Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG
GIAO NỘP, TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY
TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG
GIAO NỘP, TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY
TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8.38.01.07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM KIM ANH
HÀ NỘI, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Phạm Kim Anh. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng,
nghiên cứu là trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu và
tính trung thực của luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ GIAO NỘP, TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ TRONG
TTDS VIỆT NAM.....................................................................................................8
1.1.Khái niệm và đặc điểm của chứng cứ ..............................................................8
1.2.Khái niệm và quy định của pháp luật về hoạt động giao nộp chứng cứ ........12
1.3.Khái niệm và quy định của pháp luật về hoạt động tiếp cận chứng cứ..........23
1.4.Khái niệm và quy định của pháp luật về hoạt động công khai chứng cứ ......29
Tiểu kết Chương 1...................................................................................................39
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO NỘP, TIẾP CẬN,
CÔNG KHAI CHỨNG CỨ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN............................40
2.1. Một số bất cập liên quan đến hoạt động giao nộp chứng cứ .........................40
2.2. Một số bất cập liên quan đến hoạt động tiếp cận chứng cứ...........................47
2.3. Một số bất cập liên quan đến hoạt động công khai chứng cứ........................51
2.4. Thực tiễn thực hiện việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ tại Tòa án
nhân dân quận Tân Bình từ năm 2014 đến nay và giải pháp hoàn thiện..............55
2.5. Giải pháp hoàn thiện các quy định về giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
...............................................................................................................................67
Tiểu kết Chương 2...................................................................................................75
KẾT LUẬN..............................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC
TLCC
TTDS
VADS
VKS
Tòa án nhân dân tối cao
Tài liệu, chứng cứ
Tố tụng dân sự
Vụ án dân sự
Viện kiểm sát
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng số liệu tình hình thụ lý và giải quyết án dân sự nói chung của
TAND quận Tân Bình từ năm 2014 đến 31/5/2018………………………….…….55
Bảng 2.2: Bảng số liệu vụ án hòa giải thành và xét xử của TAND quận Tân
Bình từ năm 2014 đến 31/5/2018…………………………………………..………56
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc Việt Nam trở
thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và đã gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới (WTO); đồng thời, để thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng về cải cách
tư pháp được xác định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính
trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 về “đẩy mạnh tranh tụng tại phiên
tòa” và yêu cầu cụ thể hóa “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” quy
định tại khoản 5 Điều 103 của Hiến pháp năm 2013; ngày 25-11-2015, Quốc hội
khóa XIII đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2016 đã sửa đổi, bổ sung những quy định về việc giao nộp chứng cứ, tiếp cận
chứng cứ, phiên họp về việc kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ so
với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) nhằm bảo đảm tăng cường sự công
khai, minh bạch, tạo điều kiện tốt hơn cho các bên đương sự thực hiện quyền tranh
tụng của mình và bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, các cá nhân, cơ quan, tổ chức thậm chí là
các chủ thể áp dụng pháp luật đều cho rằng Tòa án là chủ thể có trách nhiệm xác
định những TLCC nào cần phải có để chứng minh cho yêu cầu của đương sự là có
căn cứ và hợp pháp. Trong khi chính bản thân các đương sự mới thực sự hiểu rõ
“nội tình” bên trong những tranh chấp đó là gì, mới biết rõ mình đang nắm giữ
những gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, những quy
định mới này vẫn chưa phát huy được vai trò mà các nhà làm luật đặt ra mà ngược
lại đang trở thành một quyền luật định mà các đương sự không có thiện chí lợi dụng
nhằm kéo dài thời hạn giải quyết VADS tại Tòa án và thậm chí dẫn đến việc hủy án
vì Tòa án thu thập, đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ khách quan khiến cho lượng án
tồn đọng ngày càng nhiều.
Có thể nói hoạt động giao nộp chứng cứ là hoạt động cơ bản, quan trọng nhất
mà các đương sự cần hoặc buộc phải thực hiện để chứng minh cho yêu cầu của
mình. Thông qua hoạt động giao nộp chứng cứ và tiếp cận, công khai chứng cứ các
2
đương sự mới có một cái nhìn tổng quan hơn về toàn bộ hồ sơ vụ án từ đó có những
nhận định, đánh giá các chứng cứ và qua đó đưa ra những lập luận, căn cứ chứng
minh cho yêu cầu, ý kiến của mình. Trong công cuộc cải cách và hoàn thiện hệ
thống tư pháp Việt Nam, nguyên tắc tố tụng tranh tụng ngày càng được quan tâm
thì vai trò của giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong toàn bộ quá trình giải
quyết các VADS cần được quy định một cách chặt chẽ.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã đi vào tìm hiểu, nghiên cứu
và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành để hoàn thiện đề tài nghiên cứu
luận văn thạc sĩ Luật học: “Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân
quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh” từ đó có cái nhìn bao quát nhất về hoạt
động giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong TTDS, thấy được ý nghĩa mang
tính quyết định đến kết quả giải quyết việc tranh chấp khi hoạt động giao nộp, tiếp
cận, công khai chứng cứ được thực hiện một cách tốt nhất và phát hiện những hạn
chế, bất cập sau đó tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt nhất quyền và nghĩa vụ giao
nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ của đương sự nhằm nâng cao nhận thức pháp lý
của các cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tham gia tố tụng tại Tòa án và giảm gánh
nặng cho Tòa án trong tình hình số lượng án dân sự tồn đọng càng ngày càng cao.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Do quy định về tiếp cận, công khai chứng cứ mới được quy định trong
BLTTDS 2015 nên trước khi BLTTDS 2015 ra đời, các bài viết, công trình khoa
học có liên quan chỉ đề cập đến hoạt động giao nộp chứng cứ như: Nghĩa vụ cung
cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự của Phạm Hữu Thư,
đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật số 9/1998; Về việc cung cấp và thu thập
chứng cứ trong giai đoạn giải quyết vụ kiện dân sự theo thụ tục sơ thẩm, luận văn
Thạc sĩ luật học của Nguyễn Minh Hằng, bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội
năm 2003; Thu thập và đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án dân sự
thực trạng và giải pháp, đề tài cấp cơ sở của Viện khoa học xét xử của TANDTC
năm 2002 v.v… Tuy nhiên, do các đề tài này được thực hiện trước khi có BLTTDS