Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Chế dộ pháp lý về tài chính đối với người lao đông Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ PHẤN
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ PHẤN
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế - Mã số: 60380107
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Hoàng Hải
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “ Chế độ pháp lý về tài chính đối với người lao động
Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” là công trình nghiên cứu khoa học,
do chính tôi thực hiện với sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Hoàng Hải. Tôi xin cam
kết đề tài của mình đã tuân thủ quy định về nguyên tắc trong nghiên cứu đề tài khoa
học. Đồng thời, tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, về
sự trung thực của các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn.
Người cam đoan
Nguyễn Thị Phấn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLLĐ : Bộ luật lao động
HĐLĐ : Hợp đồng lao động
ILO : International labour organization
(Tổ chức lao động quốc tế)
NLĐ : Người lao động
XKLĐ : Xuất khẩu lao động
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
1. Phụ lục 1: Biểu đồ thể hiện tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài từ năm 1990-2012.
2. Phụ lục 2: Bảng thống kê số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động chia
theo giới tính, thành thị/nông thôn và trình độ chuyên môn kỹ thuật, 9 tháng
đầu năm 2012.
3. Phụ lục 3: Bảng thống kê số người thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên chia theo
giới tính, thành thị/nông thôn và nhóm tuổi, 9 tháng đầu năm 2012.
4. Phụ lục 4: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm
1985-2012.
5. Phụ lục 5: Biểu đồ thể hiện tổng số người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài giai đoạn từ 1980-1990.
6. Phụ lục 6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục quản lý lao động ngoài nước.
7. Phụ lục 7: Mức tiền môi giới tối đa người lao động hoàn trả cho doanh
nghiệp tại một số thị trường.
8. Phụ lục 8: Biểu thuế lũy tiến từng phần (Luật thuế thu nhập cá nhân năm
2007).
9. Phụ lục 9: Bảng danh sách các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
với Việt Nam (tính đến ngày 20/5/2013).
10.Phụ lục 10: Bảng lệ phí xin visa (Nhật Ban, Hàn Quốc, Đài Loan).
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1................................................................................................................9
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐƢA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI
LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƢỚC NGOÀI....................................................9
1.1. Khái niệm và vai trò của việc đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc
có thời hạn ở nƣớc ngoài .......................................................................................9
1.1.1. Khái niệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài............................................................................................................9
1.1.2. Vai trò của việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài trong điều kiện kinh tế hiện nay ......................................................11
1.2. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam
về đƣa ngƣời lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài ở nƣớc ta .........16
1.2.1. Giai đoạn thực hiện nền kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp: 1980-
1990 (theo Nghị Quyết số 362/CP ngày 29 tháng 11 năm 1980 của Chính phủ,
Chỉ thị 108-HĐBT ngày 30 tháng 6 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng và các
Hiệp định liên Chính phủ)..................................................................................16
1.2.2. Giai đoạn thực hiện nền kinh tế theo cơ chế thị trường..........................19
CHƢƠNG 2..............................................................................................................36
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƢỚC
NGOÀI, THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT..............................................................................................36
1.1. Tiền môi giới ...........................................................................................36
1.2. Tiền dịch vụ.............................................................................................45
1.3. Tiền ký quỹ của ngƣời lao động............................................................46
1.4. Bảo hiểm xã hội ......................................................................................50
1.5. Thuế thu nhập ........................................................................................55
1.6. Khoản đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nƣớc .......................59
1.7. Các chi phí khác .....................................................................................64
KẾT LUẬN..............................................................................................................67
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, hoạt động đưa người lao động (NLĐ)
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (được đa số các quốc gia trên thế giới, cũng
như ở nước ta thường gọi là “xuất khẩu lao động” (XKLĐ) đang ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều quốc gia. XKLĐ vừa là phương tiện
thu hút ngoại tệ thông qua tiền gửi của người lao động làm việc ở nước ngoài, vừa
là cơ hội tăng việc làm cho người dân, giảm bớt nạn thất nghiệp ở trong nước.
XKLĐ được coi là một trong những chiến lược phát triển của nhiều quốc gia Đông
Nam Á trong đó có Việt Nam.
Theo số liệu báo cáo điều tra về lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê
năm 2011và theo số liệu thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tính đến
thời điểm 1/7/2011 dân số cả nước đạt xấp xỉ 88 triệu người (tăng 1,04% so với
năm 2010), khoảng 51,4 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 58,5% tổng dân
số tăng 1,97% so với năm 2010 (bao gồm 50,35 triệu người có việc làm và 1,05
triệu người thất nghiệp, trong đó tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực
thành thị là 3,6%, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của khu vực nông thôn
ở mức 3,56%). Với đặc điểm có cơ cấu dân số trẻ, hàng năm có hơn một triệu người
bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế không nhỏ của nước ta trên thị trường
lao động quốc tế.
Thêm vào đó là quá trình hội nhập và vận động theo xu thế toàn cầu hóa, nên
hoạt động XKLĐ được xem là giải pháp tạo việc làm quan trọng và mang tính chiến
lược. Giai đoạn 2006-2010 nước ta đã đưa được 409 ngàn lao động đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài. Theo thống kê năm 2011 cả nước đã đưa được 88.298 lao
động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 101,15% so với kế hoạch, tăng 2,9% so với năm
2010. Trong đó, lao động của ta đi làm việc tại Đài Loan khoảng 38.796 người tăng
36,8%; Nhật Bản gần 6.985 người tăng 42,3%; Hàn Quốc 15.214 người tăng
73,8%... Tính đến 6 tháng đầu năm 2012, đã đưa hơn 40 ngàn người đi lao động tại
nước ngoài và thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất vẫn là Đài Loan với hơn 10
ngàn lao động, Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 5 ngàn lao động, Malaysia gần 4
ngàn lao động, Nhật Bản trên 3 ngàn lao động; các nước Trung Đông, Bắc Phi hơn
2
20 ngàn lao động
1
. Lượng ngoại tệ mà lao động mang về cho đất nước cũng tăng
mạnh, năm 2007 người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước lượng kiều
hối khoảng 1,6 tỷ USD. Trung bình mỗi năm gửi về từ 1,6 đến 2 tỷ USD. Trong đó,
Hàn Quốc trên 700 triệu USD, Nhật Bản trên 300 triệu USD góp phần đưa Việt
Nam đứng vị trí thứ 16 trong xếp hạng 30 quốc gia có lượng kiều hối chuyển về
nhiều nhất, là một trong 10 quốc gia có thu nhập lớn từ XKLĐ.
Việc tăng cường hợp tác XKLĐ không những có ý nghĩa quan trọng về mặt
kinh tế mà còn góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại giữa Chính phủ Việt Nam và
các nước, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế với các nước nhập khẩu lao động.
Với tầm quan trọng mà hoạt động XKLĐ mang lại: Giải quyết việc làm,
giảm được tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho
NLĐ, học tập được phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài
trang bị, đào tạo nguồn nhân lực, tăng thu ngoại tệ, cải thiện cuộc sống nhân dân,
góp phần tăng trưởng kinh tế, mở rộng quan hệ chính trị... Đặc biệt trong những
năm gần đây, khi mà đất nước đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới, hoạt động XKLĐ với những lợi ích to lớn ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng
và khẳng định đây là hoạt động tất yếu.
Tuy nhiên, hoạt động XKLĐ cũng gặp phải một số khó khăn, đặc biệt về vấn
đề tài chính của NLĐ. Phần lớn NLĐ có nhu cầu, nguyện vọng ra nước ngoài làm
việc đều là những lao động nghèo ở các vùng nông thôn, họ ra đi với mong muốn
tìm được việc làm tốt hơn với khoản thu nhập cao, để tích lũy cho bản thân và giúp
đỡ gia đình, nhưng những khoản chi phí mà họ phải gánh là rất cao, vô hình chung
trở thành một rào cản cho con đường tìm việc làm ở nước ngoài. Đây chính là vấn
đề mà tác giả đi sâu vào nghiên cứu “Chế độ pháp lý về tài chính đối với người lao
động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” qua đó, tác giả cũng đưa ra
một số đề xuất về vấn đề đó, để góp phần phát triển hoạt động XKLĐ nước ta có
hiệu quả cho Nhà nước, doanh nghiệp và có lợi cho NLĐ.
1 Xem: Biểu đồ thể hiện tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (1990-2012) ở phụ lục 1 của
Phần phụ lục.
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan hoạt động đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài có một
số công trình khoa học đã được các tác giả khác nghiên cứu trước đó. Cụ thể như
sau:
- Luận văn thạc sỹ:“Pháp luật về xuất khẩu lao động thực trạng và phương
hướng hoàn thiện” của Nguyễn Thị Hoa Tâm, năm 2004 do TS. Đào Thị
Hằng hướng dẫn.
Luận văn này đã giải quyết được các vấn đề sau: Nêu ra được quan niệm
về XKLĐ; vai trò của XKLĐ; khái niệm pháp luật về XKLĐ; khái quát
về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về XKLĐ ở Việt Nam;
thực trạng pháp luật về XKLĐ ở Việt Nam, bao gồm những quy định
pháp luật đối với doanh nghiệp hoạt động XKLĐ, quy định pháp luật đối
với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp hoạt động
XKLĐ, quy định về quỹ hỗ trợ XKLĐ, quy định về quản lý nhà nước về
XKLĐ, quy định về giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo và xử lý vi
phạm về xuất khẩu lao động; Thêm vào đó tác giả đã nêu phương hướng
và giải pháp hoàn thiện pháp luật về XKLĐ ở Việt Nam; Phạm vi nghiên
cứu của luận văn này rộng, tác giả đã đi vào nghiên cứu cả các doanh
nghiệp thực hiện hoạt động XKLĐ lẫn NLĐ được đưa đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, luận văn cũng còn một số hạn chế:
Luận văn này nghiên cứu trên cơ sở của Bộ luật lao động (BLLĐ)
2002 với những quy định có liên quan đến hoạt động đưa người
Việt Nam đi làm việc có thời hạn theo hợp đồng lao động (HĐLĐ)
ở nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành (khi Luật người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006
chưa được ban hành) nên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế, nội dung
nghiên cứu chưa đầy đủ vì chưa có luật chuyên ngành điều chỉnh;
Do phạm vi đề tài nghiên cứu quá rộng nên không thể đi sâu hết
các vấn đề liên quan đến hoạt động XKLĐ.
4
- Luận văn thạc sỹ: “Cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động Việt Nam” của Nguyễn Đức Hạnh, năm 2006 do TS. Trần Hoàng
Hải hướng dẫn:
Luận văn này đã giải quyết được các vấn đề sau: Nêu ra được những vấn
đề chung về XKLĐ bao gồm: khái niệm về XKLĐ, vai trò của XKLĐ,
khái quát về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về XKLĐ ở
nước ta qua từng giai đoạn cụ thể; cơ chế hoạt động của doanh nghiệp
XKLĐ bao gồm: thành lập cấp giấy phép hoạt động, cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp XKLĐ. Bên cạnh đó, tác giả đã nêu được thực tiễn hoạt
động của các doanh nghiệp XKLĐ và phương hướng hoàn thiện: về thành
lập và cấp giấy phép hoạt động, về tổ chức doanh nghiệp XKLĐ, về việc
ký hợp đồng thông qua môi giới, về việc đăng ký hợp đồng, tuyển chọn
lao động, về giáo dục định hướng, quản lý NLĐ ở nước ngoài, quản lý tài
chính.
Những hạn chế của luận văn này:
Luận văn này cũng được nghiên cứu trên cơ sở của BLLĐ 2002
với những quy định có liên quan đến hoạt động đưa người Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành
(Khi Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng 2006 chưa có hiệu lực thi hành), nên nội dung đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót do chưa có luật chuyên ngành
điều chỉnh;
Luận văn này chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về doanh nghiệp hoạt
động XKLĐ chứ không phải trên khía cạnh NLĐ được đưa đi làm
việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài, do đó những vấn đề
tồn tại liên quan đến NLĐ tác giả chưa đi vào khai thác.
- Luận văn thạc sỹ:“Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đưa
người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” của Nguyễn Thị
Vân, năm 2010, do TS. Nguyễn Thị Hoài Phương hướng dẫn.
Luận văn này đã giải quyết được các vấn đề sau: Nêu được tổng quan lý
luận về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài bao
gồm: Khái niệm, đặc điểm vai trò của hoạt động đưa NLĐ đi làm việc có