Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
99
Kích thước
27.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1482

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MAI

CĂN CỨ PHÁT SINH

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

DO VI PHẠM QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH

CĂN CỨ PHÁT SINH

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

DO VI PHẠM QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts Đỗ Văn Đại

Học viên: Nguyễn Thị Mai

Lớp: Cao học Luật Khóa 2 – Bình Dương

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các kết

quả nêu trong Luận văn chưa được nghiên cứu trong bất kỳ công trình nào khác.

Các số liệu, trích trong Luận văn đảm bảo chính xác, tin cậy và trung thực.

Tác giả

Nguyễn Thị Mai

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ ĐƯỢC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT

1 Bộ luật Dân sự BLDS

2 Bồi thường thiệt hại BTTH

3 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng BVQLNTD

4 Người tiêu dùng NTD

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1

CHƯƠNG 1. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNG HÓA KHÔNG ĐẢM

BẢO CHẤT LƯỢNG...........................................................................................9

1.1. Sự không rõ ràng trong quy định của pháp luật về khái niệm hàng

hoá không đảm bảo chất lượng .......................................................................9

1.1.1. Sự không rõ ràng của khái niệm hàng hóa không đảm bảo chất lượng

.........................................................................................................................9

1.1.2. Sự không rõ ràng của khái niệm hàng hoá có khuyết tật ...................11

1.2. Khó khăn trong thực tiễn áp dụng.........................................................12

1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật..............................................................13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................16

CHƯƠNG 2. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNG HÓA KHÔNG ĐẢM

BẢO CHẤT LƯỢNG GÂY RA........................................................................17

2.1. Sự không rõ ràng trong quy định của pháp luật..................................17

2.1.1. Chủ thể bị thiệt hại..............................................................................17

2.1.2. Các khoản thiệt hại .............................................................................19

2.2. Khó khăn trong thực tiễn áp dụng.........................................................20

2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật..............................................................23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................26

CHƯƠNG 3. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LỖI CỦA NHÀ SẢN XUẤT

..............................................................................................................................27

3.1. Sự không rõ ràng trong quy định của pháp luật..................................28

3.1.1. Bộ luật Dân sự năm 2015 ...................................................................28

3.1.2. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ...............................................29

3.2. Khó khăn trong thực tiễn áp dụng.........................................................30

3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật..............................................................34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................36

KẾT LUẬN.........................................................................................................37

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Khi Việt Nam hội nhập kinh tế Thế giới và trở thành thành viên 150 của tổ

chức Thương mại thế giới (World Trade Organization), được viết tắt là WTO tại

Đại hội toàn quốc lần thứ VI và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa, đứng trước vấn đề đó đã đưa Việt Nam đến những thuận lợi và khó

khăn mang tính rất cấp bách. Cụ thể là việc giao thương của các nước, hẹp hơn là

các doanh nghiệp giữa các nước, việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa được diễn

ra một cách nhanh chóng. Song song đó, trên thị trường nội địa xuất hiện vô số

những mặt hàng mang tính cạnh tranh khốc liệt, một số doanh nghiệp vì mục đích

lợi nhuận mà kinh doanh hàng hóa không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho

NTD và không phải NTD nào cũng có trình độ hiểu biết ngang nhau, vì vậy NTD

đa phần sẽ thiệt thòi khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Bởi lẽ,

địa vị xã hội giữa NTD và nhà kinh doanh, nhà sản xuất có khoảng cách rất xa

nhau hay nói cách khác NTD là người yếu thế hơn, họ bị hạn chế về thông tin về

sản phẩm và cũng như hiểu biết về pháp luật. Trước tình hình đó rất cần có những

quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD.

Khi nhắc đến vấn đề này không thể không liên hệ đến các quy định pháp

luật hiện nay, về việc điều chỉnh quan hệ giữa NTD với nhà sản xuất hoặc kinh

doanh, có các văn bản sau: BLDS năm 2015, Luật BVQLNTD năm 2010, Luật

chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Dù không chuyên sâu vào điều chỉnh quan hệ

này nhưng những văn bản pháp luật trên là cơ sở, nền tảng để góp phần bảo vệ

quyền lợi NTD trong các giao dịch dân sự nói chung. Không phải tiếng nói của

nhà sản xuất quá lớn mà để xác định hàng hóa kém chất lượng rất khó khăn, đây

chính là căn cứ để xác định việc bồi thường cho NTD nếu có thiệt hại xảy ra.

Giữa các văn bản chưa có sự thống nhất do đó gây khó khăn trong việc áp dụng

pháp luật, thực tiễn hiểu sai hoặc cố tình áp đặt ý chí chủ quan trong quá trình

xét xử. Vì vậy, nghiên cứu căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do hàng hóa

không đảm bảo chất lượng gây ra trên cơ sở thực tiễn và quy định pháp luật

nhằm tìm ra những hạn chế, bất cập từ đó đề xuất hướng giải quyết, kiến nghị

hoàn thiện pháp luật là vấn đề cần thiết.

2

Trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng tác giả đã chọn đề

tài “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi

của người tiêu dùng”. Qua nghiên cứu tác giả đã đề xuất một số kiến nghị hoàn

thiện pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp nhất cho NTD.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua quá trình tìm hiểu tác giả nhận thấy đã có một số công trình nghiên

cứu về “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi

của người tiêu dùng”, tuy không nhiều nhưng cũng đề cập và nghiên cứu dưới

nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể như sau:

* Sách:

- Tác giả Bùi Văn Thấm, Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,

nhà xuất bản chính trị Quốc Gia Hà Nội, năm 2004. Trong tác phẩm này, tác giả

đã đề cập đến quyền và lợi ích hợp pháp của NTD trên cơ sở trả lời các câu hỏi:

Thế nào là người tiêu dùng? Khi bị vi phạm quyền lợi, NTD có quyền khiếu nại,

tố cáo thế nào? Hành vi vi phạm quyền lợi NTD được thể hiện dưới hình thức

nào, việc xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại quy định như thế nào?... Trên cơ

sở trả lời các câu hỏi cho thấy việc nghiên cứu của tác giả chưa có tính chất

chuyên sâu về vấn đề bồi thường thiệt hại khi vi phạm quyền lợi NTD.

- Tác giả Hoàng Lê, 101 Hỏi – Đáp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,

nhà xuất bản Lao động, năm 2007. Tại trang thứ 65 tác giả chỉ liệt kê với nội

dung “Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng” và chỉ

dừng lại ở việc liệt kê điều luật. Vì vậy tác giả nghiên cứu chưa sâu, chưa có tính

thực tế, chỉ dừng lại ở mức độ lý luận.

- Tập thể tác giả Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Hồ Thị Bích Hằng, Luật

Dân sự Việt Nam, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm

2007. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích, làm rõ trách

nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Các tác giả có đề cập đến trách nhiệm BTTH do

chất lượng sản phẩm từ trang 499 đến trang 500 nhưng chưa đi nghiên cứu sâu

vào việc áp dụng những quy định đó trên thực tiễn. Vì vậy, chưa có những kiến

nghị hoàn thiện pháp luật cụ thể.

3

- Tác giả Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản,

sức khỏe và tính mạng, nhà xuất bản Hà Nội, năm 2009. Trong công trình nghiên

cứu này, tác giả đã phân tích căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp

đồng và theo hợp đồng trên cơ sở đối chiếu với thực tiễn áp dụng và có những

kiến nghị hoàn thiện về những căn cứ phát sinh. Tác phẩm này có sự tổng quan

về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2005 tuy

nhiên tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu trách nhiệm BTTH do vi phạm quyền

lợi của NTD cũng như những vấn đề bất cập xảy ra trong thực tiễn.

- Tác giả Nguyễn Minh Tuấn, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm

2005, nhà xuất bản Tư pháp, năm 2014. Tác giả đã phân tích quy định của pháp

luật về thiệt hại và trách nhiệm BTTH cho NTD trên cơ sở quy định của Hiến

pháp năm 1992, BLDS, Luật Thương mại, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa,

Luật BVQLNTD..., tác giả nêu ra những khó khăn của NTD trong việc khởi kiện

tại Tòa và cái nhìn bao quát về quy định bảo vệ quyền lợi cho NTD theo các văn

bản pháp luật. Tuy tác giả có đề cập đến một số bất cập khi thực thi pháp luật

nhưng chưa có giải pháp nào mang hiệu quả cao.

- Tác giả Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của

Bộ luật Dân sự năm 2015, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí

Minh, năm 2016. Có thể nói đây là công trình nghiên cứu đầu tiên khi BLDS năm

2015 có hiệu lực thi hành, trong công trình này, tập thể tác giả đã phân tích trách

nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nêu lên những điểm mới và có sự so sánh đối chiếu.

Cụ thể là: căn cứ phát sinh thiệt hại, nguyên tắc BTTH, xác định thiệt hại,....Đề

cập đến bình luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm quyền lợi của

NTD (trang 506 và trang 507) tuy nhiên công trình nghiên cứu này chưa nghiên

cứu về sự đồng bộ giữa BLDS năm 2015 và các văn bản có liên quan.

- Tác giả Đỗ Văn Đại, Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam

– Bản án và bình luận bản án tập 1, tập 2, nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia

Việt Nam, năm 2016. Trong công trình này, tác giả đã phân tích quy định pháp

luật và thực tiễn áp dụng về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cụ thể là BTTH

do vi phạm quyền lợi NTD, tác giả cũng chỉ ra những bất cập cụ thể, nhưng

trong trong công trình này, tác giả chưa đề ra hướng kiến nghị để khắc phục

những bất cập đã nêu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!