Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
CHU VIỆT HÙNG
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ
BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số : 60.38.01.02
Người hướng dẫn khoa học:
PGS - TS TRƢƠNG ĐẮC LINH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
CHU VIỆT HÙNG
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ
BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số : 60.38.01.02
Người hướng dẫn khoa học:
PGS - TS TRƢƠNG ĐẮC LINH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS-TS Trƣơng Đắc Linh. Các tư liệu, số liệu được sử dụng trong luận văn
này đều được tác giả sưu tầm, phân tích và có trích dẫn đầy đủ nguồn theo đúng quy
định. Nội dung của luận văn không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về Lời cam đoan nói trên.
Tác giả
CHU VIỆT HÙNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HĐND : Hội đồng nhân dân
MTTQ : Mặt trận tổ quốc
UBND : Ủy ban nhân dân
VPHC : Vi phạm hành chính
XLVPHC : Xử lý vi phạm hành chính
XPVPHC : Xử phạt vi phạm hành chính
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................4
3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .....................................................................4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ...............................................4
6. Bố cục của luận văn ..............................................................................................5
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN - PHÁP LÝ
VỀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng .................................................6
1.1.1. Khái niệm các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng ................................................................................ 11
1.1.3. Mục đích các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng ................................................................................ 14
1.2. Các nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng ................................................................17
1.2.1. Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật.........................18
1.2.2. Nguyên tắc chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm
hành chính trong trường hợp cần thiết theo quy định của Luật Xử lý vi
phạm hành chính ..........................................................................................19
1.2.3. Nguyên tắc người ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm
xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm đối với quyết định
của mình ....................................................................................................19
1.2.4. Nguyên tắc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp
ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật......................................................................20
1.3. Thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ..................................................21
1.3.1. Ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm ..............................................21
1.3.2. Đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm ..........................................24
1.3.3. Ngừng cung cấp điện, nước đối với công trình xây dựng vi phạm ..............27
1.3.4. Cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi
công xây dựng công trình vi phạm ...............................................................31
1.3.5. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề....................................................................................................... 33
1.4. Khái quát về sự phát triển của pháp luật quy định các biện pháp ngăn
chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng .........37
1.4.1. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng trước khi có Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 .......37
1.4.2. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 ...................39
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................42
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.1. Khái quát về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y dựng ở nƣớc ta trong những năm gần đ y .........................................44
2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng ...........................................................................48
2.2.1. Ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm ..............................................48
2.2.2. Đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm ..........................................51
2.2.3. Ngừng cung cấp điện, nước đối với công trình xây dựng vi phạm ..............53
2.2.4. Cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi
công xây dựng công trình vi phạm ............................................................... 56
2.2.5. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề ..................................................................................................59
2.3. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế áp dụng các
biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng ................................................................................................................62
2.3.1. Những hạn chế, bất cập của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo
đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng .............................62
2.3.2. Những nguyên nhân của những hạn chế khi áp dụng các biện pháp ngăn
chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ........63
2.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và
bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ........................68
2.4.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng .....................................68
2.4.2. Kiện toàn bộ máy và cán bộ, công chức có thẩm quyền áp dụng các biện
pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vự
xây dựng........................................................................................................71
2.4.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm liên quan đến việc áp dụng
các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng .................................................................................................72
2.4.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc áp
dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực xây dựng .........................................................................................73
2.4.5. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực xây dựng nói chung, về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý
vi phạm hành chính nói riêng và vận động nhân dân tố giác các vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực xây dựng ...............................................................75
Kết Luận Chƣơng 2 ....................................................................................................77
KẾT LUẬN .............................................................................................................79
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 20 tháng 6 năm 2012, Quốc hội thông qua Luật Xử lý vi phạm hành
chính đã đánh dấu sự phát triển mới của quá trình pháp điển hóa pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính ở nước ta: bắt đầu từ Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính
được ban hành lần đầu tiên năm 1989, sau đó được thay thế bằng Pháp lệnh năm
1995 với sự mở rộng nội dung quy định và đổi tên thành Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính, đến Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi 2 lần vào
năm 2007 và năm 2008) trước khi được nâng cấp lên thành Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012. Một trong những nội dung quan trọng của các Pháp lệnh
trước đây cũng như Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 hiện hành là quy định
về “Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính”. Luật Xử
lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các biện pháp này tại Phần thứ tư, gồm
hai chương từ Điều 119 đến Điều 132.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm
hành chính là những biện pháp được áp dụng trước khi có quyết định xử lý vi phạm
hành chính1
nhằm hạn chế tối đa những hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn hậu
quả thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm
hành chính được triệt để. Tuy nhiên, Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012 quy định 9 biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, nhưng
chỉ có một biện pháp được quy định tại Khoản 3 “Tạm giữ tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề” là biện pháp được áp dụng
trong lĩnh vực xây dựng. Còn 8 biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm
hành chính còn lại theo quy định của luật chủ yếu chỉ áp dụng trong các lĩnh vực: an
ninh trật tự, hải quan, an toàn giao thông, quản lý thị trường, thương mại v.v.
Nhưng ngay từ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008)
trước đây, cũng như Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, ngoài chương riêng
về “Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính”, khi quy định
về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính,
1
Trừ biện pháp “truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục,
cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn” được áp dụng sau khi đã có quyết định xử lý vi phạm hành
chính.
2
các Pháp lệnh trước đây và Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đều quy định:
Người có thẩm quyền khi phát hiện vi phạm hành chính phải ra lệnh đình chỉ ngay
hành vi vi phạm hành chính2
.
Từ thực tế vi phạm hành chính về trật tự xây dựng (xây dựng không phép, sai
phép v.v.) gia tăng về số lượng, phổ biến ở tất cả các địa phương, nhất là ở các đô
thị, đòi hỏi phải ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm này nên ngày 07/12/2007,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 180/2007/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô
thị”, trong đó quy định cụ thể các biện pháp nhằm bảo đảm ngăn chặn vi phạm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng, như: 1. Ngừng thi công y dựng công trình vi phạm;
2. Đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm; 3. Ngừng cung cấp điện, nước
đối với công trình xây dựng vi phạm; và 4. Cấm các phương tiện vận tải chuyên chở
vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng công trình vi phạm.
Đây là những biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
rất quan trọng, nếu được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng kịp thời và
triệt để sẽ ngăn chặn ngay hành vi xây dựng không phép, sai phép, không cho những
vi phạm này được tiếp diễn và sẽ không xảy ra tình trạng phải tiến hành cưỡng chế
tháo dỡ hàng trăm, hàng ngàn căn nhà xây dựng đã hoàn thành trái phép như thực tế
đã xảy ra ở thành phố Hồ Chí Minh, cũng như ở các địa phương khác những năm gần
đây.
Ví dụ, từ đầu năm 2013 đến giữa tháng 5/2013, số trường hợp vi phạm về xây
dựng nhà không phép, trái phép tại Tp. Hồ Chí Minh là 1.117 căn nhà. Thì chỉ trong
vòng một tháng rưỡi, từ ngày 15/5 đến 30/6/2013 tại Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục có
thêm 1.509 trường hợp xây dựng không phép và sai phép. Chỉ riêng ở huyện Bình
Chánh có 680 trường hợp xây nhà không phép, trái phép, trong đó đã tiến hành
cưỡng chế tháo dỡ: 423 căn3
. Nếu như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp
thời phát hiện và đình chỉ ngay việc xây dựng nhà không phép, trái phép từ đầu khi
chỉ có một vài trường hợp vi phạm thì sẽ không xảy ra tình trạng vi phạm tràn lan,
không phải cưỡng chế tháo dỡ hàng trăm, hàng ngàn căn nhà xây dựng vi phạm, sẽ
không gây thiệt hại lớn cho xã hội, cho người dân như thực tế nói trên.
2 Khoản 3 Điều 3 và Điều 45 Pháp lệnh XLVPHC năm 1995; Khoản 1 Điều 3 và Điều 53 Pháp lệnh
XLVPHC năm 2002; Điểm a Khoản 1 Điều 3 và Điều 55 Luật XLVPHC năm 2012.
3 Nguyên Đức, “Xây dựng trái phép tại TP HCM: Chưa có thuốc đặc trị”, báo An ninh thế giới điện tử
(http://antg.cand.com.vn/vi-vn/hosointepol/2014/4/82751.cand) truy cập ngày 04/4/2014.