Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về môi trường từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
PREMIUM
Số trang
109
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
955

Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về môi trường từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRỊNH THỊ HUỲNH NGA

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ MÔI TRƯỜNG

TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH

LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Tháng 11 – 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ MÔI TRƯỜNG

TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 8380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp

Học viên: Trịnh Thị Huỳnh Nga - Lớp Cao học 30

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Tháng 11 – 2022

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội

dung cũng như các số liệu trình bày trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy

và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong

bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trịnh Thị Huỳnh Nga

ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Viết đầy đủ

BVMT: Bảo vệ môi trường

BPKPHQ: Biện pháp khắc phục hậu quả

VPHC: Vi phạm hành chính

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BIỆN PHÁP KHẮC

PHỤC HẬU QUẢ TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ MÔI

TRƯỜNG....................................................................................................................6

1.1. Các khái niệm cơ bản...........................................................................................6

1.2. Biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về môi trường

...................................................................................................................................10

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành

chính về môi trường ..................................................................................................10

1.2.2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành

chính về môi trường ..................................................................................................17

1.2.3. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về môi

trường ........................................................................................................................21

1.2.4. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành

chính về môi trường ..................................................................................................32

1.2.5. Thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành

chính về môi trường ..................................................................................................36

1.2.6. Thủ tục áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành

chính về môi trường ..................................................................................................38

Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .......................45

2.1. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về môi trường tại Thành phố Hồ Chí

Minh ..........................................................................................................................45

2.1.1. Khái quát về môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.......................45

2.1.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về môi trường tại Thành phố Hồ Chí

Minh ..........................................................................................................................49

2.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành

chính về môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................55

iv

2.2.1. Kết quả đạt được của áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt

vi phạm hành chính về môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh và nguyên nhân ...55

2.2.2. Hạn chế của áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm

hành chính về môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh và nguyên nhân .................63

2.3. Phương hướng về nâng cao hiệu quả biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt

vi phạm hành chính về môi trường ...........................................................................75

2.4. Một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả biện pháp khắc phục hậu quả trong

xử phạt vi phạm hành chính về môi trường từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh ..77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................88

KẾT LUẬN...............................................................................................................89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê xử phạt theo thẩm quyền ..........................................................50

Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả xử phạt phân theo nhóm hành vi vi phạm...................51

Bảng 2.3: Thống kê số vụ việc áp dụng BPKPHQ ...................................................55

Bảng 2.4: Kết quả thi hành BPKPHQ.......................................................................56

1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

“Phần còn lại của thiên nhiên có thể tiếp tục sống mà không có chúng ta, nhưng

chúng ta không thể tồn tại nếu thiếu đi chúng” (Sylvia A.Earle)1

, nhận định trên đã

cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của môi trường đối với đời sống con người và sự

phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một đất nước. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường

đã trở thành một vấn đề trọng yếu và được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về

bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

Nghị quyết chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi

gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí

quan trọng của xã hội văn minh và là sự tiếp nối truyền thống yêu thiên nhiên, sống

hài hòa với tự nhiên của cha ông ta”. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng

định: “lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên

quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường

sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần

hoàn, thân thiện với môi trường”.

Thực hiện các Nghị quyết, chủ trương nêu trên của Đảng, trong thời gian qua,

công tác bảo vệ môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất

với mật độ dân số cao nhất cả nước đã có những chuyển biến khả quan: Cuộc vận

động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì

thành phố sạch và giảm ngập nước” đạt được kết quả rất tích cực, trên 98% phường,

xã, thị trấn được công nhận đạt tiêu chí “sạch, không xả rác ra đường và kênh rạch”

đã góp phần nâng cao ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường; tình hình

ô nhiễm môi trường đã từng bước được kiểm soát, chương trình di dời các cơ sở gây

ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố đang được tiếp tục triển khai; chương

trình giảm ô nhiễm môi trường đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Thành phố Hồ Chí Minh đang trên đà phát triển kinh tế nhanh và mạnh, và quá

trình phát triển kinh tế của thành phố đã làm phát sinh rất nhiều nguy cơ về ô nhiễm

môi trường. Do đó, công tác bảo vệ môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh rất phức

tạp với nhiều khó khăn, thách thức. Đứng trước thực trạng đó, pháp luật là công cụ

1 https://www.elle.vn/bi-quyet-song/cau-noi-bao-ve-moi-truong (25/12/2021).

2

hữu hiệu để kiểm soát, quản lý và bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong

lành của mỗi con người - một trong những quyền quan trọng được Hiến pháp năm

2013 ghi nhận. Với ý nghĩa và trách nhiệm đó, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

về môi trường đang góp phần ngăn chặn, hạn chế, răn đe các hành vi vi phạm trong

lĩnh vực này, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế - đặc biệt về các nội dung liên quan

đến biện pháp khắc phục hậu quả. Các quy định về biện pháp khắc phục hậu quả trong

xử phạt vi phạm hành chính về môi trường vẫn còn nhiều bất cập, thiếu cơ chế đảm

bảo thực hiện và chưa thể hiện tính nghiêm minh răn đe của pháp luật. Đồng thời, các

nguyên nhân khách quan và chủ quan xuất phát từ điều kiện xã hội, trách nhiệm của

cơ quan có thẩm quyền, ý thức của người dân đã làm hạn chế và giảm suất hiệu quả

trong công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay. Do đó, để công tác thi

hành các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về môi

trường được thực hiện một cách hiệu quả hơn qua đó giúp bảo vệ tốt hơn quyền được

sống trong môi trường trong lành của mỗi người đòi hỏi phải có sự hợp tác trên nhiều

phương diện, giữa nhiều chủ thể trên cơ sở đánh giá, nghiên cứu vấn đề này một cách

chuyên sâu từ cơ sở lý luận đến việc thực thi trên thực tiễn. Tuy nhiên, số lượng các

công trình nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về vấn đề các biện pháp khắc

phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về môi trường vẫn còn rất ít và hạn

chế.

Trước tốc độ phát triển nhanh chóng cũng như những hậu quả nghiêm trọng

mà hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra trong xã hội hiện nay, nhận thấy

rằng việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp khắc phục

hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về môi trường và thực tiễn thi hành để làm

sáng tỏ về mặt khoa học từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng

cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định là thật sự cần thiết. Vì lý do đó, tác

giả chọn đề tài “Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính

về môi trường - Từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến nội dung về các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi

phạm hành chính về môi trường, hiện nay có các công trình nghiên cứu sau:

- Cao Vũ Minh, “Một số biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm

hành chính, Thực trạng và hướng hoàn thiện”, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính

3

trị quốc gia Sự thật. Công trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và

pháp lý về một số biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính,

kết hợp với đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng các biện pháp này

trong xử phạt vi phạm hành chính, tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về

biện pháp khắc phục hậu quả và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trong xử phạt

vi phạm hành chính nói chung.

- Vũ Ngọc Hà, “Thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị

Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tại công trình nghiên cứu này, tác giả đã phân

tích cơ sở pháp lý và thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong

lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, qua đó đề xuất các giải pháp nâng

cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ

môi trường tại Việt Nam.

- Đặng Thanh Hà, “Pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi

trường biển do dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Học viện

Khoa học xã hội. Tại công trình nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu pháp

luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra ở

Việt Nam hiện nay, là một trong những hình thức khắc phục hậu quả do vi phạm hành

chính từ môi trường gây ra.

Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp rất lớn về vấn đề các

biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về môi trường. Dưới

góc độ pháp luật hành chính, cụ thể về các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử

phạt vi phạm hành chính về môi trường vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên

sâu về vấn đề này. Vì vậy, tác giả hi vọng những nghiên cứu trong luận văn sau đây

sẽ có một ít đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn đối với đề tài các biện pháp khắc

phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về môi trường, góp phần bảo vệ tốt

hơn môi trường sống của mỗi con người.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

* Mục đích tổng quát: Qua việc phân tích và đánh giá quy định của pháp luật

hiện hành, thực trạng áp dụng pháp luật về các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử

phạt vi phạm hành chính về môi trường, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện hệ

thống pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành các biện pháp khắc

phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về môi trường.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!