Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề thực tập giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện bá thước, tính thanh hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
----------
HÀ VĂN LONG
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH KHẮC THẨM
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trịnh Khắc Thẩm. Các
số liệu, kết quả nêu trong bản luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn
rõ ràng. Các số liệu đều trung thực và được cho phép bởi ban lãnh đạo UBND
huyện Bá Thước.
Tác giả
Hà Văn Long
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG.............................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.............5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo bền
vững.................................................................................................................5
1.1.2. Sự cần thiết phải giảm nghèo bền vững..............................................12
1.1.3. Tiêu chí đánh giá về đói nghèo và giảm nghèo bền vững...................15
1.1.4. Đặc điểm của người nghèo..................................................................22
1.1.5. Nguyên nhân đói nghèo......................................................................23
1.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững..............................25
1.1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững..........................26
1.2. Cơ sở thực tiễn về giảm nghèo bền vững..................................................28
1.3. Kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo trong và ngoài nước và bài học kinh
nghiệm áp dụng cho huyện Bá Thước..............................................................32
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.....................................32
1.3.2. Kinh nghiệm giảm nghèo của các tỉnh, thành trong nước..................34
1.3.3. Bài học cho huyện Bá Thước..............................................................36
TÓM TẮT CHƯƠNG 1......................................................................................38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN
2016-2018..................................................................39
2.1. Khái quát về huyện Bá Thước...................................................................39
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Bá Thước.............................................39
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội....................................................41
2.2. Thực trạng về thu nhập và vấn đề nghèo tại huyện Bá Thước..................47
2.2.1. Thực trạng về thu nhập.......................................................................47
2.2.2. Thực trạng về vấn đề đói, nghèo.........................................................49
2.3. Những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nghèo tại huyện Bá Thước........52
2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ dân cư................................52
2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo và phát triển bền
vững tại huyện Bá Thước..............................................................................57
2.4. Tình hình thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo trên địa bàn
huyện Bá Thước...............................................................................................60
2.4.1. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo......................................................60
2.4.2. Thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo..........................62
2.5. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện các chính sách giảm nghèo trên
địa bàn huyện Bá Thước..................................................................................71
2.5.1. Kết quả đạt được.................................................................................71
2.5.2. Tồn tại, hạn chế...................................................................................73
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................74
TÓM TẮT CHƯƠNG 2......................................................................................77
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA
HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA TRONG 5 NĂM TỚI............78
3.1. Quan điểm, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của huyện Bá Thước.............78
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo..............................................................................78
3.1.2. Mục tiêu..............................................................................................80
3.2. Các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bá Thước.........80
3.2.1. Các giải pháp phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người nghèo........80
3.2.2 Các giải pháp tạo môi trường cho người dân tiếp cận các dịch vụ xã
hội..................................................................................................................86
3.2.3 Các giải pháp tổ chức, gắn kết cộng đồng làm kinh tế giúp nhau thoát
nghèo, làm giàu tại địa phương.....................................................................91
3.2.4 Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về chính
sách, chương trình xóa đói giải nghèo..........................................................92
3.3. Một số kiến nghị........................................................................................94
3.3.1. Đối với Trung ương............................................................................94
3.3.2. Đối với các cấp lãnh đạo, quản lý tỉnh Thanh Hóa.............................96
3.3.3 Đối với huyện Bá Thước......................................................................97
3.3.4 Đối với các xã, thị trấn.........................................................................98
TÓM TẮT CHƯƠNG 3....................................................................................101
KẾT LUẬN......................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................103
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
DTTS Dân tộc thiểu số
GQVL Giải quyết việc làm
KT - XH Kinh tế - xã hội
SXKD Sản xuất kinh doanh
UBND Ủy ban nhân dân
XĐGN Xoá đói giảm nghèo
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Bá Thước giai đoạn 2016 - 2018..42
Bảng 2.2: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế.....................44
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu về dân số- xã hội của huyện Bá Thước, giai đoạn
2016 – 2018.........................................................................................................46
Bảng 2.4: Thu nhập bình quân đầu người của huyện Bá Thước giai đoạn 2011 –
2018.....................................................................................................................48
Bảng 2.5 Tỷ trọng hộ nghèo, cận nghèo huyện chia theo khu vực.....................50
Bảng 2.6. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ nghèo huyện Bá Thước 53
Bảng 2.7 Các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đô thị................................................55
Bảng 2.8: Tình hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết 30a/CP của
huyện Bá Thước..................................................................................................62
Bảng 2.9. Kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề............................................65
Biểu 2.1. Biểu đồ các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đói của các hộ dân cư huyện
Bá Thước.............................................................................................................54
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói là một vấn đề mang tính chất toàn cầu luôn tồn tại trong xã hội.
Nghèo đói làm cho nền kinh tế chậm phát triển, giải quyết vấn đề nghèo đói là
động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Ngay cả những nước phát triển cao cũng
có tình trạng nghèo đói. Ngày 20/9, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết, trong
năm 2015, số người nghèo cùng cực với mức thu nhập dưới 1,9 USD/ngày trên
thế giới đã giảm xuống 736 triệu người - chiếm khoảng 10% dân số toàn cầu,
giảm 1% so với thống kê của năm 2013.
Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 70% dân
cư sống ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động làm nông nghiệp là rất lớn. Do
sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế và trình độ phân
công lao động xã hội kém, dẫn tới năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng
xã hội thấp. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam diễn ra rất phổ biến và phức tạp
đặc biệt khu vực miền núi và nông thôn chiếm tỷ lệ rất cao, có sự chênh lệch
giàu nghèo rất lớn giữa thành thị và nông thôn. Nghèo đói làm cho trình độ dân
trí không thể nâng cao, đời sống xã hội không thể phát triển được. Mặc dù còn
gặp nhiều khó khăn, song trong suốt quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thực
hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu xóa đói giảm
nghèo lên hàng đầu góp phần đem lại hiệu quả thiết thực cho người nghèo, ổn
định thu nhập, nâng cao đời sống và tạo mọi điều kiện để đáp ứng đầy đủ nhu
cầu và nguyện vọng của người nghèo đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới
nhằm hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh.
Từ Đại hội VIII, Đảng đã xác định rõ XĐGN là một trong những chương
trình phát triển kinh tế, xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài và
nhấn mạnh “Phải thực hiện tốt chương trình XĐGN, nhất là đối với vùng căn cứ
cách mạng, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng và phát triển quỹ XĐGN bằng
nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước; quản lý chặt chẽ, đầu tư đúng đối tượng
và có hiệu quả”.
1
Từ đó đến nay, qua mỗi kỳ Đại hội công tác XĐGN lại được xác định rõ
trong Nghị quyết Đại hội và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt
trong quá trình xây dựng, bảo vệ tổ quốc và thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định:
“Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa
dạng hóa nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là
tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu
theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có các
chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm
chênh lệch mức sống và thành thị”.
Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong những năm qua, cùng với
các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước, nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo đã được triển khai và đạt
được những kết quả rất quan trọng. “Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam tiếp tục giảm,
đặc biệt là trong các dân tộc thiểu số với tỷ lệ giảm mạnh tới 13%, mức giảm lớn
nhất trong thập niên vừa qua, theo một báo cáo mới công bố của Ngân hàng Thế
giới vào tháng 4/2018”
Mặc dù đã đạt được những thành quả nhất định, song kết quả giảm nghèo
của Việt Nam còn thiếu bền vững. “Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững,
các hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỉ lệ
hộ tái nghèo còn cao. Sự chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư
vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực
miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...”
Mặt khác, trong thực tế vẫn tồn tại nguy cơ các hộ thoát nghèo lại tái nghèo
khi chuẩn nghèo thay đổi và nguy cơ nghèo tương đối xuất hiện nhiều trong đời
sống dân cư. Trong thực tế, có nhiều hộ gia đình không thuộc nhóm hộ nghèo
nhưng thu nhập bình quân của họ nằm sát ngay trên chuẩn nghèo, chỉ cần một
rủi ro như ốm đau, dịch bệnh, thiên tai, lạm phát… Thì ngay lập tức họ lại “rơi”
vào nhóm hộ nghèo. Điều này đặt ra vấn đề phải làm thế nào để tăng tính bền
vững trong công tác giảm nghèo và đảm bảo sự bền vững của kết quả nghèo
2
trong thời gian tới khi nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
Đối với địa bàn huyện Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa là một xã vùng núi
nghèo, trước đây người dân địa phương thời điểm đó chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp, trình độ thâm canh thấp, vụ đông chưa trở thành vụ sản xuất chính. Tiểu
thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ manh mún, nhỏ lẻ, ngành nghề trong
nông thôn chưa được phát triển. Chất lượng giáo dục kém, cơ sở vật chất nhà
trường nghèo nàn. Hủ tục: Ma chay, cưới hỏi, chữa bệnh... bủa vây, bám riết lấy
cuộc sống của người dân. Huyện Bá Thước vẫn đang đứng trước nhiều khó
khăn, thách thức, trong đó đặc biệt kể đến tính không bền vững trong công tác
giảm nghèo, hàng năm số hộ thoát nghèo cao, song số hộ tái nghèo, tái cận
nghèo, số hộ nghèo mới, cận nghèo mới còn gia tăng, nhiều hộ gia đình không
thuộc nhóm hộ nghèo nhưng thu nhập của họ nằm ngay sát chuẩn nghèo, có
những hộ dân, những công dân có cuộc sống hết sức khó khăn, song họ không
nằm trong danh sách hộ nghèo.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến XĐGN nhưng
các công trình chưa hoặc không nhấn mạnh vào giảm nghèo theo hướng bền
vững, không nghiên cứu tổng thể về công tác giảm nghèo, trên cơ sở đó đề xuất
những giải pháp mang tính bền vững cao và định hướng, xuyên suốt, lâu dài,
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn. Xuất phát từ
thực tế trên tôi chọn đề tài: “Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu luận văn, góp phần
thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn
huyện Bá Thước.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện
Bá Thước, đề xuất một số giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững tại xã huyện
Bá Thước.
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giảm nghèo.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng vấn đề nghèo trên địa bàn huyện Bá Thước
trong giai đoạn 2016-2018.
- Đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bá Thước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng nghèo của các hộ dân tại huyện Bá Thước.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bá Thước.
- Giải pháp để giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bá Thước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2016-2018 và đề xuất các giải pháp
đến năm 2025.
- Về không gian: Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
- Nội dung: Nghiên cứu công tác giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn
huyện Bá Thước.
4. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đói nghèo và giảm nghèo bền vững
Chương 2: Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2016-2018.
Chương 3: Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa trong 5 năm tới
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈO
VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo bền
vững
1.1.1.1 Nghèo theo quan niệm thế giới
Có khá nhiều khái niệm khác nhau về nghèo đói, tùy thuộc vào cách tiếp
cận, thời gian nghiên cứu và sự phát triển kinh tế của một quốc gia mà có những
quan niệm khác nhau về nghèo đói.
Hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
do (ESCAP) tổ chức tại BangKok, Thái Lan 9/1993, các quốc gia trong khu vực
đã thống nhất cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không
được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội
thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của
từng địa phương”. Đây là khái niệm khá đầy đủ về đói nghèo và được nhiều
nước trên thế giới sử dụng, trong đó có Việt Nam.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tại Copenhagen (Đan
Mạch), 1995 đưa ra định nghĩa về nghèo đói như sau: “Người nghèo là tất cả
những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la Mỹ (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số
tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Đây được coi
là quan niệm đói nghèo tuyệt đối.
Định nghĩa mới của Ngân hàng Thế giới đề cập đến nghèo ở khía cạnh
rộng hơn không chỉ là thiếu thốn điều kiện về vật chất mà còn là những vấn đề
khác như giáo dục, sức khỏe hay khả năng dễ bị tổn thương. Theo tổ chức này
“Nghèo là khái niệm vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất; nghèo không chỉ
gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn gồm các vấn đề liên quan đến năng lực
như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền
phát ngôn và không có quyền lực”.
Ngoài ra, Liên hiệp quốc cũng phân nghèo thành hai loại:
5