Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
87
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1951

Các biện pháp đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CHÍ DŨNG

CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THI HÀNH

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THI HÀNH

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số : 60380102

Người hướng dẫn khoa học:Pgs-Ts Nguyễn Cảnh Hợp

Học viên:Nguyễn Chí Dũng

Lớp: CHL - Khánh Hòa, khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài Các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm

hành chính là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của

PGS-TS Nguyễn Cảnh Hợp. Các tư liệu, số liệu được sử dụng trong luận

văn này đều được tác giả sưu tầm, phân tích và có trích dẫn đầy đủ nguồn

theo đúng quy định. Nội dung của luận văn không sao chép bất kỳ công trình

nghiên cứu nào.

Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về Lời cam đoan nói trên.

Tác giả

NGUYỄN CHÍ DŨNG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CSGT : Cảnh sát giao thông

GPLX : Giấy phép lái xe

UBND : Ủy ban nhân dân

VPHC : Vi phạm hành chính

XLVPHC : Xử lý vi phạm hành chính

XPVPHC : Xử phạt vi phạm hành chính

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH....................6

1.1. Khái niệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính...............6

1.2. Các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành

chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012..................10

1.2.1 Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ

hành nghề.........................................................................................................11

1.2.2. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian

làm thủ tục trục xuất ........................................................................................20

1.2.3. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính .24

Kết luận chương 1..................................................................................................36

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI

HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN.......................................................................................................37

2.1. Khái quát về xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp bảo

đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ......................................37

2.1.1 Thực trạng áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm

hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề và giải pháp hoàn thiện.............40

2.1.2. Những kết quả đạt được trong áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật,

phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề .................41

2.1.3. Những hạn chế, bất cập khi áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương

tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi xử lý vi phạm hành chính ................42

2.1.4 Giải pháp hoàn thiện biện pháp Tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm

hành chính, giấy phép chứng chỉ hành nghề ....................................................49

2.2.Thực trạng áp dụng biện pháp Quản lý người nước ngoài vi phạm

pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất và giải pháp hoàn

thiện........................................................................................................................52

2.2.1. Thực trạng áp dụng biện pháp Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp

luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.........................................52

2.2.2. Những hạn chế, bất cập và hướng hoàn thiện biện pháp Quản lý người

nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất56

2.2.3. Giải pháp hoàn thiện biện pháp Quản lý người nước ngoài trong thời

gian làm thủ tục trục xuất ................................................................................57

2.3 Thực trạng áp dụng biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

vi phạm hành chính và giải pháp hoàn thiện ......................................................59

2.3.1. Thực trạng áp dụng biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi

phạm hành chính..............................................................................................59

2.3.2. Kết quả đạt được trong áp dụng biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết

định xử phạt vi phạm hành chính .....................................................................59

2.3.3 Những khó khăn, hạn chế khi áp dụng biện pháp Cưỡng chế thi hành

quyết định xử phạt vi phạm hành chính............................................................60

2.3.3. Các giải pháp hoàn thiện biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử

phạt vi phạm hành chính..................................................................................65

Kết Luận Chương 2 ...............................................................................................71

KẾT LUẬN ............................................................................................................72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói

riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự,

kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên

quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội

hết sức quan tâm.

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được ban hành đầu tiên từ năm 1989,

từng bước được hoàn thiện qua 3 lần sửa đổi, bổ sung và cùng với các văn bản

hướng dẫn thi hành, đến năm 2012 Luật XLVPHC ra đời đã quy định 9 biện pháp

ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính tại phần thứ tư, trong đó Luật quy

định có hai biện pháp bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành

nghề, Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm

thủ tục trục xuất. Tuy nhiên xét về bản chất, mục đích thực hiện cũng như hậu quả

pháp lý của các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

thì biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng là

biện pháp bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Báo cáo đánh giá tác động dự án Luật xử lý vi phạm hành chính nêu rõ, theo

kết quả khảo sát được tiến hành vào năm 2006 tại ba miền Bắc, Trung, Nam cho

thấy, thực tế trong các lĩnh vực, phạt tiền là hình thức xử phạt chính được áp dụng

phổ biến (62,3%); chiếm tỷ lệ tương ứng trong số các hình thức xử phạt bổ sung là

“tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm” (62,8%); có 90% các quyết định xử phạt đã

được thi hành trong thực tế. Như vậy thi hành các biện pháp bảo đảm thi hành quyết

định xử phạt vi phạm chính thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc ngăn

chặn, phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các vi phạm hành chính ở nước ta,

hạn chế tối đa những thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra, bảo đảm trật tự quản lý

nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, tạo môi

trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, giữ vững ổn định trật tự an

toàn xã hội để phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh hội nhập.

Tuy nhiên, thực tế thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC)

diễn ra rất phức tạp, lại chưa được theo dõi, quản lý thống nhất đã làm ảnh hưởng

2

đến hiệu quả thi hành của pháp luật và hiệu lực quản lý của Nhà nước, ảnh hưởng

đến kinh tế, trật tự an toàn xã hội. Trong đó, việc các tổ chức cá nhân sử dụng các

chiêu thức để lẩn tránh không thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã

làm ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Theo báo

cáo tác động dự án Luật xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp tháng 9/2011 thì

có khoản 10% số vụ vi phạm có quyết định xử lý vi phạm hành chính không được

thực thi trên toàn quốc (chỉ tính số quyết định xử phạt tiền).

Từ những thực tiễn trên, để đảm bảo mọi quyết định xử phạt vi phạm hình

chính đều được thi hành trong thực tế, đòi hỏi phải thực hiện có hiệu quả các biện

pháp bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính buộc các cơ quan, tổ

chức, cá nhân phải thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành.

Để đạt được yều cầu trên cần có nghiên cứu các quy định của Luật xử lý vi phạm

hành chính năm 2012 và các quy định pháp luật liên quan về các biện pháp bảo đảm

thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thực tế thực hiện các biện pháp

này, qua đó phát hiện các khó khăn vướng mắc, đề xuất kiến nghị các giải pháp thực

hiện hiệu quả công tác này trong thực tế. Đó là lý do tác giả chọn vấn đề "Các biện

pháp bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính" làm luận văn

tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Liên quan đến việc nghiên cứu các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định

xử phạt vi vi phạm hành chính, theo hiểu biết của cá nhân đã có nhiều công trình

nghiên cứu, các bài báo trên tạp chí chuyên ngành và tại các hội thảo khoa học về

các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính nói chung được đề

cập trong một số Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, như: Giáo trình Luật hành

chính Việt Nam của GS-TS Phạm Hồng Thái và PGS-TS Đinh Văn Mậu, Nxb Giao

Thông Vận Tải, năm 2009; Giáo trình Luật hành chính Việt Nam của PGS-TS

Nguyễn Cửu Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010; Giáo trình Luật hành

chính Việt Nam của PGS-TS Nguyễn Cửu Việt, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật Hà

Nội, năm 2013; hoặc bài báo của tác giả Trương Thị Phương Lan (2011), “Hoàn

thiện pháp luật về các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử

lý vi phạm hành chính”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Bình luận khoa học

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, của Trường Đại học Luật TP HCM, Bài

báo: Một số vấn đề về đổi mới pháp luật về vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!