Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuỗi fourier và ứng dụng giải bài toán truyền nhiệt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
——————————–
TÔ THỊ THỦY
CHUỖI FOURIER VÀ ỨNG DỤNG
GIẢI BÀI TOÁN TRUYỀN NHIỆT
Chuyên ngành: Phương pháp toán sơ cấp
Mã số: 60.46.01.13
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HẢI TRUNG
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Khoa học họp tại Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN vào ngày
28 tháng 01 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
TS. Lê Hoàng Trí
PGS.TS. Trần Đạo Dõng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Jean Blaptista Joseph Fourier (1768-1830) là một nhà toán học và nhà
vật lý người Pháp. Trong toán học, Joseph Fourier là người đầu tiên biểu
diễn thành công một hàm thành chuỗi các hàm lượng giác khi ông nghiên
cứu quá trình truyền nhiệt của vật chất. Joseph Fourier đã áp dụng chuỗi
Fourier để giải phương trình truyền nhiệt.
Với mong muốn nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về chuỗi Fourier, hiểu
rõ phần nào ứng dụng của chuỗi Fourier, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Hải
Trung nên tôi chọn đề tài “ Chuỗi Fourier và ứng dụng giải bài toán truyền
nhiệt”. Đề tài nhằm nghiên cứu việc khai triển hàm số thành chuỗi Fourier
và cũng dành phần lớn cho việc nghiên cứu bài toán truyền nhiệt với các
trường hợp khác nhau của điều kiện biên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày lý thuyết về chuỗi Fourier và khai triển một số hàm số thành
chuỗi Fourier. Từ đó, ứng dụng của chuỗi Fourier vào giải bài toán truyền
nhiệt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuỗi Fourier và cách khai triển một số hàm số thường gặp thành chuỗi
Fourier.
Xét bài toán truyền nhiệt một chiều trong thanh hữu hạn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn có sử dụng các kiến thức thuộc chuyên ngành sau đây:
Giải tích hàm một biến; Lý thuyết chuỗi Fourier; Lý thuyết Phương trình
2
đạo hàm riêng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài có giá trị về mặt lý thuyết và thực tiễn. Chúng ta có thể sử dụng
luận văn như là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên ngành toán và các
đối tượng quan tâm đến việc giải quyết Bài toán truyền nhiệt bằng chuỗi
Fourier.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được chia làm hai chương:
Chương 1: Giới thiệu định nghĩa chuỗi Fourier, cách xây dựng công
thức tính hệ số Fourier (dạng đại số và dạng phức), điều kiện đủ để một
hàm số khai triển thành chuỗi Fourier. Khai triển một số hàm số thành
chuỗi Fourier với chu kỳ 2π hoặc 2l.
Chương 2: Giới thiệu bài toán truyền nhiệt. Sử dụng phương pháp tách
biến và dùng chuỗi Fourier để xây dựng công thức nghiệm của bài toán với
các trường hợp khác nhau của điều kiện biên. Giải một số bài toán truyền
nhiệt cụ thể.
3
CHƯƠNG 1
DẪN NHẬP VỀ CHUỖI FOURIER
Ý nghĩa của chương này nhằm mục đích giới thiệu các kiến thức về
chuỗi Fourier, cách khai triển một hàm số thành chuỗi Fourier trong trường
hợp cụ thể và tổng quát.
1.1. CHUỖI LƯỢNG GIÁC
Định nghĩa 1.1.1. Chuỗi lượng giác là chuỗi hàm số có dạng
a0 +
X
∞
n=1
(an cos nx + bn sin nx), x ∈ R, (1.1)
trong đó a0, an, bn (n = 1, 2, 3, ...) là những hằng số.
Mỗi hàm số un(x) = an cos nx + bn sin nx là hàm số tuần hoàn chu
kỳ
2π
n
, liên tục và khả vi mọi cấp.
Định lý 1.1.2. Nếu các dãy số {an}, {bn} đơn điệu giảm và dần tới
0 khi n → ∞ thì chuỗi (1.1) hội tụ tại mọi điểm x 6= k2π, k ∈ Z.
1.2. CHUỖI FOURIER
Định nghĩa 1.2.2. Cho f là một hàm tuần hoàn chu kì 2π, f khả tích
trên đoạn [−π; π]. Khi đó các hệ số a0, an, bn, (n = 1, 2, 3, ...) được xác
định theo công thức
a0 =
1
π
R
π
−π
f(x)dx,
an =
1
π
R
π
−π
f(x) cos nxdx,
bn =
1
π
R
π
−π
f(x) sin nxdx.
(1.2)
4
được gọi là hệ số Fourier của hàm f và chuỗi lượng giác
a0
2
+
X
∞
n=1
(an cos nx + bn sin nx),
với các hệ số được xác định bởi (1.2) được gọi là chuỗi Fourier của hàm f.
Thông thường ta viết chuỗi Fourier của hàm f(x) dưới dạng
f(x) ∼
a0
2
+
X
∞
n=1
(an cos nx + bn sin nx).
Bổ đề 1.2.3. 1. Nếu f(x) là hàm xác định, liên tục, tuần hoàn trên
R, có chu kỳ T thì
Z
a+T
a
f(x)dx =
Z
T
0
f(x)dx, a ∈ R.
2. Nếu f(x) là hàm lẻ và liên tục trên [−a; a] thì
Z
a
−a
f(x)dx = 0.
3. Nếu f(x) là hàm chẵn và liên tục trên [−a; a] thì
Z
a
−a
f(x)dx = 2 Z
a
0
f(x)dx.
Ví dụ 1.2.4. Khai triển thành chuỗi Fourier của hàm f(x) = x + 1 với
|x| ≤ π và f(x) tuần hoàn chu kì 2π.
Giải. Hệ số Fourier của hàm f là
a0 =
1
π
R
π
−π
f(x)dx = 2.
an =
1
π
R
π
−π
f(x) cos nxdx =
1
π
R
π
−π
(x + 1) cos nxdx = 0
bn =
1
π
R
π
−π
f(x) sin nxdx =
1
π
R
π
−π
(x + 1) sin nxdx =
2
n
(−1)n+1
.
Chuỗi Fourier của hàm f là
f(x) ∼ 1 + 2X
∞
n=1
(−1)n+1 sin nx
n
.
5
−9 −8 −7 −6 −5 −4 −3 −2 −1 1 2 3 4 5 6 7 8 9
−2
2
4
O
x
y
Hình. 1.1. n = 3
1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỦ ĐỂ HÀM SỐ KHAI TRIỂN THÀNH
CHUỖI FOURIER
Định lý 1.3.7. (Điều kiện Dirichlet)
Giả sử f : R → R là hàm tuần hoàn với chu kỳ 2π, thỏa mãn một
trong hai điều kiện sau trên đoạn [−π; π]:
a) hoặc f(x) liên tục từng khúc và có đạo hàm f
0
(x) liên tục từng
khúc.
b) hoặc f(x) đơn điệu từng khúc và bị chặn.
Khi đó chuỗi Fourier của f hội tụ tại mọi điểm. Tổng của chuỗi là
S(x) bằng f(x) tại những điểm mà f liên tục. Tại điểm gián đoạn x0
của f, ta có
S(x0) = 1
2
[f(x
+
0
) + f(x
−
0
)] ,
trong đó
f(x
+
0
) = lim
x→x
+
0
f(x),
f(x
−
0
) = lim
x→x
−
0
f(x).
6
1.4. KHAI TRIỂN HÀM SỐ THÀNH CHUỖI FOURIER
1.4.1. Chuỗi Fourier của hàm số tuần hoàn chu kỳ 2π
Giả sử f(x) là hàm số thỏa mãn các điều kiện Dirichlet. Khi đó chuỗi
Fourier của hàm f hội tụ tại mọi điểm trên R đến tổng S(x)
S(x) = a0
2
+
X
∞
n=1
(an cos nx + bn sin x)
Hơn nữa
S(x) =
f(x), nếu x là những điểm liên tục của f(x),
f(x
+
0
) + f(x
−
0
)
2
, nếu x = x0 là điểm gián đoạn của f(x).
Ví dụ 1.4.4. Khai triển thành chuỗi Fourier hàm số f(x) tuần hoàn chu
kỳ 2π, và f(x) = x
2
, với −π ≤ x ≤ π.
Giải. Hàm số f liên tục trên R và thỏa mãn điều kiện Dirichlet, chuỗi
Fourier của f hội tụ về hàm f. Ta có
a0 =
1
π
R
π
−π
x
2dx =
2
π
R
π
0
x
2dx =
2
π
x
3
3
π
0
=
2π
2
3
,
an =
1
π
R
π
−π
x
2
cos nxdx =
2
π
R
π
0
x
2
cos nxdx = (−1)n
4
n2
, (n = 1, 2, 3, ...),
bn =
1
π
R
π
−π
x
2
sin nxdx = 0, (vì hàm g(x) = x
2
sin nx là hàm lẻ).
Vậy
f(x) = π
2
3
+ 4X
∞
n=1
(−1)n
n2
cos nx, ∀x ∈ R.
7
−9 −8 −7 −6 −5 −4 −3 −2 −1 1 2 3 4 5 6 7 8 9
−1
2
4
6
8
O
x
y
Hình. 1.2. n = 3
Nhận xét 1.4.3. Quay lại Ví dụ 1.2.4: Khai triển thành chuỗi Fourier
của hàm f(x) = x + 1 với |x| ≤ π và f(x + 2π) = f(x), ∀x ∈ R. Từ
Định lý 1.3.7, ta có kết luận:
Tại những điểm x 6= (2k + 1)π, k ∈ Z, thì
f(x) = 1 + 2X
∞
n=1
(−1)n+1 sin nx
n
.
Tại x = π, tổng của chuỗi bằng 1
2
[f(π
+) + f(π
−)] = 1. Do đó tại những
điểm x = (2k + 1)π, k ∈ Z, tổng của chuỗi bằng 1(xem Hình 1.1).
1.4.2. Chuỗi Fourier cosine và sine của hàm tuần hoàn chu kỳ
2π
Nếu f(x) là hàm chẵn thì bn = 0, n = 1, 2, ... và
an =
2
π
Z
π
0
f(x) cos nxdx, (n = 0, 1, 2, 3, ...).
Do đó, chuỗi Fourier của hàm chẵn chỉ chứa hàm cosin, tức là
f(x) ∼
a0
2
+
X
∞
n=1
an cos nx,
Nếu f(x) là hàm lẻ thì an = 0, (n = 0, 1, 2, ...) và
bn =
2
π
Z
π
0
f(x) sin nxdx, (n = 1, 2, 3, ...).
8
Do đó, chuỗi Fourier của hàm lẻ chỉ chứa hàm sin, tức là
f(x) ∼
X
∞
n=1
bn sin nx,
Ta thường gặp những bài toán khai triển Fourier hàm f(x) trên đoạn [0; π]
theo hàm cosin hay hàm sin. Để tìm được khai triển Fourier của nó, ta có
thể thác triển hàm f(x) trên cả đoạn [−π; π]. Việc này có thể được thực
hiện một trong các cách sau
1. Thác triển chẵn (khai triển thành chuỗi Fourier cosine)
Đặt g(x) =
f(x), nếu x ∈ [0; π] ,
f(−x), nếu x ∈ [−π; 0] .
Hàm g được gọi là thác triển chẵn của hàm f.
Hệ số Fourier của hàm g(x) trên [−π; π] cũng chính là hệ số Fourier của
hàm f(x) trên [0; π]
an =
1
π
R
π
−π
g(x) cos nxdx =
2
π
R
π
0
f(x) cos nxdx, (n = 0, 1, 2, ...)
bn = 0, (n = 1, 2, 3, ...).
2. Thác triển lẻ (khai triển thành chuỗi Fourier sine)
Đặt h(x) =
f(x), nếu x ∈ [0; π] ,
−f(−x), nếu x ∈ [−π; 0] .
Hàm h được gọi là thác triển lẻ của hàm f.
Hệ số Fourier của hàm h(x) trên [−π; π] cũng chính là hệ số Fourier của
hàm f(x) trên [0; π] là
an = 0, (n = 0, 1, 2, ...),
bn =
1
π
R
π
−π
h(x) sin nxdx =
2
π
R
π
0
f(x) sin nxdx, (n = 1, 2, ...).
3. Thác triển tự do
Đặt k(x) =
f(x), nếu x ∈ [0; π] ,
0, nếu x ∈ [−π; 0] .
Hệ số Fourier của hàm k(x) trên [−π; π] cũng chính là hệ số Fourier của
9
hàm f(x) trên [0; π] là
an =
1
π
R
π
−π
k(x) cos nxdx =
1
π
R
π
0
f(x) cos nxdx, (n = 0, 1, ...)
bn =
1
π
R
π
−π
k(x) sin nxdx =
1
π
R
π
0
f(x) sin nxdx (n = 1, 2, ...).
Ví dụ 1.4.4. Cho f là hàm lẻ, tuần hoàn, chu kỳ 2π, thoả mãn
f(x) = π − x
2
với 0 ≤ x ≤ π. Khai triển thành chuỗi Fourier của hàm f.
Giải. Vì f là hàm lẻ nên an = 0 (n = 0, 1, 2, ...) và
bn =
2
π
R
π
0
π − x
2
sin nxdx =
1
n
−
1
n2π
(sin nx)
π
0
=
1
n
.
Vậy ∀x 6= k2π, k ∈ Z, ta có f(x) = P
∞
n=1
sin nx
n
.
Tại những điểm x = k2π, k ∈ Z, tổng của chuỗi bằng
f(0+) + f(0−)
2
=
π
2
−
π
2
2
= 0.
Ví dụ 1.4.6. Khai triển thành chuỗi Fourier hàm số f(x) chẵn, tuần hoàn
với chu kỳ 2π và f(x) = 1 −
2x
π
với 0 ≤ x ≤ π.
Giải. Vì f(x) là hàm chẵn nên bn = 0 với n = 1, 2, 3, ... và
a0 =
2
π
Z
π
0
(1 −
2x
π
)dx = 0.
an =
2
π
Z
π
0
(1 −
2x
π
) cos nxdx =
0, khi n chẵn,
8
n2π
2
, khi n lẻ.
n = 1, 2...
Vậy với mọi x ∈ R, kết quả là
f(x) = 1 −
2x
π
=
X
∞
n=1
8
(2n − 1)2
π
2
cos (2n − 1) x.
1.4.3. Chuỗi Fourier của hàm tuần hoàn chu kỳ tuỳ ý
Giả sử f(x) là hàm tuần hoàn chu kỳ 2l, l > 0 và thoả mãn các giả
thiết của định lý 1.3.7 trên đoạn [−l; l].
Đặt t = ϕx, với ϕ =
π
l
, suy ra x =
t
ϕ
và f(x) = f(
t
ϕ
) := g(t).