Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng trong tập thơ "gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi" của lưu quang vũ.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
ĐỖ THỊ THẢO
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ
LIÊN TƯỞNG TRONG TẬP THƠ “GIÓ
VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC
TÔI” CỦA LƯU QUANG VŨ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, tháng 5/2016
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ
LIÊN TƯỞNG TRONG TẬP THƠ “GIÓ
VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC
TÔI” CỦA LƯU QUANG VŨ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
ĐỖ THỊ THẢO
(Khóa 2012 – 2016)
Đà Nẵng, tháng 5/2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi Đỗ Thị Thảo xin cam đoan những nội dung nghiên cứu trong công trình
này là của riêng tôi, hoàn toàn chưa có ai công bố. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về
những nội dung khoa học và thực tiễn trong khóa luận tốt nghiệp này.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016
Tác giả khóa luận
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đỗ Thị Thảo
Xin chân thành cảm ơn mọi sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô
trong Khoa Ngữ văn, quý thầy cô bộ phận thư viện trường Đại học Sư phạm
– Đại học Đà Nẵng đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu dáo và khoa học
của thầy giáo, TS. BÙI TRỌNG NGOÃN đã giúp chúng tôi hoàn thành khóa
luận này.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn hữu gần xa – những người đã
luôn viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực và thời gian có hạn
cho nên khóa luận của chúng tôi khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để công trình
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện
Đỗ Thị Thảo
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................Tr.1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
5. Bố cục của khóa luận .............................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.................................................................................5
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ LIÊN TƯỞNG
....................................................................................................................................5
1.1.1. Các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng trong các giáo trình phong cách
học ..............................................................................................................................5
1.1.1.1. Về so sánh tu từ.............................................................................................5
1.1.1.2. Về ẩn dụ tu từ................................................................................................8
1.1.1.3. Về nhân hóa...................................................................................................8
1.1.1.4. Về phúng dụ ..................................................................................................9
1.1.1.5. Về hoán dụ tu từ..........................................................................................10
1.1.2. Tổng hợp của người viết về các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng .....11
1.1.2.1. Nhóm so sánh tu từ .....................................................................................12
1.1.2.2. Nhóm ẩn dụ tu từ.........................................................................................13
1.1.2.3. Nhóm hoán dụ tu từ.....................................................................................16
1.1.2.4. Nhóm tượng trưng.......................................................................................17
1.2. GIỚI THIỆU VỀ LƯU QUANG VŨ VÀ TẬP THƠ “GIÓ VÀ TÌNH YÊU
THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI”..............................................................................18
1.2.1. Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ..............................................................18
1.2.2. Giới thiệu về tập thơ “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”.......................20
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ LIÊN
TƯỞNG TRONG TẬP THƠ “GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC
TÔI” .........................................................................................................................22
2.1. NHÓM SO SÁNH TU TỪ................................................................................22
2.1.1. So sánh A như B ............................................................................................22
2.1.2. So sánh A là B................................................................................................34
2.1.3. So sánh song hành (A Փ B) ...........................................................................36
2.2. NHÓM ẨN DỤ TU TỪ....................................................................................38
2.2.1. Ẩn dụ chân thực .............................................................................................38
2.2.2. Ẩn dụ bổ sung ................................................................................................40
2.2.3. Ẩn dụ tượng trưng..........................................................................................45
2.2.4. Nhân hóa ........................................................................................................46
2.2.5. Vật hóa ...........................................................................................................53
2.3. NHÓM HOÁN DỤ TU TỪ ..............................................................................52
2.3.1. Hoán dụ cải số................................................................................................52
2.3.2. Hoán dụ cải dung ...........................................................................................54
2.3.3. Hoán dụ cải danh............................................................................................55
2.3.4. Hoán dụ xây dựng giữa quan hệ giữa bộ phận và toàn thể ............................57
2.3.5. Hoán dụ xây dựng giữa nguyên nhân và kết quả ...........................................57
2.3.6. Hoán dụ xât dựng từ quan hệ giữa vật sở thuộc và chủ thể ...........................57
2.3.7. Hoán dụ xây dựng giữa cụ thể và trừu tượng ................................................58
2.4. NHÓM TƯỢNG TRƯNG ................................................................................57
CHƯƠNG 3. TẦM TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN
HỆ LIÊN TƯỞNG ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT LƯU QUANG VŨ ......59
3.1. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ LIÊN TƯỞNG ĐÃ LÀM NÊN
NGÔN NGỮ THƠ GIÀU TÍNH TẠO HÌNH .........................................................59
3.2. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ LIÊN TƯỞNG ĐÃ LÀM NÊN
NGÔN NGỮ THƠ GIÀU TÍNH BIỂU CẢM.........................................................63
3.3. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ LIÊN TƯỞNG ĐÃ LÀM NÊN
MỘT PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT LƯU QUANG VŨ ...................................66
KẾT LUẬN..............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................71
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu tác phẩm trên bình diện ngôn ngữ học là hướng nghiên cứu giúp
người đọc nắm được cái hồn cốt sâu sắc nhất của tác phẩm. Trong đó phải kể dến
việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ. Thơ là tiếng nói sâu xa được bộc phát từ trái tim, từ
tâm hồn con người. Ngôn ngữ trong thơ ca là thứ ngôn ngữ rất tinh tế, rất hàm súc
mà gợi hình gợi cảm. Nó đem đến cho người đọc nhiều hơn nhiều lần những gì nhà
thơ biểu hiện trên trang giấy. Bởi lẽ cho dù cấu tứ thơ hay thể thơ có phóng khoáng
đến thế nào đi chăng nữa thì cái lớp vỏ thanh âm bên ngoài vẫn không đủ sức để thể
hiện trực tiếp tất cả những cảm xúc, suy nghĩ bên trong của nhà thơ mà nó chỉ có
thể ẩn chứa và truyền tải những cảm xúc, suy nghĩ đó đến với bạn đọc thông qua
các cách thức, các biện pháp tu từ. Vậy nên, hiểu được các biện pháp tu từ thì sẽ
giúp người đọc tiếp cận bề sâu và cảm thụ được văn bản nghệ thuật, thấy được cái
hay, cái đẹp thật sự của tác phẩm.
Trong văn học Việt Nam, nhắc đến Lưu Quang Vũ là nhắc đến một tác giả
đa tài và từng thành công trên nhiều thể loại: kịch, thơ, truyện ngắn, phê bình sân
khấu. Lưu Quang Vũ mất đi ở tuổi bốn mươi, khi đang ở trên đỉnh cao của sự
nghiệp sáng tác với tư cách là nhà biên kịch. Nhưng ở độ lùi thời gian chúng ta lại
nhớ và nhắc nhiều đến Lưu Quang Vũ với tư cách là một nhà thơ. Anh là người làm
thơ như một thôi thúc mãnh liệt, làm thơ ngay cả khi không thể đăng báo hay chia
sẻ cùng ai. Ngay từ tập thơ đầu tiên in năm 1968 cho đến những vần thơ “viển vông
cay đắng u buồn” viết trong những năm chiến tranh, cho đến khi cả gia tài hàng
trăm bài thơ của anh được công bố vào năm 1988, thành tuyển tập thơ Lưu Quang
Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi năm 2010, các nhà phê bình văn học đã
tìm thấy ở tác giả này sự quyến rũ của một hồn thơ nồng nàn đắm đuối mà chân
thành giản dị. Thơ Lưu Quang Vũ đến với bạn đọc và được ưu ái nhiều như vậy bởi
lẽ ngôn ngữ thơ anh dung dị nhưng giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, không vồ vập