Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần đầu tư
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Hợp đồng HĐ
Hợp đồng mua bán HĐMB
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế HĐMBHHQT
Xuất khẩu XK
Nhập khẩu NK
Công ước Viens về mua bán hàng hóa quốc tế CISG
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT
SV: Nguyễn Thị Oanh Luật kinh doanh 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng
LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng
đã và đang trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt của không những các
nhà hoạch định kinh tế quốc gia mà còn của tất cả các thương nhân và các nhà nghiên
cứu luật học. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hình thức pháp lý của quan
hệ thương mại quốc tế. Vì vậy, việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh loại hợp đồng
này là tương đối phức tạp.
Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay, các
quan hệ thương mại quốc tế giữa thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài
được thiết lập ngày càng nhiều và tỷ lệ thuận với nó là số lượng hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, một thực tế là còn khá nhiều thương
nhân trong nước tỏ ra lúng túng khi tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, điều này xuất phát từ việc chưa nắm vững và hiểu rõ các vấn đề liên
quan đến luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư thương mại An Thịnh Phát
em nhận thấy Công ty là một doanh nghiệp hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực mua
bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng, và đang ngày một khẳng
định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong những năm gần
đây, Công ty đã kí kết được số lượng lớn hợp đồng với tổng giá trị không ngừng tăng
lên qua các năm đem lại lợi nhuận cho Công ty cũng như đóng góp tích cực vào Ngân
sách Nhà nước.
Trong quá trình thực tập tại Công ty, được tiếp xúc trực tiếp với việc giao kết và
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty và các đối tác nước ngoài đã cho
em nhận thấy vai trò quan trọng của việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế. Chính vì vậy, em đã quyết định thực hiện đề tài “Chế độ pháp lý
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần
đầu tư thương mại An Thịnh Phát”. Mục đích của em là đưa ra một cái nhìn khái
quát nhất về những vấn đề có liên quan đến các quy định phápluật về hợp đồng mua
SV: Nguyễn Thị Oanh Luật kinh doanh 49
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng
bán hàng hóa quốc tế hiện nay, để những doanh nghiệp của Việt Nam có thể bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia một giao dịch thương mại quốc tế.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em xin cảm ơn thầy giáo ThS. Đỗ Kim Hoàng
Giảng viên Khoa Luật –trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng các anh chị trong
phòng kinh doanh của công ty đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Đề tài gồm 3 nội dung chính sau:
Chương I: Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chương II: Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
tại công ty cổ phần đầu tư thương mại An Thịnh Phát.
Chương III:Nhận xét thực tiễn áp dụng pháp luật tại công ty, kiến nghị về việc sửa
đổi bổ sung pháp luật.
SV: Nguyễn Thị Oanh Luật kinh doanh 49
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng
CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HĐMBHHQT
I.HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN
1. Hợp đồng và Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1. Hợp đồng
Điều 388 Bộ Luật Dân Sự 2005 định nghĩa Hợp đồng dân sự như sau:
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy có thể thấy hợp đồng là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình chuyển đổi
lợi ích giữa những người tham gia hợp đồng, đó là sự thỏa thuận của các bên nhằm
xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể với nhau. Các
bên trong hợp đồng có quyền tự do thỏa thuận bất kỳ điều khoản nào của hợp đồng
miễn là điều đó không trái với các quy định của pháp luật và các quy tắc đạo đức xã
hội, điều này thể hiện sự tôn trọng ý chí của các bên giao kết hợp đồng.
1.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luật Thương mại được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
XI, kì họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005. Luật này thay thế Luật Thương mại ngày
10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 đã đánh dấu một bước phát triển
mới của pháp luật thương mại nói chung và pháp luật về mua bán hàng hoá nói riêng.
Quan hệ mua bán hàng hoá được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là
hợp đồng mua bán hàng hoá (HĐMBHH). HĐMBHH mang bản chất chung của hợp
đồng dân sự, đó là sự thoả thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa. Theo khoản 8 điều 3 Luật
Thương mại 2005 Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh
toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng
SV: Nguyễn Thị Oanh Luật kinh doanh 49
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng
hoá theo thỏa thuận. Luật Thương mại 2005 chỉ đưa ra khái niệm mua bán hàng hóa
chứ không đưa ra định nghĩa về HĐMBHH song có thể xác định bản chất pháp lý của
HĐMBHH trong thương mại trên cơ sở điều 428 của Bộ luật dân sự về hợp đồng
mua bán tài sản (HĐMBTS) "Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các
bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên
mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.”
Như vậy, có thể nói HĐMBHH trong thương mại dù mang những nét đặc thù riêng
về chủ thể, đối tượng, mục đích hay hình thức hợp đồng nhưng nó vẫn là một dạng
cụ thể của HĐMBTS. Chính vì vậy HĐMBHH trong hoạt động thương mại phải áp
dụng những quy định của Bộ luật dân sự 2005 đối với những nội dung không được
quy định trong Luật Thương mại và các văn bản pháp luật chuyên ngành.
1.3 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
a, Mua bán hàng hóa quốc tế ( Quy định tại khoản 1 điều 27 LTM 2005)
1, Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập
khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
b, Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Pháp luật không có định nghĩa về HĐMBHHQT tuy nhiên ta có thể dựa vào định
nghĩa mua bán hàng hóa quốc tế và định nghĩa về hợp đồng mua bán tài sản để định
nghĩa,
Như vậy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế(HĐMBHHQT) có thể hiểu là
HĐMBHH dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái
nhập và chuyển khẩu.
c, Đặc điểm của HĐMBHHQT
- Có sự dịch chuyển hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau
Thông qua hoạt động XK, NK, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập mà hàng hóa
trong HĐMBHHQT có sự dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.
SV: Nguyễn Thị Oanh Luật kinh doanh 49
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng
Điều 28 Luật Thương mại 2005 quy định, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được
đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt
Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nhập khẩu
hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật. Điều 29 quy định tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng
hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặ biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam có làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi
Việt Nam. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài
hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam có làm thủ tục xuất khẩu ra
khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam.
Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một
nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làcm thủ tụ NK vào Việt
Nam và không làm thủ tục XK ra khỏi Việt Nam.
Ngoài ra, còn có dịch vụ ủy thác XK, NK hàng hóa; dịch vụ đại lý mua bán
hàng hóa cho thương nhân nước ngoài. Thương nhân được ủy thác, làm đại lý cho
thương nhân khác xuất khẩu, nhập khẩu hoặc được nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập
khẩu từ thương nhân khác các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất
khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng
nhập khẩu. Quyền lợi và nghĩa vụ của Bên ủy thác, Bên nhận ủy thác xuất khẩu, nhập
khẩu do các bên tự thoả thuận trong hợp đồng ủy thác, nhận ủy thác xuất khẩu, nhập
khẩu. Đối với hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy
phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng đại lý sau khi được Bộ Công thương cấp
phép.
- Đồng tiền thanh toán trong HĐMBHHQT thường là ngoại tệ
SV: Nguyễn Thị Oanh Luật kinh doanh 49
6