Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
58
Kích thước
329.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1916

các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n B¸o c¸o chuyªn ®Ò thùc tËp

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay doanh nghiệp muốn

tồn tại và phát triển thì phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý và sử

dụng đồng vốn đó sao cho có hiệu quả, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho

doanh nghiệp mình.

Để thu được lợi nhuận tối đa trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ

doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương

ứng. Vốn chính là tiền đề của sản xuất kinh doanh. Song việc tổ chức và huy

động các nguồn vốn kịp thời, việc quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn vốn

hợp lý sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một

cách liên tục và có lợi nhuận cao. Do đó để đáp ứng một phần các yêu cầu

mang tính chất chiến lược của mình, các doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện

pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp có ý

nghĩa vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của hoạt động việc sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn được coi là một trọng điểm của

công tác tài chính doanh nghiệp.Trong cơ chế hiện nay các doanh nghiệp tự tổ

chức trong quá trình sản xuất kinh doanh, tự chủ về việc tìm kiếm đầu ra và đầu

vào của sản xuất kinh doanh, và đặc biệt là tự chủ về vốn. Ngoài số vốn điều lệ

ban đầu thì doanh nghiệp cũng phải tự huy động vốn.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập tại

Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị

trong Công ty, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sĩ Đặng Anh Tuấn

em đã lựa chọn đề tài “Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công

ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh” cho chuyên đề của mình.

Cung ThÞ BÝch Ngäc Líp tµi chÝnh A – K38

§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n B¸o c¸o chuyªn ®Ò thùc tËp

Ngoài lời mở đầu và kết luận thì chuyên đề của em gồm những nội dung

sau:

Chương I: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.

Chương II: Thực trạng về vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH

Dược thảo Phúc Vinh.

Chương III: Những phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh.

Vì thời gian và hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi

những sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các anh

chị trong Công ty để Em có thể mở rộng hiểu biết của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Cung ThÞ BÝch Ngäc Líp tµi chÝnh A – K38

2

§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n B¸o c¸o chuyªn ®Ò thùc tËp

CHƯƠNG I :

VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI DOANH NGHIỆP

I, Tầm quan trọng của vốn trong nền kinh tế thị trường:

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải nắm giữ

được lượng vốn nào đó. Số vốn này thể hiện toàn bộ quyền quản lý và sử dụng

tại doanh nghiệp, tại một thời điểm nhất định.

Vốn được đưa vào sản xuất kinh doanh được thể hiện dưới nhiều hình thức

khác nhau. Nó bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình cũng như mọi kiến

thức tích lũy của doanh nghiệp, sự khéo léo, trình độ quản lý và tác nghiệp của

lãnh đạo, nhân viên.

1. Khái niệm về vốn kinh doanh.

Vốn là một phạm trù kinh tế, điều kiện kiên quyết cho bất cứ doanh

nghiệp, ngành nghề kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ nào trong nền kinh tế thuộc hình

thức sở hữu khác nhau. Trong các doanh nghiệp kinh doanh nói chung, doanh

nghiệp y tế nói riêng, vốn sản xuất là hình thái giá trị của toàn bộ nền sản xuất

được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý có kế hoạch vào việc sản xuất

những sản phẩm của doanh nghiệp.

Có nhiều khái niệm về vốn kinh doanh, tuy nhiên khái niệm được nhiều

người ủng hộ là: vốn kinh doanh là số vốn được đưa vào hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp, số vốn này được hình thành từ khi thành lập

doanh nghiệp(do chủ sở hữu đóng góp ban đầu) và bổ sung thêm trong quá

trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Như vậy, vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

Tài sản bằng hiện vật: nhà cửa, kho tàng, cửa hàng…

Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc…

Bàn quyền sở hữu công nghệ…

Tất cả tài sản này được quy ra tiền Việt Nam. Mọi doanh nghiệp khi tiến

Cung ThÞ BÝch Ngäc Líp tµi chÝnh A – K38

3

§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n B¸o c¸o chuyªn ®Ò thùc tËp

hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải trải qua chu trình như sau:

Hàng hóa Hàng hóa

Đầu vào … Sản xuất kinh doanh…Đầu ra

Dịch vụ Dịch vụ

Để sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có một khoản tiền ứng trước

vì doanh nghiệp cần có nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra hàng hoá

phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình, tuy nhiên các nhu cầu thể hiện

dưới hình thức khác nhau.

2. Các loại vốn kinh doanh

Có rất nhiều cách phân loại vốn kinh doanh, tùy theo những góc độ khác

nhau:

a. Đứng trên góc độ pháp luật, vốn của doanh nghiệp bao gồm:

*Vốn pháp định: là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do

pháp luật quy định đối với từng ngành nghề và từng loại hình sở hữu doanh

nghiệp. Dưới mức vốn pháp định thì không đủ điều kiện thành lập doanh

nghiệp.

* Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp và ghi vào điều lệ

của doanh nghiệp. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, theo từng ngành nghề,

vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.

b. Đứng trên góc độ hình thành vốn, vốn của doanh nghiệp bao gồm:

* Vốn đầu tư ban đầu: Là số vốn phải có từ khi hình thành doanh nghiệp.

* Vốn bổ sung: Là số vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận, do nhà sản

xuất bổ sung bằng phân phối lại nguồn vốn, do sự đóng góp của các thành viên,

do bán trái phiếu.

* Vốn liên doanh: Là vốn do các bên cùng cam kết liên doanh với nhau để

Cung ThÞ BÝch Ngäc Líp tµi chÝnh A – K38

4

§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n B¸o c¸o chuyªn ®Ò thùc tËp

hoạt động.

* Vốn đi vay: Trong hoạt động kinh doanh, ngoài số vốn tự có và coi như

tự có, doanh nghiệp còn phải sử dụng một khoản đi vay khá lớn của ngân hàng.

Ngoài ra còn có khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau giữa các đơn vị nhà cung cấp,

khách hàng và bạn hàng.

c. Đứng trên góc độ chu chuyển vốn người ta chia ra toàn bộ vốn của

doanh nghiệp thành hai loại vốn : vốn cố định và vốn lưu động.

* Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tải sản lưu động.

*Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định

dùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh nhưng về

mặt giá trị thì có thể thu hồi sau nhiều kỳ kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa

các đơn vị kinh tế thông qua trung gian tiền tệ. Tương ứng với dòng vật chất đi

vào là dòng tài chính đi ra và ngược lại. Ta có sơ đồ sau:

Dòng vật chất đi vào Dòng tài chính đi ra

Tài sản hoặc vốn

Quá trình chuyển hoá hay sản xuất kinh doanh

Dòng vật chất đi ra Dòng tài chính đi vào

Ở đây các dòng vật chất được biểu diện bằng tiền. Song các dòng chỉ xuất

hiện trên cơ sở tích lũy ban đầu như hàng hóa, dịch vụ hay tiền tệ trong mỗi đơn

vị kinh tế và các dòng sẽ làm thay đổi khối lượng tài sản kinh tế được tích lũy

lại. Một khối lượng tài sản hàng hóa hoặc tiền tệ được đo tại một thời điểm nhất

định tạo thành vốn kinh tế và được phản ánh vào bên tài khoản của bảng tổng

hợp tài sản doanh nghiệp.

Cung ThÞ BÝch Ngäc Líp tµi chÝnh A – K38

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!