Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
XA KIỀU OANH
CĂN CỨ TỪ CHỐI, THAY ĐỔI
NGƢỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
XA KI
ỀU OANH LU
ẬT DÂN S
Ự VÀ T
Ố
T
ỤNG DÂN S
Ự KHÓA 23
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CĂN CỨ TỪ CHỐI, THAY ĐỔI
NGƢỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TIẾN
Học viên: XA KIỀU OANH
Lớp: Cao học luật khóa 23
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Tiến. Luận văn
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu
tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả
Xa Kiều Oanh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
2 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP
ngày 03/12/2012 của Hội đồng
Thẩm phán TAND tối cao hướng
dẫn thi hành một số quy định trong
phần thứ nhất “Những quy định
chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự
đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Tố tụng dân sự
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP
3 TAND Tòa án nhân dân
4 VKSND Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CĂN CỨ TỪ CHỐI, THAY ĐỔI
NGƢỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM ...7
1.1. Khái niệm, vai trò của ngƣời tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự ..........7
1.1.1. Khái niệm người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự..................................7
1.1.2. Vai trò của người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự ..............................10
1.2. Khái niệm, cơ sở, ý nghĩa của căn cứ từ chối, thay đổi ngƣời tiến hành tố
tụng trong tố tụng dân sự .......................................................................................12
1.2.1. Khái niệm từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng ......................................12
1.2.2. Cơ sở của căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân
sự ...............................................................................................................................15
1.2.3. Ý nghĩa của căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng
dân sự ........................................................................................................................17
1.3. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về căn cứ từ chối, thay
đổi ngƣời tiến hành tố tụng ....................................................................................20
1.3.1. Căn cứ chung về từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng............................20
1.3.2. Căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng đối với các trường hợp cụ
thể ..............................................................................................................................28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ TỪ CHỐI, THAY ĐỔI NGƢỜI TIẾN HÀNH TỐ
TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM...............................................37
2.1. Về khái niệm “ngƣời thân thích”....................................................................37
2.2. Về căn cứ cho rằng ngƣời tiến hành tố tụng có thể không vô tƣ khi làm
nhiệm vụ...................................................................................................................39
2.3. Về từ chối, thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân theo căn cứ tại khoản
3 Điều 53 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015..................................................................52
2.4. Về khái niệm “trong cùng vụ án” tại Điều 52, Điều 53, Điều 54, Điều 60 Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015 ........................................................................................56
2.5. Bổ sung quy định về căn cứ từ chối, thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng trong
pháp luật tố tụng dân sự.........................................................................................59
KẾT LUẬN..............................................................................................................66
1
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, bảo đảm hiệu quả hoạt
động và tính độc lập của các cơ quan tư pháp; bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân là những đòi hỏi
quan trọng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền trong công cuộc đổi mới ở
nước ta hiện nay.
Đặc biệt, trong tố tụng dân sự, nơi mà hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng
mang tính quyền lực nhà nước rất cao, mọi hoạt động chính đều liên quan đến
quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì việc quy định người tiến hành tố
tụng không được tiến hành tố tụng nếu có lý do xác đáng cho rằng họ có thể không
vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này
không chỉ đảm bảo quá trình giải quyết vụ án dân sự được khách quan, công bằng,
đúng pháp luật mà còn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tố tụng.
Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 25/11/2015
tiếp tục quy định về căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng trên cơ sở kế
thừa Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Luật số 65/2011/QH12 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Tố tụng dân sự và có sự sửa đổi cho phù hợp quy định của Hiến
pháp 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật Tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân năm 2014. Tuy nhiên, bên cạnh mặt đã đạt được, dưới góc độ lý luận cũng
như thực tiễn thì các quy định về căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng
vẫn còn tồn tại một số bất cập cần phải khắc phục, chẳng hạn như quy định về căn
cứ cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ, căn
cứ thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân...
Bên cạnh đó, theo tìm hiểu của tác giả, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có
công trình nào nghiên cứu về căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng trong
tố tụng dân sự.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Căn cứ từ chối, thay đổi
người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học
của mình.
2
Tình hình nghiên cứu
Theo tìm hiểu của tác giả thì cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình
nào chọn căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự làm
đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng
trong tố tụng dân sự cũng đã được nhắc đến trong một số công trình nghiên cứu
dưới khía cạnh là một vấn đề của công trình đó hoặc có một số công trình đề cập
đến nhưng chỉ dừng lại ở việc trình bày quy định của pháp luật và chưa phân tích
sâu.
Thứ nhất, các công trình đề cập đến căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố
tụng với vị trí là một trong các vấn đề của ngành luật tố tụng dân sự.
Trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ban hành, có các công trình sau đây:
Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh (2012); Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học
Luật Hà Nội (2012); Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi của các tác
giả Nguyễn Văn Cường, Trần Anh Tuấn, Đặng Thanh Hoa (2012); Bình luận khoa
học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã sửa
đổi, bổ sung 2011 của Viện Nhà nước và Pháp luật (2012); Luật Tố tụng dân sự Việt
Nam - Nghiên cứu so sánh của tác giả Tống Công Cường (2007).
Các công trình này đề có phạm vi nghiên cứu là tổng thể các quy định pháp
luật của ngành luật tố tụng dân sự chứ không tập trung vào các căn cứ từ chối, thay
đổi người tiến hành tố tụng. Do đó, mặc dù có đề cập đến, nhưng hầu hết các công
trình chỉ dừng lại ở việc nêu tên các căn cứ và phân tích mang tính khái quát. Ngoài
ra, những công trình này đều được biên soạn trước thời điểm ban hành Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015 nên một số điểm mới trong quy định về căn cứ từ chối, thay đổi
người tiến hành tố tụng chưa được đề cập đến (ví dụ căn cứ từ chối, thay đổi Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân; thay đổi Thẩm tra viên, Kiểm tra viên).
Sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ban hành, một số công trình nghiên cứu
về pháp luật tố tụng dân sự ra đời như: Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam
của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017); Giáo trình Luật Tố tụng
dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội (2017); Bình luận khoa học Bộ
3
luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 của
tác giả Trần Anh Tuấn (2017); Bình luận những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương (2016); Bình luận khoa học
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 của tác giả Bùi Thị Huyền (2016).
Những điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về căn cứ từ chối, thay đổi
người tiến hành tố tụng đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu nói trên.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của các công trình này là tổng thể các quy định
của pháp luật tố tụng dân sự nên các căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng
chỉ được đề cập đến và chưa đi sâu vào phân tích.
Thứ hai, các công trình có đối tượng nghiên cứu là người tiến hành tố tụng,
thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự. Cụ thể:
Tác giả Nguyễn Thị Hoài Trâm với đề tài Người tiến hành tố tụng trong tố
tụng dân sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học (2016). Trong công trình này, tác giả tập
trung nghiên cứu về người tiến hành tố tụng trong thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự, đặc
biệt là các quy định mới về người tiến hành tố tụng. Tác giả đưa ra khái niệm, phân
tích đặc trưng của người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự; nghiên cứu nhiệm
vụ, trách nhiệm, quyền hạn của người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự; trình
bày căn cứ, thủ tục, thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng. Qua đó, tác giả
đánh giá thực tiễn về hoạt động của người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự,
chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự; đồng thời
đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định về người tiến hành tố tụng trong tố
tụng dân sự. Phạm vi nghiên cứu của đề tài khá rộng nên vấn đề căn cứ từ chối, thay
đổi người tiến hành tố tụng chưa được tác giả phân tích sâu.
Tác giả Nguyễn Thị Thủy với bài viết “Một số vấn đề bàn về Điều 47 Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)” đăng trên Tạp chí Tòa án
nhân dân (2012). Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một số bất cập về căn cứ
từ chối, thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân tại Điều 47 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2011. Phạm vi nghiên cứu của bài viết chưa