Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề thực tập  hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần bảo hiểm
MIỄN PHÍ
Số trang
83
Kích thước
593.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1019

Chuyên đề thực tập hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần bảo hiểm

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTCP Công ty Cổ phần

ĐGTHCV Đánh giá thực hiện công việc

Công ty PVI Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam

NNL Nguồn nhân lực

PVI Công ty Cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam

PVN Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam

DANH MỤC BẢNG BIỂU.

Bảng 1. Mẫu phiếu đánh giá áp khi dụng phương pháp thang đo đồ họa:

Bảng 2. Mẫu phiếu đánh giá áp dụng phương pháp danh mục kiểm tra:

Bảng 3. Mẫu phiếu ghi chép.

Bảng 4. Mẫu phiếu đánh giá áp dụng phương pháp thang đo dựa trên hành vi.

Bảng 5: Quy mô nhân lực của PVI.

Bảng 6: Cơ cấu lao động theo giới tính của PVI trong năm 2013 và 2014.

Bảng 7: Tỷ lệ khống chế xếp loại cán bộ công nhân viên năm 2014.

Bảng 8: Cách tính điểm hàng tháng cho cán bộ nhân viên

Bảng 9: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá hàng tháng của nhân viên.

Bảng 10: Trích bảng tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ nhân viên năm 2014 của ban

công nghệ thông tin.

Bảng 11: bảng đánh giá cán bộ nhân viên hàng tháng

Bảng 12: Hệ số thưởng căn cứ vào kết quả đánh giá thực hiện công việc.

Sơ đồ 1. Quy trình đánh giá thực hiện công việc.

Sơ đồ 2. Sơ đồ mô hình tổ chức của PVI.

Biều đồ 1: Thị phần kinh doanh bao hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2013.

Biểu đồ 2: Tổng doanh thu của PVI trong các năm gần đây.

Biểu đồ 3: Cơ cấu cổ đông của PVI

Biểu đồ 4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của PVI

Biểu đồ 5: Cơ cấu lao động theo trình độ của PVI từ năm 2010 đến năm 2014

Biểu đồ 6: Cơ cấu lao động xét theo cơ cấu quản trị của PVI từ năm 2011 đến năm 2014.

Biểu đồ 7: Tỷ lệ nhân viên hiểu và nắm rõ được các mục tiêu của công tác đánh giá thực

hiện công việc tại PVI

Biểu đồ 8: Ý kiến về lựa chọn người đánh giá.

Biểu đồ 9: Ý kiến về chu kỳ ĐGTHCV.

Biểu đồ 10: Ý kiến về tiêu chuẩn, tiêu chí thực hiện ĐGTHCV của công ty.

Biểu đồ 11: Ý kiến của cán bộ nhân viên PVI về hệ thống thông tin phản hồi sau

ĐGTHCV của Công ty.

Biểu đồ 12: Ý kiến về vai trò của công tác đánh giá thực hiện công việc của cán bộ quản

lý.

Biểu đồ 13: Ý kiến khảo sát về vai trò của đánh giá thực hiện công việc của cán bộ nhân

viên.

Biểu đồ 14: Ý kiến về việc lựa chọn người đề ra tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc.

Biểu đồ 15: Ý kiến về phương pháp đánh giá thực hiện công việc

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế thị trường, sự cạnh

tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn. Mỗi doanh

nghiệp cần phải có những chiến lược và hướng đi riêng cho mình để có thể đứng vững

được trên thị trường. Một trong những nhân tố quan trong không thể thiếu đó là chiến

lược về vốn nhân lực. Các nhà quản lý cần nhận thức sâu sắc được lợi ích của việc

ĐGTHCV, cũng như việc thiết lập, triển khai, quản trị công tác ĐGTHCV một cách khoa

học và có hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của tổ chức.Thực hiện

ĐGTHCV của người lao động theo định kì là một trong những biện pháp hữu hiệu trong

quản trị nhân lực, là căn cứ cho việc đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn, giúp cho

nhân viên hoàn thiện bản thân khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ được giao. Đây là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

cho tổ chức.

Hoạt động ĐGTHCV luôn nhận được sự quan tâm từ ban lãnh đạo CTCP bảo

hiểm dầu khí Việt Nam.Tại Công ty công tác này luôn được xem là một trong những

công việc quan trọng trong quá trình xây dựng và kế hoạch hóa nguồn nhân lực.

ĐGTHCV luôn được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu để xây dựng nguồn

nhân lực chất lượng cao cho Công ty phù hợp với mục tiêu pháp triển trong thời gian tới,

và quan trọng hơn cả là phù hợp với mô hình quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc

tế mà Công ty đang triển khai thực hiện. Tuy nhiên để xây dựng một hệ thống ĐGTHCV

và triển khai thực hiện nó một cách hiệu quả nhất lại không hề dễ dàng.

Đánh giá được tầm quan trong của công tác ĐGTHCV và sau một thời gian nghiên

cứu, thực tập tại Công ty em nhận thấy hoạt động này của Công ty vẫn còn một số tồn tại

nhất định khiến không ít những phàn nàn trong nhân viên. Vì vậy em quyết định chọn đề

tài: “Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần bảo hiểm dầu

khí Việt Nam – PVI, Hà Nội”. Nhằm đánh giá phát hiện những hạn chế trong công tác

ĐGTHCV và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác ĐGTHCV tại Công ty nhằm

hoàn thiện công tác này tại Công ty.

2. Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa những lý thuyết có liên quan đến công tác ĐGTHCV trong tổ chức.

Làm rõ sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác ĐGTHCV tại Công ty.

- Phân tích thực trạng ĐGTHCV tại CTCP bảo hiểm dầu khí Việt Nam PVI.

- Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện

công tác ĐGTHCV tại CTCP bảo hiểm dầu khí Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác ĐGTHCV tại CTCP bảo hiểm dầu khí Việt Nam

PVI, Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu: Tại các phòng ban, bộ phận chức năng tại CTCP bảo hiểm

dầu khí Việt Nam PVI, Hà Nội.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp và so sánh.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và quan sát thực tiến để thu thập thông tin, tư

liệu từ các phòng ban của CTCP bảo hiểm dầu khí Việt Nam. Để thực hiện

phương pháp này tác giả đã xây dựng bảng hỏi cho các cán bộ, nhân viên thuộc

ban kinh doanh bảo hiểm, ban tài chính kế toán và kiểm toán, ban công nghệ thông

tin với tổng số phiếu là 20. Bên cạnh đó còn xây dựng bảng hỏi lấy ý khiến từ phía

lãnh đạo các phòng ban chức năng với tổng số phiếu là 10.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Giúp CTCP bảo hiểm dầu khí Việt Nam nhận thấy những tồn tại trong công tác

ĐGTHCV của công nhân viên trong thời gian qua. Đồng thời mạnh dạn đưa ra một số

đề xuất nhằm giúp Công ty hoàn thiện công tác ĐGTHCV của mình phù hợp với điều

kiện môi trường cụ thể tại Công ty trong thời gian tới.

6. Kết cấu nội dung đề tài

Chuyên đề sẽ được trình bày cụ thể thành 3 phần như sau:

Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG

DOANH NGHIỆP.

Phần 2 :PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG

VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM PVI, HÀ NỘI

Phần 3 : CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC

HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM

PVI, HÀ NỘI

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG

DOANH NGHIỆP.

1.1 Khái niệm, mục đích và tầm quan trọng của công tác đánh giá thực hiện công

việc trong doanh nghiệp.

1.1.1. Khái niệm về công tác đánh giá thực hiện công việc.

Mỗi một tổ chức, một doanh nghiệp lại có những đặc thù riêng khác nhau về lĩnh

vực kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ cung cấp, môi trường làm việc,…Đây là nguyên

nhân chính dẫn đến việc thực hiện công tác ĐGTHCV ở các doanh nghiệp khác nhau là

không giống nhau. Mỗi một doanh nghiệp có nhưng hướng đi riêng và vì thế họ cũng có

những cách riêng để tiến hành ĐGTHCV đối với cán bộ nhân viên của mình.

Đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV) là một hoạt động quan trong nằm trong

chuỗi các hoạt động nhằm thu hút, duy trì và phát triển NNL trong bất kỳ một doanh

nghiệp hay tổ chức nào. Thực chất của ĐGTHCV là đánh giá kết quả lao động của người

lao động dựa trên cả quá trình làm việc của họ chứ khôn phải đánh giá dựa trên một hành

vi hay hiện tượng đặc biệt nào.

“Đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và

chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với

các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận sự đánh giá đó đối với người lao động”

(Nguồn: Th.S Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị

Nhân lực, Nxb LĐ-XH, 2007, trang 134)

Về tính hệ thống của hoạt động đánh giá được hiểu là sự đánh giá một cách toàn

diện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau của quá trình thực hiện công việc, sau đó

mới xem xét đến kết quả của quá trình đó. ĐGTHCV không chỉ đơn giản dừng lại ở việc

đánh giá tình hình thực hiện công việc ở khía cạnh khối lượng công việc hoàn thành so

với chỉ tiêu được giao, chất lượng công việc mà bên cạnh đó cũng cần phải xem xét đến

nhiều mặt khác như kỹ năng, chuyên môn, phẩm chất cá nhân cũng như thái độ làm việc

của người lao động. Có thể nói đây là những yếu tố có vai trò hết sức quan trọng đối với

công tác đánh giá, nó giúp cho người quản lý có một cái nhìn toàn diện nhất về hiệu quả

làm việc của người lao động. Đánh giá mang tính hệ thống còn được thể hiện thông qua

phương pháp đánh giá: đánh giá có tính chu kì và đánh giá bằng phương pháp khoa học.

Đánh giá có tính chu kỳ được doanh nghiệp xác định sẵn từ trước như hàng tháng, quý

hay năm,… Còn đánh giá bằng phương pháp khoa học thì phù hợp với đặc điểm, tính

chất công việc, môi trường làm việc của doanh ngiệp đồng thời phản ánh đầy đủ các

nhiệm vụ cần phải thực thi trong quá trình thực hiện công việc.

Về tính chính thức của công tác ĐGTHCV được thể hiện ở việc ban hành các quy

định cụ thể, các văn bản công khai và phải được phê chuẩn, trong đó phải chỉ rõ mục tiêu

của công tác ĐGTHCV, các chỉ tiêu sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá, chu kì

đánh giá, phương pháp đánh giá, đối tượng đánh giá, người đánh giá, cách thức đánh giá,

chấm điểm, biểu mẫu, khen thưởng, kỷ luật cùng với các quy định kèm theo. Hơn nữa,

ĐGTHCV không pahir do ý chí chủ quan của bất kỳ ai, mà phải có sự thảo luận thống

nhất giữa người đánh giá và đối tượng đánh giá một cách rõ ràng, công khai và minh

bạch.

ĐGTHCV luôn được mọi cấp bậc quản lý và người lao động xem như một hoạt

động quản lý NNL quan trọng, đa dạng và hết sức cần thiết trong bất kỳ một tổ chức hay

doanh nghiệp nào.

1.1.2. Mục đích của công tác đánh giá thực hiện công việc.

Mục đích cơ bản và quan trọng nhất của ĐGTHCV đó chính là hoàn thiện, phát

triển và nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động, do đó đây cũng là một bước nằm

trong chiến lược nâng cao khả năng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiêp và tổ

chức.

Thứ nhất, đối với doanh nghiệp nói chung và người quản lý cấp cao, trưởng bộ

phận, bộ phận chuyên trách NNL nói riêng: công tác ĐGTHCV sẽ cung cấp những thông

tin là cơ sở để đưa ra được những quyết định nhân sự đúng đắn trong tương lai. Đó là các

vấn đềliên quan đến lương, thưởng hay đề bạt thăng chức, xuống cấp, thuyên chuyển

công tác,… Bên cạnh đó hệ thống thông tin phản hồi sau đánh giá còn giúp cho nười

quản lý có được cái nhìn sâu sắc hơn về quá trình thực hiện công việc của nhân viên.

Bằng việc trao đổi trực tiếp với nhân viên, các nhà quản lý sẽ thấu hiểu người lao động

hơn, từ đó có thể đưa ra được những quyết định nhân sự phù hợp với nguyện vọng của

người lao động. Đây là một trong những nhân tó quan trọng giúp tổ chức hoạt động nhịp

nhàng và đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, đối với người lao động: ĐGTHCV cung cấp các thông tin phản hồi giúp

bản thân người lao động có thể tự thừa nhận thành tích của mình có đúng hay không?

Hơn nữa, dựa trên kết quả đánh giá người lao động có cơ hội để so sánh với các đồng

nghiệp khác, nhận thức rõ những khuyết điểm của bản thân để tự cải thiện khả năng làm

việc của mình cho phù hợp với yêu cầu và mong muốn của tổ chức. Sự thấu hiểu giữa

người quản lý và người lao động sẽ tạo điều kiện tốt cho công việc của cả hai bên. Người

quản lý sẽ có những quyết định kịp thời và chính xác, người lao động do đó cũng có

những điều chỉnh về cách thức làm việc, hành vi, thái độ để nâng cao năng suất và chất

lượng làm việc, hoàn thành mục tiêu được giao.

1.1.3. Tầm quan trọng của công tác đánh giá thực hiện công việc.

ĐGTHCV có vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp, tổ chức nói

chung, và người quản lý cùng người lao động nói riêng.

1.1.3.1. Tầm quan trọng đối doanh nghiệp.

ĐGTHCV giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra được những mục tiêu và các kế

hoạch phát triển đúng đắn. Kết quả của công tác ĐGTHCV còn giúp cho doanh nghiệp

đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý NNL. Hơn thế nữa, mức độ đúng đắn và

hợp lý trong việc sử dụng hệ thống đánh giá, thông tin phản hồi kết quả đánh giá đối với

nhân viên cũng có tác động rất lớn đến thái độ, đạo đức của nhân viên, vì thế nó sẽ quyết

định đến bầu không khí làm việc của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu công tác ĐGTHCV

được tiến hành một cách có hiệu quả sẽ là nhân tố tạo động lực cho người lao động, kích

thích họ lao động hăng say hơn, nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ được giao với năng

suất và chất lượng tốt nhất. Đây là chìa khóa quan trọng giúp cho kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp tăng nhanh.

1.1.3.2. Tầm quan trọng đối với người quản lý:

Thành công của một nhà quản lý giỏi chính là tạo được niềm tin cho nhân viên của

mình về tổ chức và làm cho họ tự nguyện cống hiến hết mình cho sự thành công của tổ

chức. Có thể nói rằng ĐGTHCV cho người lao động đóng vai trò hết sức quan trọng

trong công tác quản lý của họ. Nếu thiếu đi công tác ĐGTHCV, người quản lý sẽ khó có

được cơ sở khách quan để đánh giá, khen thưởng cũng như phê bình nhân viên của mình.

Chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của cá nhân người quản lý và kết quả thực hiện công việc

cuối cùng vủa người lao động để đưa ra nhận xét và đánh giá thì sẽ làm cho người lao

động cảm thấy không hài lòng và bị áp lực. Điều này sẽ không phát huy được tính sáng

tạo của nhân viên và thậm chí mâu thuẫn có thể sẽ nảy sinh giữa người lao động và nhà

quản lý.

Trái lại, nếu xây dựng được một hệ thống đánh giá có hiệu quả, phù hợp thì nó sẽ

trở thành công cụ đắc lực giúp cho người quản lý có thể thấu hiểu hơn về người lao động.

Dựa trên các kết quả đánh giá kết hợp với việc thảo luận trực tiếp với nhân viên của

mình, người quản lý sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá mức độ phù hợp đối với từng

công việc của từng nhân viên, nhanh chóng tìm ra những khó khăn vướng mắc và đưa ra

các hướng giải quyết kịp thời. Từ đó, gây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người quản lý

và người lao động.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!