Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các biện pháp tăng nguồn tài chính cho đào tạo, bồi dưỡng tại học viện hành chính quốc gia
MIỄN PHÍ
Số trang
25
Kích thước
426.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
901

Các biện pháp tăng nguồn tài chính cho đào tạo, bồi dưỡng tại học viện hành chính quốc gia

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

4

Các biện pháp tăng nguồn tài chính cho đào tạo,

bồi dưỡng tại Học viện Hành chính

Quốc gia

Nguyễn Thị Thanh Hằng

Trường Đại học Giáo dục

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05

Người hướng dẫn: TS. Phạm Quang Sáng

Năm bảo vệ: 2008

Abstract. Trình bày cơ sở lý luận về quản lý nhằm tăng cường nguồn tài chính (NTC)

của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: đưa ra các khái niệm cơ bản, các

NTC và quản lý tài chính trong các cơ sở đào tạo, quản lý tài chính với việc tăng nguồn

thu của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức... Khái quát quá trình hình thành

và phát triển, quy mô đào tạo, chức năng và tổ chức bộ máy của Học viện Hành chính

Quốc gia. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý huy động và sử dụng các NTC

cho đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm tăng nguồn

tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện Hành chính Quốc gia như: đổi mới

công tác kế hoạch tài chính phục vụ mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, đa dạng hóa các hình

thức đào tạo và khuyến khích các đơn vị trong Học viện mở rộng nguồn thu, tăng cường

quản lý nhằm sử dụng hợp lý các NTC phục vụ đào tạo, bồi dưỡng, củng cố bộ máy quản

lý công tác tài chính, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động thu, chi...

Keywords. Giáo dục đại học; Học viện Hành chính Quốc gia; Quản lý giáo dục; Tài

chính

Content.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thời đại ngày nay “tri thức là sự giàu có” và lợi thế so sánh trong cạnh tranh kinh

tế phụ thuộc vào kiến thức và tri thức của con người. Điều này càng có ý nghĩa quan

trọng hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế. Sức mạnh trí tuệ là yếu tố quyết định sự

thành bại, “lao động có kỹ năng sẽ trở thành lợi thế so sánh lâu dài” và “kỹ năng là vũ khí

cạnh tranh quyết định trong thế kỷ XXI”.

Đầu tư vào giáo dục và đào tạo sẽ tích luỹ vốn con người, sẽ cung cấp nguồn nhân

lực có trình độ cao và chất lượng cao. Đội ngũ nhân lực có trình độ cao là chìa khoá để

duy trì sự tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập. Đặc biệt đối với Việt Nam trong bối cảnh

hội nhập quốc tế và tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước (mục tiêu đến

năm 2020 Việt Nam cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp), giáo dục và đào tạo

đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội.

5

Từ 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung

sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, song song với quá trình này là sự mở cửa

và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, bộ máy quản lý Nhà nước

phải điều chỉnh để có những cơ cấu, thể chế tương thích. Chúng ta phải tự điều chỉnh, đó là

tất yếu. Nhà nước trước đây quản lý cả về vĩ mô và vi mô thì bây giờ xác định chỉ quản lý vĩ

mô toàn xã hội thông qua việc sử dụng công cụ để điều tiết chung. Vấn đề này sẽ được tách

bạch và đây chính là mục tiêu của cải cách hành chính. Yêu cầu hàng đầu hiện nay là làm rõ

chức năng, Nhà nước sẽ làm đúng việc của mình, đó là làm chính sách, làm pháp luật, làm

cơ chế, làm tiêu chuẩn chung của xã hội, sau đó hướng dẫn xã hội, thanh tra và kiểm soát nó.

Một trong những thách thức lớn nhất của quá trình chuyển đổi này là mâu thuẫn giữa yêu

cầu của quá trình hội nhập với trình độ. Trình độ nền hành chính của Việt Nam so với khu

vực và thế giới còn kém.

Nhận thức rõ mâu thuẫn này, một trong những giải pháp đưa ra đó là đào tạo và

bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm

2003). Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành "Quy định các chương trình đào tạo,

bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức" (Quyết định

số 13/2006/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2006).

Học viện Hành chính Quốc gia được thành lập từ 1959 đến nay và ngày càng có

vai trò quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng

quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức. "Học viện Hành chính Quốc gia là Trung tâm

Quốc gia, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy biên chế và tài chính theo quy

định của pháp luật; thực hiện các chức năng: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công

chức, viên chức nhà nước, các chức danh công chức hành chính các cấp, cán bộ, công

chức cơ sở, công chức dự bị, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên các chuyên ngành hành

chính và quản lý nhà nước; nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn cho Chính phủ

trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.

Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thì lớn, trong khi đó khả năng đầu tư của

ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, Nhà nước không thể bao cấp toàn bộ cho sự nghiệp đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ công chức. Trong nền kinh tế thị trường, áp lực về cải cách tài chính cho đào

tạo bồi dưỡng lực lượng lao động của cả nước nói chung và cán bộ công chức nói riêng đã

tăng lên ở hầu hết các nơi trên thế giới. Những giải pháp nhằm khắc phục sự khan hiếm về

nguồn vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư, sẽ được tìm ra cho các

cơ sở đào tạo với điều kiện khung chính sách cho các hoạt động phải được cải cách một cách

cơ bản và các cơ sở đào tạo ngày càng phải năng động hơn trong việc tìm kiếm và gia tăng

nguồn lực đầu tư cho đào tạo và bồi dưỡng.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài chính và để cho hoạt động đào tạo

của Học viện ngày càng đảm bảo chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ, công chức cho sự nghiệp đổi mới quản lý nhà nước, kết hợp với những kinh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!