Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề thực tập chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội   chi nhánh việt
MIỄN PHÍ
Số trang
96
Kích thước
547.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
904

Chuyên đề thực tập chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thập kỷ vừa qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập của nền kinh tế, hệ

thống ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) cũng đã có nhiều sự thay đổi

quan trọng, đặc biệt là về số lượng các ngân hàng. Ban đầu chỉ với 5 chi nhánh

ngân hàng quốc doanh thì trong vòng gần chục năm trở lại đây, số lượng các

ngân hàng có mặt tại Việt Nam đã tăng lên tới con số gần 100 chi nhánh ngân

hàng khác nhau với sự đa dạng về thành phần, bao gồm cả các ngân hàng quốc

doanh, ngân hàng TMCP, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước

ngoài... Trong bối cảnh đó, các ngân hàng đã không ngừng mở rộng danh mục

sản phẩm dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Song hoạt động

tín dụng vẫn là một trong những hoạt động chủ yếu đem lại nguồn doanh thu

chính cho các NHTM.

Tín dụng ngân hàng có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế của

mỗi quốc gia, nó góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn, giúp cho doanh

nghiệp hình thành cơ cấu vốn hợp lý tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh

doanh phát triển. Và nó còn là một trong những công cụ điều tiết quan trọng của

chính sách tiền tệ.

Thực tế cho thấy, dư nợ cho vay của các NHTM hiện nay chiếm tỷ trọng rất

lớn trong tổng tài sản của ngân hàng, nó dao động từ 65% đến 80% và chủ yếu tài

sản đảm bảo cho các khoản dư nợ này là từ bất động sản. Từ trước cho tới nay, tín

dụng luôn là lĩnh vực rất nhạy cảm với việc biến động của nền kinh tế và xã hội,

vì vậy trong thời kỳ hiện nay khi mà Việt Nam và thế giới đang đối mặt với cuộc

khủng hoảng kinh tế và sự đóng băng của thị trường bất động sản thì tín dụng

ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn hơn và luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn.

Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Việt Trì được thành lập năm 2006,

trải qua chặng đường sáu năm hoạt động đó, Chi nhánh cũng đã đạt được những

thành tựu nhất định song còn gặp rất nhiều khó khăn. Là một cán bộ tín dụng

1

công tác tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Việt Trì tôi luôn trăn trở với

một câu hỏi đặt ra đó là làm sao để ngân hàng nơi tôi đang làm việc có thể cạnh

tranh với gần hai mươi tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, nhằm mục đích giữ

chân các khách hàng truyền thống, thu hút các khách hàng tiềm năng sao cho

vừa giữ được tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, vừa ổn định được tỷ lệ nợ

xấu ở mức thấp? Lý do đó khiến cho tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất

lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội - Chi nhánh

Việt Trì ” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm những mục tiêu như sau:

- Tìm hiểu lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.

- Tìm hiểu thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi

nhánh Việt Trì

- Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng

tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Việt Trì

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Việt Trì

+ Thời gian: Số liệu 2007 - 2011.

+ Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu chất lượng tín dụng trên quan điểm

của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

2

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn được kết cấu gồm 04 chương:

Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan.

Chương 2: Lý luận về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

Chương 3: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội

chi nhánh Việt Trì

Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng

TMCP Quân đội chi nhánh Việt Trì .

3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH

NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

1.1. Tổng quan các kết quả đã nghiên cứu.

1. Tống Khánh Hòa (2011), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông

nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Nam Định, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại

học Kinh tế quốc dân.

Trong luận văn này, tác giả cũng đã nghiên cứu những lý luận chung về

tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng. Tác giả cũng mạnh dạn

nghiên cứu các hình thức cấp tín dụng và quy trình cấp tín dụng, nguyên tắc cấp

tín dụng từ đó tìm ra những mặt được và chưa làm được đề xuất ra một số giải

pháp khắc phục những mặt còn hạn chế của những quá trình đó.

Tác giả cũng đã đi sâu vào phỏng vấn khách hàng tiền gửi cũng như tiền

vay (khách hàng có quan hệ, khách hàng đang quan hệ, và khách hàng tiềm năng

của ngân hàng). Đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng với các dịch vụ của

ngân hàng hiện tại.

Tuy nhiên, đề tài nêu lên những giải pháp vẫn còn chung chung, chưa cụ

thể hóa những giải pháp để ứng dụng của đề tài vào thực tế được gần gũi và dễ

thực hiện hơn. Đề tài nên phân tích thêm một số tình huống cụ thể để đánh giá

được chất lượng tín dụng của ngân hàng một cách chính xác hơn. Vấn đề lãi suất

cũng cần phải đề cập cụ thể hơn để thấy được những ảnh hưởng của lãi suất tới

chất lượng của tín dụng hiện tại và trong tương lai. Vấn đề chính sách cũng phải

đề cập rõ hơn vì đôi khi những thay đổi trong chính sách của nhà nước cũng có

ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tác giả cũng nên

cho ý kiến trước những thực trạng còn tồn tại của ngân hàng có cần phải tái cấu

trúc lại quá trình hoạt động của ngân hàng hay không.

Chưa phân tích dư nợ theo cơ cấu ngành công nghiệp, nông nghiệp dịch

vụ để thấy được sự áp dụng chủ trương, chính sách của ngân hàng nhà nước đặc

4

biệt là đối với ngân hàng nông nghiệp thì tỷ lệ đầu tư và cấp tín dụng cho ngành

nông nghiệp so với tương quan các ngành công nghiệp và dịch vụ thế nào?

Tuy luận văn đã phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng về cả

định tính lẫn định lượng một cách chi tiết, song đến phần thực trạng tác giả mới

chỉ đánh giá qua các chỉ tiêu định lượng mà chưa làm rõ các yếu tố thuộc môi

trường kinh tế, thuộc về phía ngân hàng đã có những tác động đến thực trạng

chất lượng tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc

Nam Định như thế nào? Trong phần các chỉ tiêu định lượng để đánh giá chất

lượng tín dụng, tác giả nên đưa thêm công thức tính và chỉ tiêu tốc độ tăng

trưởng tín dụng để đến phần thực trạng tín dụng tác giả có thể bám vào công

thức đó để phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo& PTNN Bắc Nam

Định.

2. Trần Thị Mai Quỳnh ( 2011), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng

TMCP Nhà Hà Nội ”, Luận văn thạc sĩ, Trường Học viện tài chính.

Nhìn chung luận văn cũng đã đi sâu phân tích được Chất lượng tín dụng

tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Luận văn có một số ưu điểm đó là trình bày

xúc tích những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng ngân hàng và phản

ánh được các nét chủ yếu của thực trạng chất lượng tín dụng ngân hàng TMCP

Nhà Hà Nội. Trong phần Lý luận có nêu được một số bài học kinh nghiệm về

nâng cao chất lượng của một số nước trên thế giới, tuy nhiên các kinh nghiệm

này nghiêng về khía cạnh tương đối rộng đó là cả ngành ngân hàng nói chung,

nhưng nó cũng đã đề cập đến một số rủi ro gặp phải từ hoạt động tín dụng đòi

hỏi phải luôn nhận thức vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng, coi đó là vấn đề

cấp thiết và thường xuyên để tránh gặp phải những rủi ro đó. Trong phần lý luận

về chất lượng tín dụng, tác giả đã phân tích rất kỹ về các nhân tố ảnh hưởng tới

chất lượng tín dụng, song ở phần thực trạng cũng giống như một số những luận

văn trước, tác giả đã không áp dụng đưa vào phân tích những nhân tố đó ảnh

hưởng thực tế đến tình hình chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Nhà Hà

Nội như thế nào. Tác giả cũng nên đưa thêm phần công thức về chỉ tiêu “Tăng

5

trưởng tín dụng” ở phần các chỉ tiêu định lượng từ đó mới có cơ sở bám vào để

phân tích ở phần thực trạng. Trong phần phân tích chỉ tiêu về tổng dư nợ và kết

cấu dư nợ nên có số liệu và phân tích theo đối tượng cho vay về các ngành nghề

để thấy được tỷ lệ tài trợ, chính sách của ngân hàng đối với các ngành nghề ra

sao. Ngoài ra cần phân tích sâu hơn phần thực trạng, nên có số liệu so sánh với

các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoặc các chi nhánh khác thuộc cùng ngân

hàng để có được cái nhìn bao quát, khách quan hơn qua đó có thể đưa ra những

nhận xét cũng như những đánh giá chính xác để giúp nâng cao chất lượng tín

dụng một cách hiệu quả nhất.

3. Đặng Văn Hải (2009), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCT

tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Luận văn đã trình bày rất rõ ràng và kỹ lưỡng phần lý luận cơ bản về chất

lượng tín dụng ngân hàng với quy trình cấp tín dụng, các nhóm nhân tố ảnh

hưởng đến chất lượng tín dụng bao gồm các nhân tố định lượng, nhân tố định

tính, nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan…Tuy nhiên cũng giống như một số

luận văn thường gặp phải trong phần thực trạng tín dụng tác giả lại không đưa

phần ảnh hưởng của các nhân tố khách quan, nhân tố vĩ mô vào làm căn cứ để

phân tích mà chỉ tập trung đến nhóm các nhân tố định lượng, qua đó không thấy

hết được hết mức độ tác động của kinh tế vĩ mô đối với chất lượng tín dụng.

Trong phần thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh ngân hàng Công

Thương tỉnh Nam Định, tác giả nên có số liệu phân tích theo đối tượng cho vay

các ngành nghề kinh tế để thấy được cơ cấu, định hướng cho vay tại Ngân hàng

đang tiến hành nghiên cứu. Tuy phân tích khá kỹ lưỡng về số liệu của Ngân hàng

Vietin bank tỉnh Nam Định song tác giả cũng chưa đưa ra được số liệu so sánh

đối với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn để thấy được những ưu điểm, nhược

điểm gì về chất lượng tín dụng

Đề tài không sử dụng điều tra, phỏng vấn khách hàng mà chỉ sử dụng

những số liệu tĩnh, phản ảnh qua các năm để phân tích đưa ra nhận định và tìm

nguyên nhân. Số liệu tĩnh mang tính quá khứ tại một thời điểm, nó không không

6

phản ánh được hoạt động hiện tại của một ngân hàng đang vận động thế nào nên

giải pháp đưa ra không khách quan và kịp thời. Việc điều tra và phỏng vấn

khách hàng là rất quan trọng vì nó cho ta biết các sản phẩm dịch vụ hiện tải có

thỏa mãn nhu cầu khách hàng hay không, gợi mở rất nhiều những ý tưởng mang

tính thời sự và do đó nó có tác động nhanh chóng và hiệu quả để biết cần cải tiến

gì để đáp ứng nhu cầu luôn vận động của khách hàng hiện tại và tương lai nhằm

đưa ra những sản phẩm chất lượng hơn.

4. Phan Văn Sử (2008), “Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT

tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Luận văn của tác giả viết về đề tài rủi ro tín dụng song cũng là một khía

cạnh liên quan đến nâng cao chất lượng tín dụng. Tác giả đã chỉ ra cụ thể thực

trạng tín dụng tại ngân hàng nghiên cứu, tác giả dẫn dắt từ cơ sở lý luận tín dụng

ngân hàng là gì, chất lượng tín dụng, mối tương quan và quan hệ giữa chất lượng

tín dụng và rủi ro tín dụng. Tác giả nêu ra nhiều loại rủi ro tín dụng, nguyên nhân

từ đâu, nếu như cán bộ tín dụng nắm được các rủi ro, thẩm định thật kỹ, lường

đoán trước các rủi ro có thể xảy ra để phòng tránh thì chất lượng của khoản vay sẽ

tốt và như thế sẽ hạn chế rủi ro trong tín dụng. Tuy luận văn của tác giả không

trùng khít với đề tài về nâng cao chất lượng tín dụng song qua tham khảo và

nghiên cứu luận văn cũng đã rút ra một số bài học bổ ích về rủi ro tín dụng và các

biện pháp để có thể phòng tránh những rủi ro đó góp phần nâng cao chất lượng tín

dụng cho ngân hàng.

5. Đặng Thành Cương (2006), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT

Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Luận văn còn nhìn ở góc độ hẹp trong cơ sở lý luận về tín dụng và chất

lượng tín dụng. Tín dụng không chỉ là cho vay mà còn là cho thuê tài chính, bảo

lãnh, chiết khấu… mà trong đó hoạt động cho vay là một phần của hoạt động tín

dụng. Do đó, nội dung luận văn của tác giả chưa bao quát được toàn bộ hoạt

động nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố

Vinh – Nghệ An. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố

7

Vinh - Nghệ An là một đơn vị hoạt động trên địa bàn thành phố. Do vậy không

gian nghiên cứu của đề tài bị thu hẹp hơn, các hoạt động tín dụng mang đặc thù

của một đơn vị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố,

cơ cấu cho vay, tỷ trọng vốn vay phục vụ nông nghiệp nông thôn sẽ không cao.

Tuy nhiên phần giải pháp và kiến nghị của tác giả đưa ra rộng, không bám sát

vào phạm vi nghiên cứu.

6. Lý Hồng Gấm (2004), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở chi

nhánh NHNo&PTNT tỉnh Cao bằng”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc

dân.

Với luận văn này tác giả đã lập luận khá chặt chẽ và logic khi tác giả đi từ

lý thuyết tín dụng là gì, chất lượng tín dụng là gì sau đó so sánh thực trạng chất

lượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Cao Bằng với cơ sở lý thuyết rồi từ đó tìm

ra nguyên nhân, giải pháp và có các kiến nghị để nhằm nâng cao chất lượng tín

dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Cao Bằng. Có thể nói, các đề tài về nâng

cao chất lượng tín dụng, giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng,

các tác giả chỉ đề cập đến sự thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu tốt nhất của khách hàng

có quan hệ tín dụng chứ không bao hàm các khách hàng đến giao dịch với ngân

hàng, nhưng rất nhiều trường hợp khách hàng tín dụng cũng là khách hàng gửi

tiền, giao dịch chuyển tiền. Ví dụ, khách hàng tiền vay cũng có thể là khách

hàng tiền gửi khi họ có nguồn tiền nhàn rỗi chưa đưa vào sản xuất kinh doanh,

họ cũng thường xuyên là khách hàng giao dịch chuyển tiền, sử dụng thẻ ATM,

hoặc các dịch vụ về ngân hàng điện tử…

Một vấn đề hay gặp nữa đó là đề tài không sử dụng điều tra, phỏng vấn

khách hàng mà chỉ sử dụng những số liệu tĩnh, phản ảnh qua các năm để phân

tích đưa ra nhận định và tìm nguyên nhân. Số liệu tĩnh mang tính quá khứ tại

một thời điểm, nó không không phản ánh được hoạt động hiện tại của một ngân

hàng đang vận động thế nào nên giải pháp đưa ra không khách quan và kịp thời.

Việc điều tra và phỏng vấn khách hàng là rất quan trọng vì nó cho ta biết các sản

phẩm dịch vụ hiện tải có thỏa mãn nhu cầu khách hàng hay không, gợi mở rất

8

nhiều những ý tưởng mang tính thời sự, do đó nó có tác động nhanh chóng và

hiệu quả để biết cần cải tiến gì để đáp ứng nhu cầu luôn vận động của khách

hàng hiện tại và tương lai nhằm đưa ra những sản phẩm chất lượng hơn.

Qua tham khảo một số công trình đã nghiên cứu, trước những mặt tích cực

và còn thiếu sót của những công trình nghiên cứu đó, tôi coi đây như một nguồn

dữ liệu tiền đề quan trọng kết hợp với quá trình nghiên cứu thực tế để bổ xung

những thiếu sót đó nhằm hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình.

1.2. Khẳng định đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình đã

công bố.

Trong luận văn này, tác giả cũng đã nghiên cứu tìm tòi những lý luận

chung về tín dụng Ngân hàng và chất lượng tín dụng. Ngân hàng TMCP Quân

đội chi nhánh Việt Trì là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Quân đội. Theo

như tìm hiểu, tác giả chưa thấy có luận văn thạc sỹ nào nào nghiên cứu về đề tài

trên. Vì thế tác giả cũng mạnh dạn nghiên cứu các hình thức cấp tín dụng và quy

trình tín dụng, nguyên tắc cấp tín dụng từ đó tìm ra những mặt tích cực, hạn chế

để đề xuất một số giải pháp khắc phục những mặt còn hạn chế của những quy

trình đó.

9

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!