Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chinh đối với người chưa thành niên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THANH ĐĂNG KHOA
CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2022
NGUY
ỄN THANH ĐĂNG KHOA LU
ẬT HI
ẾN PHÁP VÀ LU
ẬT HÀNH CHÍNH KHÓA 32
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số chuyên ngành: 8380102
Người hướng dẫn khoa học: TS. Thái Thị Tuyết Dung
Học viên: Nguyễn Thanh Đăng Khoa
Lớp: Cao học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Khóa: 32
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Các biện pháp thay thế xử lý
vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên” là công trình nghiên cứu do
tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Thái Thị Tuyết Dung.
Trong Luận văn, tôi có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một
số tác giả. Toàn bộ nội dung này đều đã được trích dẫn nguồn cụ thể và chính xác.
Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, khách
quan.
Tác giả
Nguyễn Thanh Đăng Khoa
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết đầy đủ Viết tắt
1 Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính BPTTXLVPHC
2
Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày
24/11/2015
BLDS năm 2015
3
Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày
27/11/2015, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số
12/2017/QH14 ngày 20/6/2017
BLHS năm 2015
4 Cơ sở dữ liệu quốc gia CSDLQG
5
Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13
ngày 20/6/2012
Luật XLVPHC năm 2012
6 Người chưa thành niên NCTN
7
Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính số 28-
LCT/HĐNN8 ngày 07/12/1989
Pháp lệnh năm 1989
8
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 41-
L/CTN ngày 06/7/1995
Pháp lệnh năm 1995
9
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số
44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02/7/2002, được
sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 31/2007/PLUBTVQH ngày 08/3/2007 và Pháp lệnh số
04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02/4/2008
Pháp lệnh năm 2002
10 Ủy ban nhân dân UBND
11 Vi phạm hành chính VPHC
12 Xử lý vi phạm hành chính XLVPHC
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
STT
Biểu đồ,
sơ đồ
Nội dung
Trang
thể hiện
1 Sơ đồ Mô tả tóm tắt thủ tục áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình 33
2 Biểu đồ 1
Số vụ vi phạm pháp luật do người chưa thành niên thực hiện
ở Việt Nam (2013-2018)
41
3 Biểu đồ 2
Thống kê tình hình áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đối
với người chưa thành niên ở Việt Nam (2014-2017)
42
4 Biểu đồ 3
Thống kê số lượng người chưa thành niên bị xử phạt cảnh
cáo và áp dụng biện pháp nhắc nhở trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi (2014-2018)
44
5 Biểu đồ 4
Tình hình áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình tại tỉnh Tây
Ninh (2015-2019)
45
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................... 01
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CÁC BIỆN PHÁP
THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN ........................................................................................................ 06
1.1. Những vấn đề lý luận về các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
đối với người chưa thành niên .............................................................................. 06
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên và xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên........................................................................................................ 06
1.1.2. Khái niệm biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa
thành niên ................................................................................................................ 13
1.1.3. Đặc điểm của các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên........................................................................................................ 15
1.1.4. Ý nghĩa của các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên ...................................................................................................... 19
1.2. Quy định pháp luật về các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối
với người chưa thành niên..................................................................................... 21
1.2.1. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên cụ thể. ............................................................................................................... 21
1.2.2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên........................................................................................................ 23
1.2.3. Điều kiện áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên........................................................................................................ 26
1.2.4. Thẩm quyền áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên........................................................................................................ 29
1.2.5. Thủ tục áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên ....................................................................................................... 30
1.2.6. Thi hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên........................................................................................................................... 34
1.3. Những thay đổi của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi
phạm hành chính số 67/2020/QH14 ngày 13/11/2020 liên quan đến biện pháp
thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên................... 35
Kết luận Chương 1 ................................................................................................. 39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP THAY
THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ................................................... 40
2.1. Tổng quan tình hình áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
đối với người chưa thành niên ............................................................................. 40
2.2. Đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
đối với người chưa thành niên ............................................................................. 43
2.2.1. Những điểm tích cực ..................................................................................... 43
2.2.2. Những điểm hạn chế....................................................................................... 47
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc áp dụng biện pháp thay thế xử
lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên....................................... 53
2.3.1. Pháp luật vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập ........................................ 53
2.3.2. Năng lực, nhận thức của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp thay
thế xử lý vi phạm hành chính vẫn còn tương đối hạn chế........................................ 61
2.3.3. Nhận thức của người chưa thành niên đối với biện pháp thay thế xử lý vi phạm
hành chính vẫn còn chưa cao................................................................................... 62
2.3.4. Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính vẫn chưa được
đưa vào triển khai trên thực tế ................................................................................ 63
2.4. Một số giải pháp kiến nghị góp phần hoàn thiện việc áp dụng biện pháp thay
thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên ........................... 65
2.4.1. Khắc phục các hạn chế, bất cập của pháp luật về biện pháp thay thế xử lý vi
phạm hành chính đối với người chưa thành niên .................................................... 65
2.4.2. Về công tác tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức pháp luật về
biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính cho chủ thể có thẩm quyền............... 70
2.4.3. Về công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm
hành chính của chủ thể có thẩm quyền ................................................................... 71
2.4.4. Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biện pháp thay thế xử lý vi
phạm hành chính ...................................................................................................... 72
2.4.5. Về việc sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính trong công
tác áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên........................................................................................................................... 73
Kết luận Chương 2 ................................................................................................. 75
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 01 – PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC THỰC TIỄN
PHỤ LỤC 02 – KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC năm 2012) là đạo
luật đầu tiên của nước ta quy định một cách có hệ thống về xử phạt vi phạm hành
chính và các biện pháp xử lý hành chính (trước đây được điều chỉnh chủ yếu bởi các
Pháp lệnh)1
. Bên cạnh việc quy định có hệ thống hơn các biện pháp xử phạt, nguyên
tắc xử phạt vi phạm hành chính, cũng như biện pháp xử lý hành chính, Luật XLVPHC
năm 2012 còn thể hiện nhiều điểm tiến bộ liên quan đến vấn đề đảm bảo quyền của
người chưa thành niên (NCTN). Một trong những điểm đặc biệt và đáng chú ý của
Luật XLVPHC năm 2012 đó là việc chính thức ghi nhận lần đầu tiên các biện pháp
có tác dụng thay thế cho việc xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) đối với NCTN.
Các biện pháp này được Luật xác định với tên gọi “Các biện pháp thay thế xử lý vi
phạm hành chính đối với NCTN” bao gồm hai biện pháp: (i) Nhắc nhở và (ii) Quản
lý tại gia đình2
. Việc ghi nhận các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
(BPTTXLVPHC) không chỉ là biểu hiện rõ nét của việc nội luật hóa các quy định của
pháp luật quốc tế mà còn là sự tiếp thu, thực hiện các quy định pháp luật của Việt
Nam về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Song, trên thực tế, việc áp dụng các BPTTXLVPHC đối với NCTN vẫn tồn
tại những hạn chế. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như quy định
pháp luật vẫn chưa tạo được hành lang pháp lý vững chắc cho việc áp dụng trên thực
tế; công tác áp dụng pháp luật chưa được thống nhất, hiệu quả,.. Vì vậy, việc nghiên
cứu, phân tích các quy định pháp luật, cũng như thực tiễn áp dụng BPTTXLVPHC
để chỉ ra những điểm còn hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị là việc làm
rất cần thiết. Chính vì những lý do đó, mà tác giả lựa chọn đề tài “Các biện pháp
thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên” làm Luận văn
Thạc sĩ của mình.
1 Trước khi Luật XLVPHC năm 2012, vấn đề xử phạt vi phạm hành chính được điều chỉnh chủ yếu bởi các
văn bản sau: Nghị định số 143-CP ngày 27/05/1977 của Hội đồng Chính Phủ ban hành điều lệ về phạt vi cảnh,
Pháp lệnh số 28-LCT/HĐNN8 ngày 07/12/1989 của Hội đồng Nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính, Pháp
lệnh số 41-L/CTN ngày 06/7/1995 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh số
44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02/07/2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính (được
sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH ngày 08/03/2007 và Pháp lệnh số 04/2008/PLUBTVQH12 ngày 02/04/2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội). Trong đó, Pháp lệnh số 41-L/CTN ngày
06/07/1995 là văn bản pháp lý đầu tiên chính thức ghi nhận các biện pháp xử lý hành chính.
2 Các biện pháp này được quy định tại Điều 139 và Điều 140 Luật XLVPHC năm 2012.