Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chat tho trong ai da dat ten cho dong song cua hoang phu ngoc tuong
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc
Tường
Bài làm
Bút kí là một thể loại kí văn học ghi lại sự việc, con người, cảnh vật mà nhà
văn mắt thấy tai nghe nhưng bút kí không chỉ phản ánh những sự kiện khách
quan mà có những nhận xét, suy nghĩ, liên tưởng và nhất là cảm xúc, do đó bút
kí có chất trữ tình. Tuy nhiên, tùy theo phong cách của từng tác giả mà yếu tố
trữ tình đó có thể là đậm đặc, xuyên suốt hay điểm xuyết giữa những yếu tố
thuyết minh, tự sự, nghị luận... Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc
sắc trong phong cách nghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ
tình và chính luận, sử thi hóa lịch sử và khám phá chiều sâu văn hóa của đối
tượng. Chất trữ tình trong bút kí của ông xuyên thấm vào tất cả và thăng hoa
thành chất thơ của ngôn ngữ. Chất thơ là một phẩm chất tổng hợp được tạo nên từ nhiều yếu tố cảm xúc, cái
đẹp, trí tưởng tượng, tính chất của cuộc sống và nhạc điệu của ngôn ngữ... Khó
có thể tách các yếu tố này khỏi nhau bởi nó hòa quyện với nhau, trong từng
hình ảnh, từ ngữ, câu văn, đoạn văn. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết
bằng tất cả tình yêu say đắm với sông Hương đẹp và dịu dàng, với Huế cổ kính
và thơ mộng. Đoạn mở đầu với những khu vườn cổ, những kí ức về Nguyễn Du đã gợi cảm
xúc về một vùng đất có vẻ đẹp sâu lắng (thanh khiết, cổ kính, có tác dụng như
một khúc dạo đầu của một bản đàn hay bài ca thơ mộng). Mỗi đoạn văn là một chắt lọc tinh túy về hành trình, về dáng vẻ, về vẻ đẹp với
những từ ngữ gợi cảm, diễn tả tình yêu say đắm của con người với dòng sông
"Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng
khoáng và man dại". "Sông Hương khi về đồng bằng đã thay đổi tính cách, sông như đã chế ngự bản năng ở người con gái để mang một sắc đẹp dịu dàng
và trí tuệ, trở thành phù sa của một vùng văn hóa xứ sở". Với liên tưởng kì thú, diễm tình, tác giả ví sông Hương như một người con gái
đẹp được người tình mong đợi đến đánh thức. Những câu văn đẹp, đầy màu sắc
và ấn tượng. "Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn", "Sắc nước
trở nên xanh thắm", "nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như những thành
quách". "Dòng sông như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược nhỏ bé
vừa bằng con thoi, những ngọn đồi này tạo nên nhiều mảng phản quang nhiều
màu sắc", "Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím". Đến ngoại vi thành Huế, sông Hương lại có vẻ đẹp trầm mặc như những rừng
thông u tịch và những lăng tẩm đồ sộ phong kín niềm kiêu hãnh âm u. Đoạn tả sông Hương chảy vào thành phố, tác giả sáng tạo những hình ảnh đầy
ấn tượng "chiếc cầu trắng in trên nền trời, uốn một cánh cung rất nhẹ". Tác giả
sử dụng rộng rãi đặc sắc những phép tu từ gợi cảm vốn là sở trường của thơ