Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội - Nghiên cứu so sánh Pháp luật New Zealand và Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN HOÀN
CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ CHO HÌNH PHẠT
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI - NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT
NEW ZEALAND VÀ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ & TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 10/2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ CHO HÌNH PHẠT
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI - NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT
NEW ZEALAND VÀ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Tuệ Phƣơng
Học viên: Nguyễn Văn Hoàn – Khóa 22
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 10/2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng
dẫn của TS. Hoàng Thị Tuệ Phương.
Các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được nêu rõ nguồn gốc.
Các kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất
cứ công trình khoa học nào trước đây.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Văn Hoàn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS:
BLTTHS:
CYPFA
TAND:
TNHS:
XHCN:
Bộ luật Hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự
The Children, Young Persons, and Their
Families (Oranga Tamariki) Act
Tòa án nhân dân
Trách nhiệm hình sự
Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. CÁC MÔ HÌNH TƢ PHÁP NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
TRÊN THẾ GIỚI .............................................................................................. 10
1.1. Các mô hình tư pháp hình sự người chưa thành niên trên thế giới............... 10
1.2. Mô hình tư pháp người chưa thành niên của New Zealand.......................... 18
1.3. Mô hình tư pháp hình sự người chưa thành niên của Việt Nam .....................27
Kết luận Chƣơng 1 ............................................................................................ 39
CHƢƠNG 2. SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NEW ZEALAND
VÀ VIỆT NAM VỀ CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ CHO HÌNH PHẠT
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI ............. 41
2.1. Quy định của pháp luật New Zealand về biện pháp thay thế cho hình phạt
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ................................................ 41
2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp thay thế cho hình phạt
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ................................................ 54
2.3. So sánh các quy định của pháp luật New Zealand và Việt Nam về biện pháp
thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội............ 59
Kết luận Chƣơng 2 ............................................................................................ 62
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA PHÁP LUẬT NEW ZEALAND
TRONG VIỆC QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP THAY THẾ CHO HÌNH PHẠT
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM .......................................................... 64
3.1. Một số kinh nghiệm của New Zealand trong việc quy định các biện pháp
thay thế hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội .................. 64
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các biện pháp thay thế
hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội và việc áp dụng
các biện pháp này................................................................................................. 68
Kết luận Chƣơng 3 ............................................................................................ 77
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là thế hệ tương lai của mỗi quốc gia nói riêng, của nhân loại nói chung.
Vì vậy, vấn đề chăm sóc, giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, trở thành
những con người có ích cho xã hội luôn được các quốc gia quan tâm. Nhiều văn bản
pháp lý quốc tế và khu vực về chăm sóc và bảo vệ thế hệ trẻ đã được ban hành như:
Tuyên bố Geneva về quyền trẻ em năm 1924; Công ước của Liên hợp quốc về
Quyền trẻ em năm 1989; Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về quản lý
tư pháp người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) năm 1985; Quy tắc của Liên hợp
quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do năm 1990… Tuy nhiên, do đặc
điểm tâm sinh lý phát triển chưa hoàn thiện và tác động tiêu cực từ môi trường
sống, tình trạng người chưa thành niên phạm tội vẫn xảy ra ở các nước như một vấn
đề tất yếu. Người chưa thành niên phạm tội là vấn đề được hầu hết các quốc gia
quan tâm và luôn có những nỗ lực để phòng ngừa, xử lý các hành vi đó theo những
cách phù hợp với đặc điểm của người chưa thành niên.
Ở Việt Nam, tình hình người chưa thành niên phạm tội trong những năm gần
đây có diễn biến phức tạp và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
ngày càng tăng. Với quan điểm nhất quán trong việc bảo vệ trẻ em, Việt Nam đã
tham gia Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và đã thúc đẩy việc hoàn
thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tư pháp hình sự đối với người chưa thành
niên để phù hợp với Công ước này và các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống
tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên của nước ta còn một số bất cập như:
các quy định của pháp luật về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên nằm
rải rác tại nhiều đạo luật (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành
án hình sự…); đội ngũ người trực tiếp thực thi tư pháp hình sự đối với người chưa
thành niên (nĐiều tra viên, Kiểm sát viên, thẩm phán, đại diện pháp luật cho người
chưa thành niên...) chưa có những hiểu biết đầy đủ về sự phát triển tâm sinh lý, thể
chất và xã hội của người chưa thành niên, cũng như nhu cầu đặc biệt của người
chưa thành niên; vai trò của cộng đồng trong việc phòng ngừa người chưa thành
niên phạm tội cũng như cải tạo, giáo dục người chưa thành niên phạm tội còn hạn
chế… Điều này làm giảm hiệu quả phòng ngừa, giáo dục người chưa thành niên
phạm tội, gây khó khăn đối với người thực thi và người giám sát; khó khăn cho cả
2
việc áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng hoặc biện pháp thay thế hình phạt
trong pháp luật hình sự.
Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống
pháp luật về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên thì việc nghiên cứu, so
sánh và tiếp thu kinh nghiệm của các nước có hệ thống tư pháp hình sự đối với
người chưa thành niên hiệu quả là cần thiết. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài ―Các
biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội - Nghiên cứu so sánh pháp luật New Zealand và Việt Nam” làm đề tài luận
văn thạc sĩ luật học. Tác giả lựa chọn New Zealand để nghiên cứu bởi vì:
Thứ nhất, cũng giống như Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, New
Zealand cũng phải đối mặt với tình hình người chưa thành niên phạm tội. Để giải
quyết vấn đề này, New Zealand đã xây dựng và phát triển hệ thống tư pháp đối với
người chưa thành niên khá hoàn thiện (trong đó có lĩnh vực hình sự), từ hệ thống
pháp luật đến các cơ quan chuyên trách về tư pháp hình sự người chưa thành niên.
Hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên của New Zealand trong thời gian
qua được đánh giá là khá hiệu quả trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội.
Hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên của New Zealand đã thu hút được
sự chú ý rộng rãi của quốc tế và đã được chấp nhận áp dụng bởi các khu vực pháp
lý khác nhau.
Thứ hai, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam và New Zealand nói chung và
tình hình người chưa thành niên phạm tội nói riêng cũng có một số nét tương đồng.
Cả hai quốc gia đều là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và
đều ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo vệ người chưa thành niên
nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng. Do đó, có thể giả định rằng
những kinh nghiệm của New Zealand trong việc xử lý người chưa thành niên phạm
tội có thể được học hỏi để áp dụng ở Việt Nam.
Thứ ba, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về các biện pháp
thay thế hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành trong mối quan hệ so
sánh với pháp luật của New Zealand. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này sẽ là một sự bổ
sung cần thiết và góp phần hoàn thiện các biện pháp này trong Luật Hình sự Việt
Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội được nghiên cứu,
3
bình luận trong hệ thống giáo trình, sách dành cho các cơ sở đào tạo luật học như:
- Các giáo trình: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung của Trường
Đại học Luật Hà Nội,1 Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội,2 Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung
của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh3 … Nội dung các giáo trình này
đã phân tích scác vấn đề pháp lý về các biện pháp giám sát, giáo dục và các biện
pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, làm cơ sở cho chúng
tôi nghiên cứu lý luận về các biện pháp thay thế hình phạt trong Luật Hình sự Việt
Nam.
- Về bình luận khoa học và sách thì có một số công trình tiêu biểu như: Bình
luận khoa học Bộ luật Hình sự của tác giả Đinh Văn Quế,4
Bình luận khoa học Bộ
luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 của tác giả Nguyễn Đức Mai,5
Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ
sung năm 2017) của nhóm tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa - Phan Anh Tuấn6…
Trong các sách bình luận này, các tác giả đi sâu phân tích các quy định của
BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng như những điểm mới của BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Trong đó, có các quy định về miễn trách
nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, các biện pháp giám sát, giáo
dục áp dụng trong trường hợp được miễn TNHS, các biện pháp tư pháp đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội. Các tác giả cũng liên hệ thực tiễn áp dụng quy định về
tội phạm này. Những nội dung phân tích này giúp chúng tôi có nhìn nhận sâu sắc
hơn về các quy định của BLHS về các biện pháp thay thế hình phạt áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội cũng như thực tiễn áp dụng các quy định này. Từ
đó, có nhận định, đánh giá chính xác hơn về các biện pháp này trong luận văn.
Đối với đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học: có một số công trình
có đề cập đến các biện pháp thay thế hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam:
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
2 Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung),
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3 Trường Đại học Luật TP. HCM (2016), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, NXB Hồng Đức,
TP. HCM.
4 Đinh Văn Quế (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, NXB Lao động, Hà Nội.
5 Nguyễn Đức Mai (Chủ biên) (2010), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm
2009, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6 Nguyễn Thị Phương Hoa - Phan Anh Tuấn (đồng chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Những điểm mới
của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Hồng Đức, TP.HCM.
4
- Luận văn: ―Các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội” của tác giả Trần Hồng Nhung,7
luận văn: ―Các biện
pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ
luật Hình sự năm 2015” của tác giả Trần Ngọc Lan Trang.8
Trong các luận văn này, các tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS năm 2015. Các tác giả cũng nghiên cứu đưa ra
một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp này. Tuy
nhiên, trong các luận văn này, các tác giả không nghiên cứu so sánh các quy định
của pháp luật Việt Nam về các biện pháp này với pháp luật của New Zealand. Đối
với các luận văn này, chúng tôi kế thừa một số vấn đề lý luận về các biện pháp thay
thế hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, làm cơ sở cho việc
so sánh với pháp luật New Zealand và đưa ra kiến nghị hoàn thiện.
- Luận văn: ―Các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam”
9
của tác giả Lưu Ngọc Cảnh.10
Trong luận văn này, tác giả đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội theo Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội. Qua
luận văn này, chúng tôi kế thừa một số vấn đề lý luận về người chưa thành niên phạm
tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội.
- Luận án: ―Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt
Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Minh Đức.11
Trong luận án này, tác giả đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính
sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và triển khai thực hiện các
chính sách này đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay. Qua
luận án này, chúng tôi có cái nhìn tổng quát về chính sách hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay; từ đó làm cơ sở để kiến nghị hoàn
7 Trần Hồng Nhung (2017), Các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18
tuổi phạm tội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
8 Trần Ngọc Lan Trang (2017), Các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội trong Bộ luật Hình sự 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. HCM.
10 Lưu Ngọc Cảnh (2010), Các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội theo Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
11 Hoàng Minh Đức (2016), Chính sách đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay, Luận
án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
5
thiện quy định về các biện pháp thay thế hình phạt áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Qua tìm hiểu, tác giả nhận hấy có một số công trình nghiên cứu của nước
ngoài có liên quan đến đề tài nghiên cứu luận văn như sau:
- ―Rethinking Youth Justice: A comparative analysis, human rights and
international research evidence” của Goldson và Muncie:12 bình luận về hai hệ
thống pháp luật đối với người chưa thành niên: một bên là ở các quốc gia có hệ
thống tư pháp kiểm soát và trừng phạt đối với người chưa thành niên phạm tội;
ngược lại, ở các quốc gia có hệ thống pháp luật trong đó nhấn mạnh quyền con
người và đặt trọng tâm cho các giải pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa
thành niên. Qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi kế thừa những ưu điểm và hạn
chế của hai hệ thống pháp luật này, từ đó làm cơ sở cho những phân tích, đánh giá
kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
- ―Juvenile Justice: A comparison between the Laws of New Zealand and
Germany” của Katja Kristina Wiese:
13 Luận văn tập trung so sánh về hệ thống tư
pháp người chưa thành niên của New Zealand và Đức. Theo đó, luận án so sánh nền
tảng xã hội, pháp lý, lịch sử và văn hóa của New Zealand và Đức; sự phát triển của
các hệ thống tư pháp người chưa thành niên ở cả hai nước. Luận án này tiếp tục
cung cấp một đánh giá về hiệu quả thiết thực của hệ thống tư pháp người chưa
thành niên của New Zealand, đã xác định điểm mạnh cũng như điểm yếu của hệ
thống tư pháp người chưa thành niên hiện tại ở New Zealand. Tuy nhiên, một số kết
quả nghiên cứu về mô hình tư pháp hình sự người chưa thành niên của New
Zealand đã không còn phù hợp theo các quy định hiện hành. Ngoài ra, công trình
này cũng không nghiên cứu so sánh với pháp luật Việt Nam. Đối với công trình
nghiên cứu này, chúng tôi kế thừa một số kết quả nghiên cứu về các mô hình tư
pháp hình sự người chưa thành niên trên thế giới, mô hình tư pháp hình sự người
chưa thành niên của New Zealand, từ đó cập nhật những nội dung mới và so sánh
với pháp luật Việt Nam.
12 Goldson, B. and Muncie, J. (2006), Rethinking Youth Justice: Comparative Analysis, International Human
Rights and Research Evidence. Youth Justice, 6 (2). pp. 91-106. ISSN 1747-6283.
Nguồn: http://yjj.sagepub.com/content/6/2/91.full. pdf
13 Katja Kristina Wiese (2007), Juvenile Justice: A comparison between the Laws of New Zealand and
Germany, A thesis for the Degree of Masters of Laws in the University of Canterbury – New Zealand.
6
- ―Family, Victims and Culture, Youth Justice in New Zealand” của G
Maxwell and A Morris:14 Công trình này nghiên cứu về các hội nghị nhóm gia đình
ở New Zealand vào năm 1990 và phỏng vấn gia đình, nạn nhân và người chưa thành
niên phạm tội tham gia. Kết quả cho thấy rằng việc cho những người chưa thành
niên, gia đình và nạn nhân có cơ hội quyết định cách tốt nhất để khắc phục hậu quả
và phục hồi cuộc sống của những người liên quan có thể có nhiều hiệu quả tích cực
hơn trong hệ thống tư pháp truyền thống. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để chúng
tôi nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
- ―Diverted from Counsel: Filling the Rights Gap in New Zealand’s Youth
Justice Model” của Ziyad Hopkins:15 Nghiên cứu về các cách tiếp cận khác nhau
đối với những người chưa thành niên phạm pháp, hệ thống tư pháp người chưa
thành niên của New Zealand và Massachusetts – Hoa Kỳ. Đối với công trình nghiên
cứu này, chúng tôi kế thừa một số kết quả nghiên cứu về mô hình tư pháp hình sự
người chưa thành niên của New Zealand, từ đó nghiên cứu so sánh với pháp luật
Việt Nam.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu nêu trên về cơ bản đã làm sáng tỏ
những quy định của BLHS Việt Nam về các biện pháp thay thế hình phạt áp dụng đối
với người chưa thành niên phạm tội, hệ thống tư pháp và các biện pháp thay thế hình
phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội của New Zealand. Tuy nhiên,
các công trình này không hướng đến nghiên cứu so sánh các biện pháp thay thế hình
phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật của New
Zealand và Việt Nam để có những nhận xét, đánh giá và từ đó đưa ra các kiến nghị
hoàn diện pháp luật Việt Nam. Vì vậy, luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về
vấn đề này ở cấp độ luận văn thạc sĩ. Do đó, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này là
phù hợp.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, so sánh các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng
đối với người chưa thành niên phạm tội của pháp luật New Zealand và Việt Nam,
14 G Maxwell and A Morris (1993), Family, Victims and Culture, Youth Justice in New Zealand, Social
Policy Agency and Institute of Criminology, Victoria University of Wellington.
15 Ziyad Hopkins (2015), Diverted from Counsel: Filling the Rights Gap in New Zealand’s Youth Justice
Model, Published by Fulbright New Zealand, August 2015.
7
đề tài sẽ đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định này trong pháp luật
hình sự Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, Luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu những mô hình tư pháp hình sự người chưa thành niên trên thế
giới, mô hình tư pháp hình sự người chưa thành niên của New Zealand và Việt Nam
để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt trong mục đích tư pháp hình sự
đối với người chưa thành niên của hai quốc gia.
- Khái quát tình hình người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam, New
Zealand trong thời gian gần đây trong mối quan hệ so sánh để thấy được phần nào
hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự của hai quốc gia trong phòng ngừa, giáo dục cải
tạo đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Làm sáng tỏ nội dung các quy định hiện hành của pháp luật hình sự Việt
Nam và New Zealand về các biện pháp thay thế cho hình phạt trong sự so sánh để
thấy được những điểm tương đồng và khác biệt. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm
và đề xuất hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quan điểm khoa học và các quy định của pháp luật
New Zealand và Việt Nam về các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) của Việt Nam và Đạo luật Trẻ em, Thanh thiếu niên và Gia đình
(The Children, Young Persons, and Their Families (Oranga Tamariki) Act -
CYPFA) năm 1989 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) của New Zealand.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác – Lênin; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách hình
sự đối với người dưới 18 tuổi.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, học viên sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể như sau: