Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề thực tập  hoàn thiện công tác quản lý dự án hỗ trợ y tế quốc gia từ nguồn vốn oda của wb
MIỄN PHÍ
Số trang
77
Kích thước
400.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1479

Chuyên đề thực tập hoàn thiện công tác quản lý dự án hỗ trợ y tế quốc gia từ nguồn vốn oda của wb

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyªn ®Ò thùc tËp chuyªn ngµnh

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tình tất yếu của đề tài.

Hội nhập với nền kinh tế thế giới đang phát triển với tốc độ nhanh chóng,

Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đất nước ta còn nghèo, thu nhập người dân chưa cao, xuất phát điểm phát

triển thấp.Vì vậy để phát triển kinh tế, thực hiện quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước thành công, bên cạnh nguồn vốn trong nước là quyết

định, Đảng và Nhà nước ta rất kỳ trọng nguồn vốn bên ngoài, trong đó có

nguồn vốn đầu tư trự tiếp nước ngoài (FDI) và đặc biệt là nguồn vốn Hỗ trợ

phát triển chính thức (ODA).

Trong những năm gần đây, nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam có xu

hướng ngày càng tăng, góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã

hội và nó được phân bổ vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều địa phương.

Tuy nhiên việc quản lý, sử dụng nguồn vốn này hiện nay còn nhiều bất cập.

Bất cập từ các văn bản pháp luật điều chỉnh cho tới việc triển khai thực hiện

các dự án có sử dụng nguồn vốn này.

Trong các hình thức cung cấp ODA của các nhà tài trợ là hình thức hỗ

trợ dự án/ chương trình, một trong những tiêu chí nhà tài trợ dùng để xem xét

xem có tài trợ hay không là hiệu quả hoạt dộng của các dự án. Trong thời gian

sắp tới để có thể thu hút nhiều hơn nguồn vốn ODA cho sự nghiệp phát triển

kinh tế- xã hội thì việc quản lý để nâng cao hiệu quả các dự án là rất cần thiết.

Trên cơ sở xem xét các kết quả đạt được và thực trạng hoạt động của một

số dự án quan trọng cấp nhà nước. Em thấy có một số vấn đề trong công tác

quản lý dự án, vì vậy em chon đề tài: “ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN

LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ Y TẾ QUỐC GIA TỪ NGUỒN VỐN ODA CỦA WB ”

để nghiên cứu.

Chuyªn ®Ò thùc tËp chuyªn ngµnh

2. Mục đích nghiên cứu.

Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá một số kết quả thu được của dự

án Hỗ trợ Y tế Quóc gia, từ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động của dự án đông thời rút ra một vài bài học cho việc quan lý các dự

án khác.

3. Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài sử dụng các phương pháp của phép duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, … để giải quyết vấn đề

đặt ra.

4. Kết cấu của đề tài.

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài trình bày

trong 3 chương:

Chương I. Một số vấn đề quản lý dự án sử dụng nguồn ODA vay từ WB

Chương II. Thực trạng quản lý Dự án Hỗ trợ y tế quốc gia vốn vay từ

World Bank.

Chương III. Một số kiến nghị.

Trong quá trình nghiên cứu, do sự hạn chế về tài liệu cũng như hiểu biết

sâu về một lĩnh vực quản lý, bài nghiên cứu này chắc không thể tránh khỏi

những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo

và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn!

Em trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Khoa học Quản lý,

những người đã tận tình tạo điều kiện cho em hoàn thành bài nghiên cứu này.

Đặc biệt là TS Lê thị Anh Vân, người đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp

nhiều ý kiến giá trị trong quá trình hoàn thành bài nghiên cứu này.

Chuyªn ®Ò thùc tËp chuyªn ngµnh

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN SỬ DỤNG

NGUỒN ODA VAY TỪ WORLD BANK

I. NGUỒN VỐN ODA VAY TỪ WORLD BANK

1. Giới thiệu chung về World Bank, vai trò của World Bank trong việc hỗ

trợ vốn cho Việt Nam

Hiện nay Việt Nam được 25 nhà tài trợ song phương và 14 tổ chức tài

trợ đa phương cung cấp ODA thường xuyên. Theo số liệu thống kê thì Nhật

Bản, Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là ba

nhà tài trợ chính, chiếm gần 70 % số vốn ODA hỗ trợ cho Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới là một trong các tổ chức lớn nhất thế giới hỗ trợ về

vốn và tri thức cho các nước thành viên. Nhiệm vụ của Ngân hàng Thế giới là

đấu tranh chống lại nghèo đói và cải thiện mức sống của con người tại các

nước đang phát triển. Ngân hàng Thế giới (WB) một thể chế quốc tế hàng đầu

trong cung cấp tài chính và kiến thức hỗ trợ Chính phủ các nước thành viên

thực hiện chương trình quốc gia cải thiện cơ bản dịch vụ y tế giáo dục, cung

cấp nước sạch, điện, hạ tầng và bảo vệ môi trường. Thông qua các dự án tín

dụng hoặc viện trợ không hoàn lại cũng như các hỗ trợ kỹ thuật gồm tư vấn

và nghiên cứu, các hoạt động của Ngân hàng Thế giới nhằm mục tiêu xóa đói

giảm nghèo, cải thiện dời sống cho người dân ở các quốc gia có thu nhập

trung bình. Ngân hàng Thế giới hiện có mặt tại hơn 100 nước và có một đội

ngũ nhân viên xấp xỉ khoảng 10.600 người trên khắp thế giới.

Kể từ khi quay trở lại đầu tư ở Việt Nam vào năm 1993, Ngân hàng

Thế giới đã tài trợ cho 35 dự án để giúp cho cuộc chiến xoá đói giảm nghèo

tại Việt Nam thông qua hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, các

chương trình y tế, trường học và các nhu cầu thiết yếu khác. Mức ODA mà

WB cam kết tài trợ cho Việt Nam trong tổng số ODA các nhà tài trợ cam kết

là tương đối cao, được thể hiện trong bảng 1.

Bảng 1 : Tình hình cam kết ODA giai đoạn 1993-2003

Chuyªn ®Ò thùc tËp chuyªn ngµnh

Đơn vị : triệu USD

NHÀ TÀI

TRỢ

1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

TỔNG SỐ 1810.8 1941 2264.5 2430.9 2400 2272 2152 2400 2400 2600 2839

WB 400 500 450 500 600 403 400 700 700 720 750

Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong giai đoạn 2001-2005 WB đã hỗ trợ cho Việt Nam 3670 triệu

USD và trong giai đoạn 5 năm tới con số đó, theo dự đoán của các nhà hoạch

định chính sách, có thể lên tới 4000 triệu USD.

2. Giới thiệu chung về nguồn vốn ODA

2.1 Khái niệm

Trong quá trình hình thành và phát triển của sự Hợp tác phát triển quốc

tế có một số khái niệm về ODA.

Thứ nhất, ODA là hình thức hỗ trợ phát triển của Chính phủ các nước,

các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ có tính chất song phương hoặc

đa phương bao gồm các khoản tiền mà các cơ quan, Chính phủ viện trợ không

hoàn lại ( cho không) hoặc cho vay theo các điều kiện tài chính ưu đãi (Giáo

trình kinh tế quốc tế - trường ĐH Kinh tế quốc dân)

Thứ hai, Theo quy định của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển

(OECD) bao gồm thành viên là các nước phát triển, ODA là nguồn vốn hỗ trợ

phát triển chính thức của Chính phủ các nước phát triển, các tổ chức tài

chính quốc tế, các tổ chức quốc tế… dành cho các nước đang phát triển có

mức thành tố hỗ trợ (Grant element), hay cũn gọi là yếu tố không hoàn lại đạt

ít nhất 25%. ODA bao gồm các dạng: viện trợ không hoàn lại(dưới dạng tiền

hoặc hàng hoá), tín dụng ưu đãi, tín dụng hỗn hợp. Đây là định nghĩa chính

thức được thống nhất sử dụng trong các văn bản về ODA của nhà nước ta,

cũng như trong báo cáo này.

2.2 Hình thức cung cấp.

Chuyªn ®Ò thùc tËp chuyªn ngµnh

Các hình thức cung cấp ODA bao gồm:

ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không hoàn trả lại cho nhà

tài trợ.

ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi ) là khoản vay với các

điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ sao cho “yếu tố

không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các

khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.

ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các

khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại

nhưng tính chung lại, “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các

khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.

2.3 Phương thức cung cấp.

Hỗ trợ dự án: Đây là hình thức chủ yếu của hỗ trợ phát triển chính thức,

bao gồm hỗ trợ cơ bản và hỗ trợ kỹ thuật (một dự án cụ thể kết hợp cả hai loại

trên)

Hỗ trợ chương trình: Là viện trợ đó đạt được hiệp định với đối tác viện

trợ, nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời

hạn nhất định để thực hiện nhiều nội dung khác nhau của một chương trình.

Hỗ trợ ngân sách.: Vốn vay ODA sẽ được trực tiếp đưa vào ngân sách

quốc gia để thực hiện các chương trình cải cách của Chính phủ.

II. QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ Y TẾ QUỐC GIA

1. Quản lý dự án.

1.1 Dự án, các loại dự án.

“Dự án” là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt

được một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trong một thời gian

nhất định, dựa trên những nguồn lực xác định.

Theo cách hiểu như trên thì:

Chuyªn ®Ò thùc tËp chuyªn ngµnh

Mỗi dự án khi được lập lên đều phải chỉ rõ mục tiêu cần phải đạt được.

Mỗi dự án tồn tại một mục tiêu quy định toàn bộ hoạt động của toàn bộ dự án,

và nó tạo ra sự hạn định về các phương diện của dự án.

Bên cạnh đó mỗi dự án cần phải xác định rõ thời gian cần thiết để đi

đến mục tiêu. Thời gian của dự án thường gắn với “Chu trình dự án”. Chu

trình của dự án bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, thường bao gồm ba giai

đoạn chính : Xác định, nghiên cứu và lập dự án; triển khai thực hiện dự án;

khai thác dự án.

Ngoài ra cũng phải xác định những nguồn lực cần huy động để đảm

bảo thực hiện mục tiêu của dự án. Nguồn lực có thể là tiền hay các phương

tiện kỹ thuật, đất đai...

Có nhiều tiêu thức để phân loại dự án, nhưng trong tài liệu này chỉ chia

dự án thành hai loại theo mục đích là:

Dự án đầu tư : là dự án tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật

chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải

tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian

xác định. Dự án đầu tư bao gồm dự án đầu tư xây dựng công trình và các loại

dự án đầu tư khác.

Dự án hỗ trợ kỹ thuật: là dự án có mục tiêu phát triển năng lực và thể

chế hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào kỹ thuật để chuẩn bị thực hiện các

chương trình / dự án thông qua các hoạt động cung cấp chuyên gia, đào tạo,

hỗ trợ trang thiết bị, tư liệu và tài liệu, tham quan khảo sát, hội thảo.

1.2 Quản lý dự án.

Quản lý dự án được thực hiện trong tất cả các giai đoạn khác nhau của

chu trình dự án. Bao gồm cả quản lý của các cơ quan quản lý vĩ mô và cơ

quan quản lý vi mô.

Quản lý vĩ mô dự án được hiểu là quản lý của Nhà nước đối với tất cả

các dự án nhằm đảm bảo định hướng phát triển thống nhất trong toàn quốc

gia, toàn ngành, và địa phương.

Chuyªn ®Ò thùc tËp chuyªn ngµnh

Quản lý vi mô dự án đó là quản lý của chủ đầu tư hoặc đại diện hợp

pháp của chủ đầu tư. Quản lý vi mô các dự án nhằm đảm bảo sự liên kết trong

quá trình hoạt động của dự án, bảo đảm phát hiện sớm và giải quyết nhanh

chóng những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án và để dự

án có thể được thực hiện theo đúng kế hoạch thời gian, kiểm tra.

2. Giới thiệu về ngành Y tế.

Hệ thống tổ chức của ngành y tế mỗi quốc gia có những đặc thù khác

nhau. Ở Việt Nam, ngành Y tế được tổ chức theo 4 cấp.

a. Trung ương.

Đây là cấp cao nhất. Trên cùng là Bộ Y tế là cơ quan chủ đạo của

Ngành Y tế đóng vai trò chỉ đạo tổng thể về chính sách và hướng dẫn các vấn

đề chuyên môn kỹ thuật trong cả nước. Bộ được cơ cấu thành 14 Vụ, Ban.

Ngoài ra còn có các Viện chuyên ngành cung cấp dịch vụ và cố vấn về các

chuyên ngành, chuyên khoa khác nhau. Trong số này có Viện Vệ sinh Dịch

tễ, Viện dinh dưỡng và một số viện khác chịu trách nhiệm nghiên cứu đào tạo

chăm sóc bệnh nhân thuộc các lĩnh vực như y học cổ truyề, lao, phổi,.v.v..

Bên cạnh đó còn có một số Bộ khác như Bộ Quốc phòng cũng cung cấp các

dịch vụ y tế. Tổng cộng có chừng 35 cơ sở cung cấp dịch vụ cấp trung ương

trực thuộc Bộ Y tế. Tuy nhiên hiện nay việc quản lý các dịch vụ y tế tuyến

trung ương còn khá nhiều bất cập.

Theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 49/2003/NĐ-CP quy định về chức

năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế: Bộ Y tế có trách nhiệm

trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài

hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân

dân và các công trình, dự án quan trọng của Bộ Y tế. Theo Khoản 4 Điều 2

nghị định này, Bộ có trách nhiệm Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách

nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch và các chương trình quốc gia sau khi được phê duyệt và các

văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tuyên truyền, phổ biến,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!