Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chat tho trong truyen ngan hai dua tre cua thach lam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188
Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam Ngữ văn 11
1. Tìm hiểu đề:
Đề bài thuộc kiểu đề tự do - chỉ nêu chủ đề mà không bắt buộc về cách thức, phương pháp triển khai chủ đề đó. Chủ đề được nêu trong đề bài này là chất thơ trong
truyện ngắn "Hai đứa trẻ" (Thạch Lam). Về thực chất, có thể hiểu, đề bài yêu cầu phân
tích để tìm ra những biểu hiện của chất thơ cũng như vai trò của nó trong việc tạo nên
dấu ấn phong cách Thạch Lam và thành công của truyện ngắn "Hai đứa trẻ". Để thực
hiện yêu cầu này của đề bài, học sinh cần nắm vững, hiểu rõ khái niệm "chất thơ", chất
thơ trong truyện ngắn để trên cơ sở đó xác định đúng và phân tích thấu đáo biểu hiện
cũng như giá trị của chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ". 2. Dàn ý:
a. Mở bài:
- Đọc truyện ngắn Thạch Lam, dễ thấy cốt truyện của ông không có gì đặc biệt, thậm chí đôi khi đơn giản đến như không có. Nhân vật của ông cũng không thuộc vào
những lớp người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Vậy mà tác phẩm vẫn có được
một sức truyền cảm lớn để có thể neo đậu lâu bền trong lòng người đọc, tạo nên một
sức cuốn hút nhẹ nhàng mà da diết cho người đọc mỗi lần đọc lại, sống lại cùng với nó. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức truyền cảm, sự hấp dẫn, cuốn hút ấy
chính là chất thơ lắng đọng lan toả từ những trang văn. - Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" ("Nắng trong vườn" - 1938) là một truyện ngắn giàu
chất thơ. b. Thân bài:
b.1. Chất thơ và chất thơ trong truyện ngắn:
- "Chất thơ": Tính chất trữ tình - tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ
đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi
gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn. - Chất thơ trong truyện ngắn: Được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu
hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của
chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn
trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn.
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188
- Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi mối bận
tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà là
việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người. b.2. Chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ":
b.2.1. Vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm:
- Ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự
nhiên như chưa từng chịu một tác động tiêu cực nào của cuộc sống. + Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh: Chỉ một mùi nồng nồng, âm ẩm bốc lên đã khiến Liên ngỡ đó là mùi riêng của đất quê; không khí vắng lặng đìu
hiu của phố huyện đã lay động tâm hồn Liên để cô cảm nhận được cái buồn của buổi
chiều quê và khiến đôi mắt cô cũng như ngập đầy bóng tối của buổi chiều quê đó; khi
đêm xuống, Liên thích thú ngắm bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh để mơ mộng về
con vịt theo sau ông Thần Nông, về dòng sông Ngân Hà trong các câu chuyện cổ; tâm
hồn Liên trong sáng và nhạy cảm đến độ có thể bắt nhạy với những dấu hiệu mơ hồ
nhất của thế giới quanh mình: những con đom đóm lập loè, những khe sáng, hột sáng
lọt qua khe cửa, từng loạt hoa bàng rụng khẽ xuống vai áo…
+ Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu: Cuộc sống thường nhật với
gánh nặng mưu sinh không thể xoá bỏ trong Liên niềm nhớ tiếc quá khứ. Thậm chí, chính cuộc sống tẻ nhạt hàng ngày lại khiến nỗi nhớ ấy thêm da diết, khắc khoải: dù kỉ
niệm còn lại không nhiều, nhưng quá khứ luôn trở về trong Liên bằng ánh hồi quang
rạng rỡ nhất "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Chính nỗi nhớ
quá khứ luôn thường trực đã khiến Liên khi đối diện với hình ảnh thực của chuyến tàu
đêm lại đắm mình trong những mơ tưởng xa xôi để "sống giữa bao nhiêu sự xa xôi
không biết" mà chuyến tàu ấy gợi lên trong tâm hồn cô. + Lòng trắc ẩn đối với những cảnh ngộ đáng thương: Bản thân Liên đang sống một
cuộc sống nghèo khó, Liên cũng thấm thía sâu sắc cảnh nghèo và buồn mà cô đang
phải trải qua song không vì thế mà Liên đóng kín tâm hồn đối với con người và cuộc
sống quanh mình. Nhìn những đứa trẻ nghèo đang nhặt nhạnh, tìm kiếm trên bãi chợ, Liên thấy "động lòng thương" tuy chính chị cũng không có gì để cho chúng. Sẵn có
một tấm lòng thơm thảo, Liên đã rót đầy hơn vào cút rượu của bà cụ Thi điên dù trong