Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn vẽ tranh ở lớp 4,5.
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1495

Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn vẽ tranh ở lớp 4,5.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

NGUYỄN THỊ KIỀU OANH

Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy

học phân môn vẽ tranh ở lớp 4,5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa

Giáo dục Tiểu học - Mầm non đã trang bị cho em những kiến

thức bổ ích trong suốt khoá học.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Đàm văn

Thọ - người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo cho em

trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành khóa luận .

Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, các thầy cô giáo và học sinh

khối 4,5 trường Tiểu học Trần Cao Vân đã giúp đỡ, tạo điều

kiện thuận lợi cho em trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu cũng

như thực nghiệm sư phạm.

Do thời gian và năng lực còn hạn chế nên khoá luận chắc

chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến

đóng góp của các thầy cô và toàn thể bạn đọc để khoá luận được

hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Nguyễn Kiều Oanh

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................2

4. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................2

5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................2

6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận...............................................................2

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn...........................................................3

6.3 Nhóm các phương pháp thống kê toán học ...............................................................3

7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.........................................................................................3

8. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................4

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............4

1.1 Cơ sở lí luận...............................................................................................................4

1.1.1 Khái niệm về Mỹ thuật...........................................................................................4

1.1.2 Đặc điểm của môn học Mỹ thuật và phân môn vẽ tranh........................................4

1.1.2.1 Đặc điểm của môn học Mỹ thuật :.......................................................................4

1.1.2.2. Đặc điểm của phân môn vẽ tranh.......................................................................5

1.1.3 Các phương pháp dạy học cụ thể trong môn Mỹ thuật ..........................................6

1.1.4 Phương pháp dạy –học vẽ tranh ...........................................................................12

1.1.4.1 Khái niệm phương pháp dạy học.......................................................................12

1.1.4.2 Một số vấn đề về phương pháp dạy vẽ tranh.....................................................12

1.1.4.3 Mối quan hệ giữa phương pháp dạy – học Mỹ thuật và phương pháp dạy – học

vẽ tranh ..........................................................................................................................13

1.1.5 Cơ sở tâm lí của học sinh tiểu học........................................................................13

1.1.5.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học ......................................................13

1.1.5.2 Đặc điểm thể chất của học sinh tiểu học...........................................................15

1.1.5.3 Đặc điểm tranh vẽ của học sinh tiểu học ..........................................................16

1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................16

1.2.1 Mục tiêu của môn Mỹ thuật ở Tiểu học ...............................................................16

1.2.2 Tình hình dạy – học môn Mỹ thuật ở Tiểu học hiện nay .....................................17

1.2.2.1 Đối tượng điều tra .............................................................................................17

1.2.2.2 Hình thức điều tra..............................................................................................17

1.2.2.3 Nội dung điều tra ( Nội dung cụ thể của phiếu điều tra và các câu hỏi cho giáo

viên: xem phụ lục). ........................................................................................................17

1.2.2.4 Kết quả điều tra .................................................................................................18

1.2.2.5 Tổng kết tình hình dạy – học Mỹ thuật ở Tiểu học hiện nay. ............................19

CHƯƠNG II : NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ

TRANH Ở LỚP 4, 5 ....................................................................................................22

2.1. Khái niệm vẽ tranh .................................................................................................22

2.1.1 Vẽ tranh là gì ? .....................................................................................................22

2.1.2 Những kiến thức cần thiết về vẽ tranh..................................................................23

2.2. Khảo sát nội dung vẽ tranh trong chương trình Mỹ thuật ở lớp 4,5.......................28

2.2.1 Sơ lược về cấu trúc và nội dung môn Mỹ thuật ở lớp 4,5 ....................................28

2.2.2 Mục đích, nhiệm vụ của phân môn vẽ tranh ........................................................31

2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn vẽ tranh ở lớp 4,5............32

2.3.1 Tạo hứng thú cho học sinh. ..................................................................................32

2.3.2 Sử dụng đồ dùng trực quan linh hoạt tùy theo đề tài tranh. .................................34

2.3.3 Kết hợp công nghệ thông tin ( CNTT) phù hợp để đạt hiệu quả cao. ..................37

2.3.4 Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học để tạo hứng thú và phát huy khả

năng cho từng học sinh..................................................................................................42

2.3.5 Tổ chức trò chơi học tập để tạo hứng thú học tập và khắc sâu kiến thức cho học

sinh.................................................................................................................................44

2.3.6 Thay đổi hình thức đánh giá sao cho phù hợp với nội dung từng bài học ...........49

2.3.7 Vận dụng kiến thức và hiệu quả cảm xúc của một số môn học trong quá trình

giảng dạy và rèn luyện học sinh ....................................................................................52

2.3.7.1 Phân môn kể chuyện..........................................................................................53

2.3.7.2 Phân môn Âm nhạc............................................................................................56

2.3.7.3 Phân môn Tập làm văn, Tập đọc.......................................................................61

2.3.7.4 Phân môn Tự nhiên xã hội, Khoa học ...............................................................65

2.3.8 Thực hành - Luyện tập..........................................................................................68

CHƯƠNG III : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..........................................................70

3.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................................70

3.2. Chuẩn bị thực nghiệm.............................................................................................70

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm.........................................................................................70

3.2.2 Nội dung thực nghiệm ..........................................................................................71

3.3. Tiến hành thực nghiệm...........................................................................................71

3.4. Tiêu chí đánh giá ....................................................................................................82

3.5. Kết quả thực nghiệm...............................................................................................83

3.6. Tổng kết thực nghiệm.............................................................................................84

PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................85

1. Kết luận chung...........................................................................................................85

2. Một số ý kiến đề xuất ................................................................................................86

2.1. Đối với giáo viên ....................................................................................................86

2.2. Đối với các cấp lãnh đạo........................................................................................87

3. Hạn chế của đề tài......................................................................................................88

4. Một số hướng nghiên cứu sau đề tài..........................................................................88

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong cuộc sống của mỗi con người thì ngoài nhu cầu về vật chất ăn, mặc, ở thì

con người còn có nhu cầu về tinh thần, đặc biệt là hướng đến cái đẹp. Chính vì vậy mà

giáo dục thẩm mỹ cho con người, đặc biệt lứa tuổi Tiểu học đang là vấn đề quan trọng

để phát triển con người mới năng động, sáng tạo.

Nói đến Mỹ thuật là nói đến nghệ thuật tạo ra cái đẹp nhằm phục vụ nhu cầu vật

chất tinh thần của con người. Để đào tạo, giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn

diện về đức, thể, mỹ thì một phần không nhỏ là sự đóng góp của môn Mỹ thuật. Vì

vậy, việc đưa bộ môn Mỹ thuật vào chương trình giảng dạy ở trường Tiểu học nhằm

thực hiện thực hiện mục tiêu giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Thông qua môn Mỹ

thuật tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với văn hóa thị giác : làm quen với cái đẹp,

góp phần tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội. Mặt khác, dạy Mỹ thuật ở trường

Tiểu học cũng là để đáp ứng nhu cầu của trẻ em lứa tuổi Tiểu học – lứa tuổi hiếu động,

thích những điểu mới lạ và ham hiểu biết, đồng thời học tốt môn Mỹ thuật giúp trẻ

phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo, dễ tiếp thu kiến thức và học tốt các môn học

khác.

Vẽ tranh là một phân môn của môn Mỹ thuật, nhưng phân môn vẽ tranh có tính

chất tổng hợp nhiều môn học của nghệ thuật hội họa. Là khoa học sắp xếp những yếu

tố khác nhau như : hình mảng, đường nét, màu sắc, độ đậm nhạt…Vì vậy phân môn vẽ

tranh vận dụng toàn bộ sự hiểu biết, khả năng thể hiện kĩ năng, kĩ xảo của học sinh,

rèn tính thẩm mỹ cho học sinh

Việc dạy học phân môn vẽ tranh không những tuân theo những phương pháp

chung trong dạy Mỹ thuật mà còn có những phương pháp riêng. Người giáo viên phải

biết vận dụng linh hoạt, hợp lí các phương pháp để đem lại hiệu quả cao trong dạy học.

Nghiên cứu về các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Mỹ thuật không phải

là vấn đề mới. Nhưng nghiên cứu về các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Mỹ

thuật vào từng phân môn của một khối lớp cụ thể thì ít có đề tài nào đề cập đến.

Từ những lí do trên trong khuôn khổ cho phép, tôi muốn tìm hiểu một cách sâu

sắc vấn đề: “Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn vẽ tranh ở lớp

4,5” nhằm hỗ trợ cho việc dạy vẽ tranh ở lớp 4, 5 ngày càng tốt hơn.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi chú trọng đi sâu tìm hiểu các mặt, các khía

cạnh, tác dụng khác nhau của từng biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng vẽ tranh cho học

sinh lớp 4,5. Từ đó nhằm giúp phát triển tính độc lập, tích cực, sáng tạo ở học sinh,

trau dồi trí tưởng tượng, tích lũy được nhiều biểu tượng và rèn khả năng thể hiện hình

tượng sáng tạo ở các em.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lí luận liên quan đến quá trình dạy học Mỹ thuật và các biện pháp

nâng cao chất lượng dạy – học vẽ tranh cho học sinh lớp 4,5

- Nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học vẽ tranh cho

học sinh lớp 4,5.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho bản thân

4. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học vẽ tranh cho học sinh lớp 4,5.

5. Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện khách quan về thời gian nên đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên

cứu, trưng cầu ý kiến và dạy thực nghiệm một số bài trong chương trình Mỹ thuật lớp

4, 5 ở trường Tiểu học Trần Cao Vân TP Đà Nẵng.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận

Sau khi sưu tầm tài liệu, chúng tôi phối hợp các thao tác, phương pháp nghiên

cứu sau:

- Phương pháp đọc tài liệu và xử lí tài liệu

- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp

- Phương pháp phân loại

- Phương pháp lựa chọn

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát : Dự giờ các tiết dạy mẫu phân môn dạy vẽ tranh ở lớp

4, 5.

- Phương pháp điều tra bằng trò chuyện : Tiến hành trao đổi với giáo viên dạy

Mỹ thuật để tìm hiểu việc lập kế hoạch dạy học và quá trình tổ chức dạy học nhằm thu

thập thêm thông tin cần thiết cho điều tra bằng ankét.

- Phương pháp điều tra bằng Ankét : Điều tra trên đối tượng học sinh lớp

4, 5 để tìm hiểu thực tiễn việc dạy và học phân môn vẽ tranh ở các khối lớp này.

6.3 Nhóm các phương pháp thống kê toán học

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu, kết quả điều tra.

7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài này giúp cho những sinh viên sắp ra trường như chúng

tôi nâng cao trình độ nghiệp vụ Sư phạm cho bản thân và lấy đó làm hành trang quý

báu cho nghề nghiệp sau này.

8. Cấu trúc của luận văn

Luận văn có 3 phần

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG: Gồm 3 chương

Chương I : Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương II : Nâng cao chất lượng dạy học phân môn vẽ tranh ở lớp 4,5

Chương III: Thực nghiệm sư phạm

PHẦN KẾT LUẬN

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm về Mỹ thuật

Mỹ thuật là từ chỉ những loại hình nghệ thuật có mối quan hệ đến sự cảm thụ

bằng mắt và tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới vật chất bên ngoài để đưa lên mặt

phẳng hoặc một không gian ngôn ngữ như : hình khối, màu sắc, đường nét, đậm nhạt,

sáng tối… với các chất liệu phong phú và đa dạng mà ta có thể dùng để diễn tả được.

Nói đến Mỹ thuật là ta nói đến cái đẹp, làm nên cái đẹp và cả thưởng thức cái

đẹp nhằm phục vụ, làm thỏa mãn nhu cầu trong đời sống vật chất và tinh thần của con

người. Đây là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm, từ khi con người chưa có khả

năng thể hiện những suy nghĩ hay kiến thức của mình bằng chữ viết, con người đã dựa

vào hình mảng, đường nét, màu sắc để truyền đạt thông tin của mình cho người khác

như biểu thị cho số 1 người ta dùng một gạch, số 2 dùng hai gạch. Càng về sau, thông

tin con người muốn truyền đạt càng nhiều ngôn ngữ muốn tạo hình càng được phát

triển và được nâng cao. Dần dần, các hình thức truyền đạt thông tin nào đó mà còn để

con người gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình và nó trở thành một hình thức

nghệ thuật để thỏa mãn nhu cầu của con người.

1.1.2 Đặc điểm của môn học Mỹ thuật và phân môn vẽ tranh

1.1.2.1 Đặc điểm của môn học Mỹ thuật :

Mỹ thuật là môn học nghệ thuật. Khác với các môn học có công thức quy định

rõ ràng, đòi hỏi vận dụng đúng, chính xác. Môn Mỹ thuật cũng có những quy ước,

quy định chung, nhưng khi vận dụng thì tùy thuộc vào đề tài, tùy vào ý đồ, vào tư

tưởng và tình cảm của người vẽ mà tác phẩm không giống nhau về bố cục, hình ảnh,

màu sắc... Việc nắm vững và phân tích một cách khoa học những đặc điểm môn học

là cơ sở cho việc xây dựng và lựa cho các phương pháp dạy - học thích hợp trong quá

trình dạy học.

Tính cụ thể và trừu tượng của môn học: Mỹ thuật là môn học mà kiến thức của

nó vừa cụ thể, rõ ràng ( chẳng hạn như vẽ theo mẫu: Vẽ cái mũ), vừa chung chung

trừu tượng ( Như: Vẽ tranh đề tài lịch sử), đôi khi khó thấy, khó nhìn và là loại kiến

thức ở xung quanh ta,… Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức cơ

bản của bộ môn, kiến thức của bộ môn liên quan, đồng thời phải liên hệ với thực tiễn

xung quanh khi bài dạy cần tới.

Mỹ thuật là môn học đòi hỏi sự sáng tạo, luôn luôn sáng tạo: Từ cái thực, có

thật tạo nên bài vẽ, bức tranh đẹp, phản ánh cái thực mà vẫn không “nệ” thực, không

giống một trăm phần trăm như nguyên mẫu. Muốn được như vậy, giáo viên phải tạo

cho học sinh cách suy nghĩ độc lập và dám nghĩ để sáng tạo ra cái mới, cái của mình.

Mỹ thuật là môn học tạo ra cái đẹp. Muốn có cái đẹp phải có kiến thức, phải

biết nghĩ, phải thích thú vì không gò ép được. Vì vậy, dạy Mỹ thuật cần phải làm cho

học sinh phấn khởi, hồ hởi, mong muốn vẽ đẹp chứ không đơn thuần là truyền đạt

kiến thức.

Mỹ thuật là môn học trực quan. Muốn sáng tạo được thì người học phải có

trực quan sinh động, phong phú. Do vậy dạy Mỹ thuật ở Tiểu học thường dạy trên đồ

dùng ( mẫu vẽ, hình vẽ, tranh, ảnh…)

Mỹ thuật là môn học rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển khả năng cảm thụ của

con mắt - Thẩm mỹ thị giác nên phải dạy cho học sinh cách nhìn để nhận biết, cảm

thụ cái đẹp. Muốn vậy, khi tiếp xúc với bài học, học sinh phải biết cách quan sát, so

sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp.

Mỹ thuật là môn học thực hành, lấy thực hành làm hoạt động chủ yếu. Học

sinh phải lặp đi lặp lại nhiều lần, mỗi lần thử nghiệm là một lần tìm được cái mới, cái

khác, là một lần nhận thức, rồi nhận thức thêm. Vì thế, những lúc học sinh làm bài,

giáo viên cần có mặt để theo dõi, giúp đỡ, gợi ý, điều chỉnh theo cách cản nhận của

từng em. Học Mỹ thuật, học sinh có thể quan sát bài vẽ của bạn, có thể hỏi hay bàn

luận để tham khảo,… sau đó suy nghĩ, tìm tòi thêm và thể hiện thành bài vẽ của

mình.

1.1.2.2. Đặc điểm của phân môn vẽ tranh

Phân môn vẽ tranh có sự vận dụng tất cả các kiến thức như: ( Bố cục, hoạ tiết,

hình mảng, hình khối, đậm nhạt… ) từ các phân môn vẽ trang trí, vẽ theo mẫu,

thường thức Mỹ thuật, nặn và tạo dáng tự do. Người học sẽ sử dụng những kiến thức

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!