh doanh của
đối tượng nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản
được cộng thêm vào giá bán của đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng chiụ nhưng không phải do người tiêu
dùng trực tiếp nộp mà là do người bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) nộp thay vào kho bạc,
5