Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chat tho trong truyen ngan vo chong a phu to hoai
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
188.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1638

Chat tho trong truyen ngan vo chong a phu to hoai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Chất thơ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Hướng dẫn

Tô Hoài được mệnh danh là nhà văn "sinh ra để viết" (Tế Hanh). Hơn sáu mươi

năm cầm bút, ông đã để lại gần hai trăm đầu sách với nhiều thể loại – truyện

ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, hồi kí,… Riêng truyện ngắn, độc giả nhớ nhất và

bản thân nhà văn tâm đắc nhất có lẽ vẫn là Vợ chồng A Phủ. Nói về sức cuốn

hút của tác phẩm này, người đọc nhắc nhiều đến vốn hiểu biết sâu sắc về phong

tục, tập quán của các dân tộc miền núi; khả năng quan sát tinh tường, lối trần

thuật tự nhiên, hóm hỉnh của một người cầm bút từng trải, sắc sảo; tài nghệ

phân tích tâm lí nhân vật, vốn ngôn ngữ dồi dào;… Nhưng tôi vẫn nghĩ, điều

thú vị nhất là ở chỗ, Tô Hoài đã mang được vào truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

cái chất thơ riêng của miền Tây Bắc. Trong cuốn sổ tay viết văn Tô Hoài từng tâm sự về những ý thơ trong văn xuôi: "Vâng, đúng là những ý thơ, đã từ lâu tôi làm, tôi cảm thấy mà chưa phân tích

được". Theo ông, những ý thơ đó sẽ làm nên cái giá trị "ngoài tài liệu và trên cả

sự sáng tạo". Ở đây, tác giả Sổ tay viết văn đã có sự gặp gỡ với quan niệm của

nhiều nhà văn lớn:A.Puskin từng ví chất thơ trong văn xuôi như "chất nước

ngọt ngào thấm trong trái táo"; L. Tôn-xtôi không chấp nhận ranh giới giữa văn

xuôi và thi ca. Thậm chí, K. Pau-tốp-xki còn khẳng định rằng: "Văn xuôi là sợi

cốt, còn thơ là sợi ngang. Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa

đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không

cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả"… Cũng chính họ – các nhà

văn đích thực, bằng tác phẩm của mình, đã giúp cho người đọc hiểu thế nào là

chất thơ trong văn xuôi. Đó có thể là những cánh đồng Nga, tâm hồn Nga hiển

hiện trên trang văn Pu-skin; là lời thì thầm của cây sồi mùa đông, là hình ảnh

người thiếu nữ muốn bay lên cùng ánh trăng (L. Tôn-xtôi) hay giai điệu ngọt

ngào, say đắm, nồng ấm tình đời của âm nhạc Véc-đi, Lắng quả thông

(Pau-tốp-xki),… Cũng có thể là khi nhà văn khiến ta nhớ mãi cả mùi cát bụi "quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng đấy là mùi riêng của đất, của quê

hương này" (Thạch Lam); hay bấy nhiêu ngạc nhiên, cảm động, bâng khuâng, ăn năn, khao khát,… được đánh thức nhờ hương thơm của một bát cháo hành

(Nam Cao)… Chất thơ có khi đọng lại trong chi tiết, hình ảnh; có lúc thấm

đượm trong bức tranh đời sống hay lan toả vào câu chữ…

Trở lại với truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nếu "đọc vội" cũng có thể thấy được

sự phong phú của hiện thực đời sống, đón nhận được niềm cảm thương, trân

trọng của tác giả dành cho những phận người cùng khổ ở miền cao Tây Bắc. Các giá trị đó được "tường minh" bằng cốt truyện với sự tương phản quen

thuộc của hai phần đời. Lối kể truyền thống, cách xây dựng nhân vật cũng chưa

có gì là "đột phá"… Nhưng muốn nắm bắt được những ý thơ toát lên từ cảnh

sắc và tâm hồn con người nơi đây, thì có lẽ phải đọc chậm, đọc sâu. Đọc chậm để các giác quan và trí tưởng tượng có thể "theo kịp" ngòi bút của

nhà văn khi vẽ nên quang cảnh Tết đầy khác biệt trên núi cao. Tết ở đây không

đến trong làn mưa bụi giăng mù gọi chồi non, lộc nõn; cũng không phải với

những rừng đào, rừng mận tưng bừng khoe sắc vẫn mặc nhiên hiện về mỗi khi

người ta nghĩ tới mùa xuân Tây Bắc. Nó không về theo lời hẹn trước, không

nhất nhất phải đồng hành cùng tháng ấy, ngày ấy trên tấm lịch… Trái lại, người

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!