Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề thực tập hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần bia hà nội kim bài
PREMIUM
Số trang
160
Kích thước
871.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1343

Chuyên đề thực tập hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần bia hà nội kim bài

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đuợc thực

hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, tình hình thực tiễn và duới sự huớng dẫn

khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thị Lời. Các số liệu, kết quả nêu trong luận

văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình luận

văn nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả

Trần thị thu Nga

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh

tế Quốc dân, Khoa sau Đại Học đã tạo điều kiện cho việc thực hiện đề tài luận văn

tốt nghiệp thạc sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thị Lời đã

tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Trong quá

trình triển khai, học tập nghiên cứu đề tài và những gì đạt được hôm nay là nhờ các

thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giảng dạy, hướng dẫn tận tình cho tôi.

Qua đây, tôi cũng mong muốn được gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ

lãnh đạo, nhân viên chi nhánh Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Kim Bài đã tạo điều

kiện, giúp đỡ, cung cấp các số liệu và tài liệu cần thiết của Công ty để tôi có thể

hoàn thiện đề tài một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép

nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự cảm thông và

đóng góp ý kiến của các thầy cô, các chuyên gia và những ai quan tâm đến đề tài.

Xin chân thành cảm ơn !

MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN i

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài1

1.2. Tổng quan các chương trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu 5

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 5

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 6

1.4.3. Câu hỏi nghiên cứu 6

1.5. Phương pháp nghiên cứu 6

1.6. Những đóng góp của luận văn 7

1.7. Bố cục của luận văn 7

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI

PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 9

2.1. Bản chất và vai trò của KTQT chi phí trong DNSX 9

2.1.1. Bản chất của KTQT chi phí 9

2.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong quản trị doanh nghiệp 10

2.2. Nội dung của kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản

xuất. 12

2.2.1. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp 12

2.2.2. Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí 18

2.2.3. Xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí 28

2.2.4. Phân tích biến động chi phí 36

2.2.5. Sử dụng thông tin chi phí để ra quyết định kinh doanh 40

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – KIM BÀI 47

3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần bia Hà Nội – Kim Bài 47

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển47

3.1.2. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ 49

3.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và đặc điểm quy trình công

nghệ của công ty cổ phần bia Hà Nội- Kim Bài. 50

3.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 52

3.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Bia Hà

Nội – Kim Bài 55

3.2.1. Thực trạng phân loại chi phí 55

3.2.2. Thực trạng xây dựng định mức và lập dự toán chi phí 59

3.2.3. Thực trạng về xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí 63

3.2.4. Thực trạng phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi

nhuận 71

3.2.5. Thực trạng lập báo cáo kế toán quản trị chi phí71

3.2.6. Thực trạng phân tích thông tin chi phí để ra quyết định kinh doanh

72

3.2.7. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí 72

CHƯƠNG IV: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI

PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – KIM BÀI 74

4.1. Đánh giá thực trạng KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Bia Hà

Nội – Kim Bài 74

4.1.1. Ưu điểm74

4.1.2. Nhược điểm 75

4.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện KTQT CP tại Công ty Cổ phần bia

Hà Nội – Kim Bài 77

4.3. Giải pháp hoàn thiện 78

4.3.1. Hoàn thiện phân loại chi phí phục vụ yêu cầu quản trị doanh

nghiệp 78

4.3.2. Hoàn thiện công tác xây dựng định mức chi phí 83

4.3.3. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí 88

4.3.4. Hoàn thiện công tác lập báo cáo kế toán quản trị 92

4.3.5. Hoàn thiện phương pháp hạch toán chi phí cho các đối tượng chịu

phí 96

4.3.6. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán trong công ty Cổ phần Bia Hà

Nội – Kim Bài để đảm bảo thực hiện KTQT chi phí 97

4.4. Điều kiện cơ bản để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty

Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài 99

4.4.1. Về phía Nhà Nước99

4.4.2. Về phía công ty 99

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DNSX Doanh nghiệp sản xuất

KTTC Kế toán tài chính

KTQT

KQKD

SXKD

Kế toán quản trị

Kết quả kinh doanh

Sản xuất kinh doanh

NVL Nguyên vật liệu

CCDC Công cụ dụng cụ

CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp

CPSXC Chi phí sản xuất chung

CPBH Chi phí bán hàng

CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp

TKKT Tài khoản kế toán

TSCĐ Tài sản cố định

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ Kinh phí công đoàn

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đổ 2.1. Quá trình tập hợp chi phí theo đơn hàng 29

Sơ đồ 2.2. Quá trình tập hợp CP theo quá trình SX từng phân xưởng30

Sơ đồ 2.3. Quá trình tập hợp CPSX theo quy trình song song 30

Sơ đồ 2.4: Quản trị chi phí sản xuất theo phương pháp Kaizen ở giai

đoạn tiền sản xuất và giai đoạn sản xuất 35

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy công ty 49

Sơ đồ 3.2: Quy trình công nghệ sản xuất bia 51

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ bộ máy kế toán 53

Sơ đồ 3.4: Quy trình hạch toán số liệu với phần mềm VISOFT. 54

Sơ đồ 3.5. Sơ đồ vận động chứng từ theo phuơng pháp tập hop chi phí

theo công việc64

Sơ đồ 4.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu kết hợp 98

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Phân loại chi phí tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài 58

Bảng 4.1. Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí 80

Bảng 4.2. Định mức NVL xây dựng hoàn chỉnh 85

Bảng 4.3. Định mức chi phí nhân công trực tiếp 87

Bảng 4.4. Phân tích biến động chi phí nguyên liệu 93

Bảng 4.5. Phân tích biến động chi phí nhân công 94

Bảng 4.6. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung 95

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Chương 1, luận văn giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế thị trường tất yếu phải có cạnh tranh, không những cạnh tranh

giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp

nước ngoài. Muốn đứng vững trong cạnh tranh thì hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, các doanh

nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thường xuyên cải

tiến mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu câu, thị hiếu của người tiêu dùng.

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, để tăng tính cạnh tranh

trên thị trường, các công ty sản xuất cũng cần phải hết sức quan tâm đến việc

giảm giá thành sản phẩm. Việc xác định chi phí cũng như xây dựng các kế

hoạch nhằm kiểm soát chi phí, hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản lý

dường như trở thành vấn đề ngày càng cấp thiết đối với các doanh nghiệp sản

xuất trong thời điểm hiện tại để đạt được mục tiêu tăng sức cạnh tranh bằng

việc giảm giá thành. Qua quá trình tiếp cận và tìm hiểu tình hình kinh doanh

thực tế tại Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài, tác giả nhận thấy công ty

có hệ thống kế toán quản trị nói chung cũng như kế toán quản trị chi phí nói

riêng đang hoạt động chưa hiệu quả, chưa cung cấp cho quản lý những thông

tin thiết thực để ra quyết định, vì vậy tác giả đã chọn đề tài: "Hoàn thiện kế

toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ Phần Bia Hà Nội – Kim Bài” làm đề

tài luận văn thạc sỹ, với mong muốn đóng góp những nghiên cứu của mình để

hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị chi phí của Công ty, nâng cao sức cạnh

tranh của công ty trên thị trường Bia – Rượu – Nước giải khát ngày càng khốc

liệt.

ii

1.2. Tổng quan các chương trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Về luận văn thạc sỹ từ năm 2007 đến nay bắt đầu có nhiều nghiên cứu

ứng dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên các

công trình nghiên cứu về kế toán quản trị đã công bố đều chưa nghiên cứu

chuyên sâu về công tác kế toán quản trị chi phí áp dụng cho các doanh nghiệp

Bia rượu – Nước giải khát trong khi các doanh nghiệp này đang phải đối mặt

với rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài góp phần hệ thống hoá và làm rõ những cơ sở lý luận cơ bản về

kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất.

Trên cơ sở khảo sát thực trạng về kế toán quản trị chi phí tại Công ty

Cổ Phần Bia Hà Nội – Kim Bài, đề xuất những phương hướng, giải pháp để

xây dựng, hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp này

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kế toán quản trị chi phí và hoàn

thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Kim Bài

Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần Bia Hà

Nội – Kim Bài

Thời gian nghiên cứu: năm 2014

1.5. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất

bao gồm những nội dung gì?

Câu hỏi 2: Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bia Hà

Nội – Kim Bài có tác động đến kế toán quản trị chi phí tại công ty như thế

nào?

iii

Câu hỏi 3: Các nội dung kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần

bia Hà Nội - Kim Bài cần thực hiện như thế nào để cung cấp thông tin hữu

ích cho nhà quản trị và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty?

1.6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp đối chiếu và so sánh

1.7. Những đóng góp của luận văn

Luận văn đóng góp trên 3 mặt: hệ thống hóa kế toán quản trị chi phí

trong doanh nghiệp sản xuất; khảo sát và phân tích thực trạng kế toán quản trị

chi phí tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài, đề xuất các giải pháp để

hoàn thiện KTQT tại công ty.

1.8. Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

sản xuất

- Chương 3: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Bia

Hà Nội – Kim Bài

- Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và các giải pháp đề xuất về kế

toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài

Chương 2, Luận văn đề cập đến nhưng vấn đề lý luận chung về kế toán

quản trị chi phí trong các DN

2.1. Bản chất và vai trò của KTQT chi phí trong DNSX

2.1.1. Bản chất của KTQT chi phí

iv

Các đối tượng quan tâm tới tình hình kinh tế tài chính của một đơn vị

gồm 2 nhóm cơ bản: bên trong và bên ngoài đơn vị. Các đối tượng này có

mục tiêu ra quyết định khác nhau, và do đó quan tâm tới những góc độ khác

nhau dẫn đến sự hình thành 2 hệ thống thông tin kế toán để đáp ứng nhu cầu

của các đối tượng trên, đó là KTTC và KTQT, trong đó KTQT là hệ thống

thông tin chủ yếu hướng tới nội bộ DN để phục vụ cho quá trình ra quyết định

trong điều hành, giám sát hoạt động SXKD, lựa chọn phương án kinh doanh.

KTQT CP là một hệ thống thông tin kế toán, là một chức năng của quản lý,

nhằm thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá, tổng hợp để cung cấp thông tin về

chi phí của tổ chức cho các nhà quản trị phục vụ cho việc ra quyết định trong

việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát, đánh giá hệ thống để sử dụng

có hiệu quả nguồn lực, nâng cao giá trị tổ chức.

2.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong quản trị doanh nghiệp

Trong hoạt động KD, nhà quản trị phải điều hành các hoạt động hằng

ngày, lập kế hoạch cho tương lai, giải quyết các vấn đề và thực hiện một khối

lượng lớn các quyết định thường xuyên và không thường xuyên. Tất cả những

điều này đòi hỏi phải có các thông tin đặc biệt khác nhau từ KTQT. Do đó,

KTQT là hệ thống đo lường, thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp các thông

tin về kinh tế tài chính phục vụ cho yêu cầu quản trị DN trong việc lập kế

hoạch, điều hành, theo dõi, thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ DN.

2.2. Nội dung của KTQT CP trong các DN sản xuất

2.2.1. Phân loại chi phí trong DNSX

2.2.1.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Theo cách phân loại này, chi phí được phân thành chi phí sản xuất và

chi phí ngoài sản xuất. Mục đích của việc phân loại chi phí theo chức năng

hoạt động nhằm xác định rõ vai trò, chức năng hoạt động của CP trong quá

trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở DN, đồng thời cung cấp thông tin có hệ

v

thống cho việc tính giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành, lập các báo

cáo tài chính.

2.2.1.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Theo cách phân loại chi phí này, chi phí được phân thành: Định phí,

biến phí và chi phí hỗ hợp. Mục đích của cách phân loại CP này trong KTQT

là cung cấp thông tin phục vụ cho quyết định kinh doanh trong việc lập kế

hoạch, kiểm tra và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp. Nhìn vào chi phí

các nhà quản trị có thể thấy được sự biến động của CP có phù hợp với sự biến

động của mức độ hoạt động hay không, để đưa ra những quyết định nhằm

quản lý CP tốt hơn.

2.2.1.3. Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp chi phí

Theo cách phân loại chi phí này, chi phí được phân thành chi phí trực

tiếp và chi phí gián tiếp. Cách phân loại chi phí này có ý nghĩa về mặt kỹ

thuật quy nạp chi phí vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Mặt khác, cách

phân loại chi phí này còn giúp cho nhà quản trị ra các quyết định trong các

tình huống khác nhau. Đối với nhà quản trị, chi phí trực tiếp thường mang

tính có thể tránh được. Ngươc lại, chi phí gián tiếp thường không thể tránh

được vì chúng phát sinh để phục vụ cho ít nhất từ 2 sản phẩm hoặc 2 hoạt

động trở lên.

2.2.1.4. Phân loại chi phí liên quan đến việc lựa chọn các phương án

Theo cách phân loại này, chi phí được phân thành chi phí chênh lệch,

chi phí chìm và chi phí cơ hội. Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp có bao nhiêu

phương án kinh doanh thì có bấy nhiêu khả năng thu lợi nhuận ở các mức độ

khác nhau. Khi doanh nghiệp lựa chọn một phương án kinh doanh nào đó sẽ

bỏ lỡ các phương án kinh doanh còn lại, như vậy cũng có nghĩa là bỏ lỡ việc

thu lợi nhuận từ các phương án đó. Lúc này, nhà quản trị doanh nghiệp phải

coi mức lợi nhuận cao nhất của phương án nào đó trong các phương án bị bỏ

vi

lỡ là chi phí cơ hội cho phương án được lựa chọn.

2.2.2. Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí

2.2.2.1. Xây dựng định mức chi phí

Để sản xuất ra một sản phẩm hay thực hiện một công việc cụ thể cần

phải tiêu hao các yếu tố sản xuất. Định mức chính là chi phí dự tính để sản

xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc thực hiện một dịch vụ cho khách hàng.

Việc xây dựng một hệ thống chi phí định mức có ý nghĩa vô cùng quan trọng

với doanh nghiệp. Trong DN sản xuất, các định mức chi phí bao gồm: định

mức NVL trực tiếp, định mức NCTT, định mức chi phí SXC, định mức chi

phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

2.2.2.2. Lập dự toán chi phí

Dự toán là các kế hoạch chi tiết chỉ rõ cách huy động, sử dụng vốn và

các nguồn lực khác của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định và được

biểu diễn một cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị.

Có 2 phương pháp dự toán là dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt.

Trong DNSX, cần tiến hành lập các dự toán: Dự toán tiêu thụ, dự toán

sản lượng sản xuất, dự toán chi phí NVLTT, dự toán chi phí NCTT, dự toán

CP SXC, dự toán hàng tồn kho, dự toán giá vốn hàng bán...

2.2.3. Xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí

2.2.3.1. Các phương pháp xác định chi phí theo mô hình kế toán quản trị chi

phí truyền thống

Phương pháp xác định chi phí theo đơn hàng: được áp dụng cho những

sản phẩm thực hiện theo đơn đặt hàng, sản phẩm thường dễ nhận diện, có giá

trị hoặc các sản phẩm rất khác nhau về đặc tính, quá trình sản xuất và chi phí

sản xuất.

Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất: thường áp dụng

ở những doanh nghiệp mà sản phẩm sản xuất qua nhiều bước chế biến (qua

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!