Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
95
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1545

Các biện pháp bảo vệ người làm chứng - Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 05 NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGƯỜI

LÀM CHỨNG: NGHIÊN CỨU SO

SÁNH VÀ KINH NGHIỆM CHO

VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH:

LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGƯỜI LÀM

CHỨNG: NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ KINH

NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Lê Huỳnh Tấn Duy

Học viên: Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Cao học Luật, khóa 29-30

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân

tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Huỳnh Tấn Duy. Các kết luận

được trình bày trong Luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất

kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Tuyền

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật Hình sự

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự

CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng

CQĐT : Cơ quan điều tra

TTHS : Tố tụng hình sự

VKS : Viện kiểm sát

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SO SÁNH LUẬT VÀ BIỆN PHÁP BẢO

VỆ NGƯỜI LÀM CHỨNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT

NAM VÀ CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC............................................................9

1.1. Một số vấn đề lý luận về so sánh luật............................................................9

1.1.1. Lợi ích của việc so sánh luật ......................................................................9

1.1.2. Các phương pháp so sánh luật..................................................................11

1.1.3. Lý do lựa chọn, đối tượng và phạm vi so sánh với pháp luật tố tụng hình

sự Cộng hòa liên bang Đức ................................................................................12

1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ người làm

chứng trong tố tụng hình sự................................................................................13

1.2.1. Khái niệm các biện pháp bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự13

1.2.2. Đặc điểm của các biện pháp bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình

sự ........................................................................................................................15

1.2.3. Ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự

............................................................................................................................19

1.3. Cơ sở quy định các biện pháp bảo vệ người làm chứng trong tố tụng

hình sự...................................................................................................................21

1.3.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................21

1.3.2. Cơ sở pháp lý............................................................................................24

1.3.3. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................27

Kết luận Chương 1...............................................................................................30

CHƯƠNG 2. SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGƯỜI LÀM CHỨNG

THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ CỘNG HÒA LIÊN

BANG ĐỨC .............................................................................................................31

2.1. Điều kiện áp dụng các biện pháp bảo vệ người làm chứng ......................31

2.1.1. Điều kiện áp dụng các biện pháp bảo vệ người làm chứng theo pháp luật

tố tụng hình sự Việt Nam ..................................................................................33

2.1.2. Điều kiện áp dụng các biện pháp bảo vệ người làm chứng theo pháp luật

tố tụng hình sự CHLB Đức ...............................................................................38

2.1.3. So sánh điều kiện áp dụng các biện pháp bảo vệ người làm chứng theo

pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và CHLB Đức ...........................................43

2.2. Các biện pháp bảo vệ áp dụng đối với người làm chứng..........................46

2.2.1. Các biện pháp bảo vệ áp dụng đối với người làm chứng theo pháp luật tố

tụng hình sự Việt Nam .......................................................................................46

2.2.2. Các biện pháp bảo vệ áp dụng đối với người làm chứng theo pháp luật

CHLB Đức..........................................................................................................49

2.2.3. So sánh các biện pháp bảo vệ áp dụng đối với người làm chứng theo pháp

luật tố tụng hình sự Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức ...............................54

2.3. Các biện pháp khác bảo vệ người làm chứng ............................................57

2.3.1. Các biện pháp khác bảo vệ người làm chứng theo pháp luật tố tụng hình

sự Việt Nam........................................................................................................57

2.3.2. Các biện pháp khác bảo vệ người làm chứng theo pháp luật tố tụng hình

sự Cộng hòa liên bang Đức ................................................................................61

2.3.3. So sánh các biện pháp khác bảo vệ người làm chứng theo quy định của

pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức ......................63

Kết luận Chương 2...............................................................................................67

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ

TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGƯỜI LÀM

CHỨNG TRÊN CƠ SỞ HỌC TẬP KINH NGHIỆM CỦA CỘNG HÒA LIÊN

BANG ĐỨC .............................................................................................................68

3.1. Đánh giá quy định của pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang

Đức về các biện pháp bảo vệ người làm chứng.................................................68

3.1.1. Ưu điểm của pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức về các

biện pháp bảo vệ người làm chứng ....................................................................68

3.1.2. Hạn chế của pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức về các

biện pháp bảo vệ người làm chứng ....................................................................70

3.2. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức

về các biện pháp bảo vệ người làm chứng Việt Nam nên học tập...................76

3.2.1. Biện pháp lấy lời khai người làm chứng qua đường truyền âm thanh –

hình ảnh ..............................................................................................................77

3.2.2. Biện pháp cách ly bị cáo khi lấy lời khai người làm chứng.....................78

3.2.3. Biện pháp loại trừ sự có mặt của công chúng ..........................................80

Kết luận Chương 3...............................................................................................82

KẾT LUẬN..............................................................................................................83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại mà quá trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh như hiện nay, quyền

con người trở thành đối tượng dễ bị xâm phạm, vấn đề bảo vệ quyền con người ngày

càng được quan tâm, chú trọng hơn bao giờ hết. Đến thời điểm này, số lượng nhiều

các Điều ước quốc tế hướng đến bảo vệ quyền con người trên mọi phương diện đã ra

đời thông qua quá trình đàm phán, ký kết của các quốc gia. Việt Nam sau khi trở

thành thành viên của các Điều ước quốc tế cũng đã từng bước hoàn thiện pháp luật

theo xu thế chung. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 và Nghị

quyết số 49-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị xác định nhiệm vụ

trọng tâm của cải cách tư pháp đến năm 2020 là hướng đến bảo vệ hữu hiệu quyền

con người, quyền công dân đồng thời đặt ra vấn đề đảm bảo xét xử đúng người đúng

tội. Trên cơ sở đó, Hiến pháp 2013 ra đời là một bước đột phá về ghi nhận sự tôn

trọng, bảo vệ quyền con người nói chung, tiếp tục làm nền tảng cho sự rà soát, hoàn

thiện chế định bảo vệ quyền con người trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nói

riêng.

Lĩnh vực tố tụng hình sự là một lĩnh vực mà quyền con người rất dễ bị xâm

phạm khi quá trình giải quyết vụ án hình sự ảnh hưởng trực tiếp đến tự do, tính mạng,

sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của một cá nhân. Nhắc đến bảo vệ quyền con người

trong tố tụng hình sự, không thể chỉ chú trọng đến bảo vệ quyền con người của bị

can, bị cáo mà còn phải quan tâm đến bảo vệ quyền con người của những người tham

gia tố tụng, một trong số đó là người làm chứng. Người làm chứng với sự hiện diện

của mình cũng như thông tin mà họ cung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng góp phần

to lớn vào việc tìm ra sự thật vụ án, thúc đẩy tiến trình giải quyết vụ án. Không có lợi

ích nào từ kết quả giải quyết vụ án nhưng “nghĩa vụ công dân” của họ khách quan mà

nói có thể đe dọa đến quyền và lợi ích của người phạm tội, nên họ có thể trở thành

đối tượng mà người phạm tội, người thân người phạm tội xâm hại, xâm phạm quyền

an toàn về thân thể, lợi ích tài sản cũng như danh dự, nhân phẩm. Vì vậy, áp dụng

những biện pháp cần thiết bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự là một nhiệm

vụ cần thiết và cấp bách, cũng chính là bảo vệ quyền con người.

Cơ sở lý luận không phải là động lực duy nhất. Gia nhập các Điều ước quốc tế

về phòng, chống tội phạm như tội phạm tham nhũng, mua bán người, ma túy, tội

phạm xuyên quốc gia đều đặt ra nhiệm vụ nội luật hóa quy định liên quan đến bảo vệ

2

người làm chứng. Với xu thế của tội phạm trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa

như hiện nay, nhu cầu bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự cũng được đẩy

mạnh từ khía cạnh thực tiễn ở Việt Nam. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tiếp thu

những đóng góp xây dựng, cho ghi nhận thành một Chương riêng, trong đó, lần đầu

tiên quy định cụ thể các biện pháp bảo vệ những người tham gia tố tụng trong đó có

người làm chứng. So với pháp luật các nước trên thế giới đã sớm có những quy định

liên quan đến vấn đề này, thậm chí một số nước còn có luật riêng quy định về biện

pháp bảo vệ người làm chứng hoặc chương trình bảo vệ nhân chứng thì các biện pháp

bảo vệ theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam tuy có những điểm tiến bộ, tương

đồng nhưng cũng tồn tại những hạn chế nhất định, điển hình là quy định mang tính

khái quát cao, chưa có văn bản hướng dẫn dẫn đến cách hiểu và áp dụng các biện

pháp bảo vệ chưa có sự thống nhất. Nên, Việt Nam vẫn cần học hỏi pháp luật các

nước trên thế giới để ngày càng hoàn thiện các biện pháp bảo vệ cũng như tiếp thu

kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp trong công tác bảo

vệ người làm chứng.

Vì những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Các biện pháp bảo vệ người

làm chứng: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài luận văn

Thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ra đời và dành một chương riêng

quy định về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, bị hại, người tham gia tố tụng

khác, đã có một vài công trình nghiên cứu, chủ yếu là các bài viết của các học giả tiếp

cận ở các góc độ khác nhau đăng trên các tạp chí đã đóng góp không nhỏ về mặt lý

luận và giải pháp pháp lý trong việc hoàn thiện quy định của BLTTHS 2015 so với

BLTTHS 2003. Có thể kể đến như:

Các bài viết trên các tạp chí khoa học pháp lý:

Nguyễn Thái Phúc (2008), “Bảo vệ người làm chứng và quyền miễn trừ làm

chứng trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (số

18&20). Tuy không phải là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, bài viết có thể nói là

phân tích khá kỹ về nhu cầu bảo vệ người làm chứng xuất phát từ vai trò của họ trong

tố tụng hình sự. Bài viết liệt kê các biện pháp bảo vệ người làm chứng thường gặp

trong quy định pháp luật các nước tiên tiến trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Pháp,

Liên Bang Nga... là những quy định tiến bộ cho Việt Nam tham khảo. Ngoài ra, tác

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!