Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Căn cứ lõm cách mạng ở tỉnh quảng nam trong kháng chiến chống mỹ (1965 - 1975)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ MINH CHIẾN
CĂN CỨ LÕM CÁCH MẠNG Ở TỈNH QUẢNG NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
(1965 - 1975)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Đà Nẵng - Năm 2021
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ MINH CHIẾN
CĂN CỨ LÕM CÁCH MẠNG Ở TỈNH QUẢNG NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
(1965 - 1975)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Duy Phƣơng
Đà Nẵng - Năm 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Căn cứ lõm cách mạng ở tỉnh Quảng Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố
ở công trình nào khác. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực,
khách quan, được trích dẫn nguồn đầy đủ.
Ngƣời thực hiện đề tài
Lê Minh Chiến
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo, Tiến sĩ Nguyễn
Duy Phương đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong việc xác định tên đề tài, định
hướng nội dung nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Đà Nẵng, Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm
Đà Nẵng; Ban Giám hiệu Trường Đại học Quảng Nam đã luôn giúp đỡ, tận tình giảng
dạy trong suốt thời gian học tập tại Trường; tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành
chương trình đào tạo và luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Quảng Nam; các cơ quan lưu trữ thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam,
Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng, đặc biệt là các
đồng chí nhân chứng lịch sử đã cung cấp các tư liệu, hồi ký cá nhân, tham gia góp ý
để tôi hoàn thành nội dung luận văn này.
Trong quá trình học tập, thực hiện luận văn, tôi còn nhận được sự động viên, hỗ
trợ hết mình của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã tiếp thêm động lực để tôi vượt qua
khó khăn, nhất là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát, thiên tai, bão lũ liên
tục để hoàn thành luận văn của mình.
Đặc biệt, tôi xin gửi đến quý thầy, cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc nhất. Những ý kiến phản biện, góp ý thẳng thắn, chân thành,
trách nhiệm của quý thầy, cô là cơ sở để tôi bổ sung, hoàn chỉnh nội dung luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực nghiên cứu còn hạn chế, luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của quý
thầy, cô và quý bạn đọc để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tác giả luận văn
Lê Minh Chiến
iii
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài: Căn cứ lõm cách mạng ở tỉnh Quảng Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ (1965-1975)”
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Học viên: Lê Minh Chiến
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Duy Phƣơng
Cơ sở đào tạo: Đại học Sƣ phạm - Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975), Tỉnh ủy Quảng Nam và
các cấp ủy địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các căn cứ lõm cách mạng ngay trong
vùng địch tạm chiếm ở thị xã, thị trấn và vùng tranh chấp giữa ta và địch ở nông thôn, đồng bằng. Sự
ra đời của các căn cứ lõm cách mạng là kết quả của quá trình vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quan
điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng căn cứ địa cách mạng phù hợp với điều kiện thực tiễn của
phong trào cách mạng ở Quảng Nam.
Nội dung của đề tài đã đi sâu phân tích, làm rõ khái niệm căn cứ lõm cách mạng, các điều kiện
hình thành căn cứ lõm cách mạng; các nhân tố tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng, phát triển các
căn cứ lõm cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1965-1975). Từ các nguồn tư liệu lưu trữ, tư liệu điền dã và lời kể của các nhân chứng lịch sử, đề tài
đã phản ánh khách quan, trung thực quá trình xây dựng, phát triển và hoạt động chủ yếu của các căn
cứ lõm cách mạng trên các mặt công tác: xây dựng cơ sở chính trị, nuôi giấu cán bộ, lực lượng cách
mạng; tổ chức đấu tranh chính trị, binh vận và đấu tranh vũ trang; hoạt động thu mua lương thực, thực
phẩm phục vụ cho công cuộc kháng chiến. Quá trình đó có thể được chia làm hai giai đoạn gắn với hai
hình thái tổ chức hoạt động khác nhau: Giai đoạn 1965-1968, các căn cứ lõm được tổ chức, hoạt động
dưới hình thái là các “lõm chính trị”. Giai đoạn 1969-1975, bên cạnh duy trì các căn cứ lõm ở vùng
địch tạm chiếm, các căn cứ lõm mới được xây dựng, hoạt động dưới hình thái là các “lõm du kích”.
Với những đặc điểm riêng của mình, các căn cứ lõm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã phát huy
hiệu quả vai trò là nơi đứng chân, hoạt động của các lực lượng cách mạng, là bàn đạp để các lực lượng
vũ trang cách mạng tiến công, tiêu diệt địch, là nơi động viên sự đóng góp sức người, sức của của các
tầng lớp nhân dân cho sự nghiệp kháng chiến. Đặc biệt, quá trình xây dựng, bảo vệ, duy trì hoạt động
của các căn cứ lõm cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã để lại nhiều bài học
kinh nghiệm quý báu, có giá trị thực tiễn sâu sắc đối với công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới.
Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là mở rộng địa bàn nghiên cứu về căn cứ lõm cách mạng
trên địa bàn Khu 5 trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Từ khóa: căn cứ lõm cách mạng, tỉnh Quảng Nam, nơi đứng chân, bàn đạp, “lõm chính trị”,
“lõm du kích”
Xác nhận của giảng viên hƣớng dẫn Ngƣời thực hiện đề tài
TS. Nguyễn Duy Phƣơng Lê Minh Chiến
iv
INFORMATION OF RESEARCH RESULTS OF THE THESIS
Name of thesis: “BASES CONCAVE REVOLUTIONARY IN QUANG NAM
IN THE WAR AGAINST USA (1965 - 1975)”
Major: Vietnam history
Full name of Master student: Le Minh Chien
Supervisors: Ph.D Nguyen Duy Phuong
Training institution: Pedagogical University of Da Nang University
Abstract: During the resistance war against the US and national salvation (1965-1975), Quang
Nam Provincial Party Committee and local Party committees focused on leading and directing the
construction of revolutionary concave bases right in the temporarily occupied enemy area in the town ,
towns and disputed areas between us and the enemy in rural, plain. The establishment of revolutionary
concave bases was the result of the flexible and creative application of the Party's views and policies
on building revolutionary bases in accordance with the practical conditions of the movement network
in Quang Nam.
The content of the topic has analyzed deeply and clarified the concept of revolutionary concave
bases, conditions forming revolutionary concave bases; factors that directly impacted on the process of
building and developing revolutionary concave bases in Quang Nam province during the resistance
war against the US (1965-1975). From archived sources, fieldwork documents and narratives of
historical witnesses, the topic has objectively and honestly reflected the process of building,
developing and operating the main concave bases. network on working fronts: building political bases,
raising revolutionary cadres and forces; organizing political struggles, military warfare and armed
struggles; activities of purchasing food, serving for the resistance war. That process can be divided
into two phases associated with two different forms of organization: In the 1965-1968 period, the
concave bases were organized, operating under the form of “political troughs”. In the 1969-1975
period, besides maintaining concave bases in the temporarily occupied areas, new concave bases were
built, operating under the form of “guerrilla concave”.
With their own characteristics, the concave bases in Quang Nam province have effectively
promoted the role of standing place, the activities of the revolutionary forces, as a springboard for the
revolutionary armed forces. attack, destroy the enemy, is the place to encourage the contribution of
human strength and strength of the people to the cause of the resistance. In particular, the process of
building, protecting and maintaining operations of revolutionary concave bases during the war against
the US and national salvation has left many valuable lessons and profound practical values. for the
work of building an all-people defense, the people's security posture is in a new situation.
The next research direction of the topic is to expand the research area of the revolutionary
concave base in the area of Zone 5 during the war against the US and save the country.
Keywords: revolutionary concave base, Quang Nam province, footsteps, stepping stones,
“political concave”, “guerrilla's concave”
Supervior’s confirmation Student
Ph.D Nguyen Duy Phuong Le Minh Chien
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ......................................................... iii
INFORMATION OF RESEARCH RESULTS OF THE THESIS.........................iv
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài....................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................7
6. Nguồn tư liệu ......................................................................................................8
7. Đóng góp của luận văn .......................................................................................8
8. Bố cục luận văn...................................................................................................9
CHƢƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CĂN CỨ LÕM CÁCH MẠNG Ở QUẢNG NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC (1965-1975) .....................10
1.1. Cơ sở lý luận về căn cứ lõm cách mạng.................................................................10
1.1.1. Khái niệm về căn cứ lõm cách mạng..........................................................10
1.1.2. Các điều kiện hình thành căn cứ lõm cách mạng .......................................10
1.2. Những nhân tố tác động đến quá trình xây dựng và hoạt động của căn cứ lõm cách
mạng ở Quảng Nam (1965-1975)..................................................................................12
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................................12
1.2.2. Truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân Quảng Nam
trước năm 1965..............................................................................................................14
1.2.3. Một số kinh nghiệm xây dựng căn cứ lõm cách mạng của tỉnh Quảng Nam
trong những năm 1945-1965 .........................................................................................18
Tiểu kết Chương 1 .........................................................................................................22
CHƢƠNG 2. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CĂN CỨ
LÕM CÁCH MẠNG Ở QUẢNG NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,
CỨU NƢỚC (1965-1975)............................................................................................24
2.1. Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa .............24
2.2. Chủ trương của Trung ương Đảng, Khu ủy Khu 5 và Tỉnh ủy Quảng Nam về xây
dựng căn cứ lõm cách mạng ..........................................................................................27
2.3. Quá trình xây dựng các căn cứ lõm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (1965-1975)...31
vi
2.3.1. Quá trình xây dựng căn cứ lõm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ
đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) ...................................31
2.3.2. Quá trình xây dựng căn cứ lõm trong thời kỳ chống chiến lược “Việt Nam
hóa chiến tranh”, chống bình định, lấn chiếm (1969-1975)..........................................42
2.4. Quá trình hoạt động của các căn cứ lõm cách mạng ở Quảng Nam trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975).......................................................................48
2.4.1. Hoạt động xây dựng cơ sở, nuôi giấu cán bộ trong lòng địch....................48
2.4.2. Phong trào đấu tranh vũ trang tại các căn cứ lõm.......................................54
2.4.3. Phong trào đấu tranh chính trị, binh địch vận tại các căn cứ lõm ..............60
2.4.4. Hoạt động thu mua lương thực, thực phẩm phục vụ cho kháng chiến.......62
Tiểu kết Chương 2 .........................................................................................................64
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ XÂY
DỰNG CĂN CỨ LÕM CÁCH MẠNG Ở TỈNH QUẢNG NAM ...........................65
3.1. Một số đặc điểm của căn cứ lõm cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam..........65
3.1.1. Căn cứ lõm ở địa bàn Quảng Nam có quy mô nhỏ, nằm ở những địa bàn
chiến lược quan trọng ở vùng địch tạm chiếm, vùng tranh chấp giữa ta và địch..........65
3.1.2. Căn cứ lõm phát triển từ hình thái “lõm chính trị” đến “lõm du kích” phù
hợp với nhu cầu phát triển của cuộc kháng chiến .........................................................67
3.1.3. Căn cứ lõm ở Quảng Nam được bảo đảm an toàn, gắn với lòng trung
thành, niềm tin tuyệt đối của nhân dân đối với Đảng, với cách mạng. .........................69
3.2. Vai trò của căn cứ lõm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước...................70
3.2.1. Căn cứ lõm là nơi đứng chân, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách
mạng của các cấp ủy đảng, của các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, các lực lượng cách mạng
.......................................................................................................................................70
3.2.2. Căn cứ lõm là nơi tập kết, là bàn đạp để các lực lượng vũ trang cách mạng
tiến công địch ngay trong vùng địch kiểm soát.............................................................71
3.2.3. Căn cứ lõm là nơi động viên sự đóng góp sức người, sức của của nhân dân
cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước..........................................................72
3.3. Bài học kinh nghiệm về xây dựng và hoạt động của căn cứ lõm...........................74
3.3.1. Quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng trong xây
dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của căn cứ lõm..........................................................74
3.3.2. Xây dựng và phát huy vai trò của các tổ chức đảng và lực lượng vũ trang
trong xây dựng và bảo vệ căn cứ lõm............................................................................74
3.3.3. Xây dựng khối đoàn kết toàn dân, thế trận “lòng dân” vững chắc là nhân tố
quyết định đến sự hình thành và hoạt động của căn cứ lõm..........................................75
KẾT LUẬN ..................................................................................................................78
vii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH SÁCH NHÂN CHỨNG CUNG CẤP TƢ LIỆU
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
viii
DANH MỤC PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
STT Tên phụ lục Trang
1.
Thống kê các căn cứ lõm tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975).
1
2.
Vị trí các căn cứ lõm cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975).
2
3. Bản đồ tình hình chính trị tỉnh Quảng Tín tháng 02-1969 3
4.
Rừng Đình - Phương Hòa thuộc căn cứ lõm Phương Hòa, nơi
thành lập Chi bộ Khu Tỉnh đường Quảng Tín (Chi bộ Kỳ Hương)
4
5.
Một cuộc họp của Thị ủy Tam Kỳ tại nhà bà Bảy Mọi - cơ sở cách
mạng tại căn cứ lõm Phương Hòa.
4
6.
Cán bộ ở hầm bí mật sau bàn thờ bà Đường Thị Loan ở căn cứ lõm
Hòa Hương
5
7.
Đội công tác phường 1 (Hòa Hương) trong hầm bí mật nhà ông
Huỳnh Sang và bà Nguyễn Thị Kiểm.
5
8.
Cán bộ đội công tác phường 3 tại căn hầm bí mật nhà bà Nguyễn
Thị Nhạc ở căn cứ lõm Tam Ngọc.
6
9.
Một cuộc họp của lãnh đạo Thị ủy Tam Kỳ tại nhà cơ sở cách
mạng Đinh Ngọc Bữu ở căn cứ lõm Tam Ngọc
6
10. Đình Thạch Tân - nơi xuất phát địa đạo Kỳ Anh 7
11.
Cán bộ hoạt động tại căn cứ Bãi Sậy-Sông Đầm thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước.
8
12. Căn cứ lõm Ao Lầy - Kỳ Thịnh năm 1973 9
13.
Đội quân đấu tranh chính trị, binh địch vận hoạt động tại căn cứ
lõm Ao Lầy-Kỳ Thịnh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước.
9
14.
Sơ đồ căn cứ lõm Bàu Bính, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
10
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng Cộng sản
Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn xác định xây dựng căn cứ địa cách mạng là nhân
tố quyết định đến thắng lợi của cách mạng.
Nhận thức được vai trò đặc biệt đó, Tỉnh ủy Quảng Nam luôn chú trọng đến
công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng, địa điểm đứng chân để phục vụ cho công tác
lãnh đạo, chỉ đạo, đối phó với các âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Những căn cứ địa
cách mạng đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ
đạo liên tục, xuyên suốt của Tỉnh ủy trong các giai đoạn của cách mạng. Từ năm
1930-1945, trong điều kiện hoạt động bí mật, bị kẻ thù thường xuyên khủng bố, đàn
áp, tổ chức Đảng bị bể vỡ liên tục, Tỉnh ủy chủ yếu xây dựng các cơ sở cách mạng,
các điểm đứng chân ngay trong các thôn, xóm ở vùng đồng bằng, vùng đô thị để thuận
lợi cho việc tiếp nhận chủ trương của Đảng, lãnh đạo phong trào cách mạng chung của
cả tỉnh. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa cách mạng của Tỉnh ủy chủ
yếu được xây dựng trên địa bàn các huyện vùng tự do phía Nam của tỉnh. Trong thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quảng Nam là địa bàn trọng điểm để đế quốc
Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện các chiến lược chiến tranh kiểu mới, mức độ
đánh phá ngày càng ác liệt. Vì vậy, Tỉnh ủy lựa chọn địa bàn các huyện miền núi phía
tây của tỉnh để xây dựng thành các căn cứ địa cách mạng vững chắc, phục vụ cho cuộc
kháng chiến lâu dài. Nhờ những căn cứ địa cách mạng ở miền núi mà phong trào cách
mạng của tỉnh đã đứng vững qua các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, giữ gìn lực
lượng, từng bước vượt qua khó khăn, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh để đánh
bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
Đặc biệt từ năm 1965, sau khi quân viễn chinh Mỹ đổ bộ vào Quảng Nam để thực
hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, với hai gọng kiềm “tìm và diệt”, chúng tăng cường
càn quét, đánh phá cơ sở hạ tầng của ta ở nông thôn, đồng bằng, xúc tát nhân dân vào các
khu dồn, ấp chiến lược để kiểm soát, tách nhân dân ra khỏi cách mạng. Để đối phó với
âm mưu, thủ đoạn mới của đế quốc Mỹ và quân đội Sài Gòn, Tỉnh ủy Quảng Nam đã chủ
trương xây dựng các căn cứ lõm, “lõm chính trị” ngay trong vùng địch kiểm soát, vùng
ven, trong các đô thị, thị xã, thị trấn để đứng chân lãnh đạo cách mạng, làm bàn đạp tiến
công địch ngay trong lòng địch. Đây là nét sáng tạo, độc đáo của Đảng bộ tỉnh Quảng
Nam trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.