Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các biện pháp bảo đảm quyền được thông tin của công dân phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng-Tập hợp các chuyên đề
PREMIUM
Số trang
213
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1472

Các biện pháp bảo đảm quyền được thông tin của công dân phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng-Tập hợp các chuyên đề

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

thanh tra chÝnh phñ

viÖn khoa häc thanh tra

B¸o c¸o tæng kÕt c¸c chuyªn ®Ò

Thuéc ®Ò tµi cÊp bé:

“c¸c biÖn ph¸p ®¶m b¶o quyÒn ®−îc th«ng tin cña c«ng

d©n phôc vô c«ng t¸c phßng, chèng tham nhòng”

Chñ nhiÖm ®Ò tµi: ths . ®inh v¨n minh

6942-1

07/8/2008

hµ néi - 2007

1

MỤC LỤC

STT Tên Chuyên đề TRANG

1 Quan niệm, ý nghĩa và những nội dung của quyền thông tin

và bảo đảm quyền thông tin

3

2 Sự phát triển của quyền được thông tin của công dân trong

hệ thống pháp luật Việt Nam

17

3 Hệ thống thông tin ở nước ta hiện nay với việc bảo đảm

quyền được thông tin của công dân

31

4 Chuẩn mực tiếp cận thông tin và cuộc đấu tranh chống tham

nhũng

46

5 Bảo đảm quyền thông tin, góp phần đấu tranh chống tham

nhũng ở Việt Nam

59

6 Suy nghĩ về định hướng và nội dung cơ bản của đạo luật về

bảo đảm quyền được thông tin của công dân

74

7 Quyền được thông tin của công dân và việc thực hiện nghĩa

vụ công khai hoạt động của các cơ quan nhà nước hiện nay

87

8 Cơ chế thông tin đi và đến đối với người dân và khả năng

vận dụng cơ chế trong công tác phòng, chống tham nhũng

hiện nay

105

9 Những lĩnh vực cần được ưu tiên đảm bảo thực hiện quyền

được thông tin của công dân góp phần phòng, chống tham

nhũng

114

10 Kinh nghiệm các nước về bảo đảm quyền thông tin của công

dân

139

11 Các loại hình báo chí và việc nâng cao vai trò của báo chí

góp phần công khai, minh bạch hoạt động của chính quyền

151

12 Một số vấn đề về công khai, minh bạch hoạt động của Toà

án trong điều kiện cải cách tư pháp và phòng ngừa tham

nhũng ở Việt Nam

165

13 Các hình thức công khai và một số kiến nghị nhằm bảo đảm

quyền được thông tin của công dân trong việc thực hiện dân

chủ ở xã, phường, thị trấn

178

2

14 Vai trò của Internet trong việc nâng cao nhận thức của công

chúng về công tác phòng, chống tham nhũng

190

15 Thực tiễn thực hiện quyền được thông tin của công dân tại

địa phương - những vấn đề đang đặt ra

199

3

Chuyên đề số 1:

QUAN NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NHỮNG NỘI DUNG CỦA QUYỀN THÔNG

TIN VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN THÔNG TIN

ThS. Lê Thị Thuý

Nghiên cứu viên, Viện KHTT

Thông tin là nhu cầu thiết yếu trong mọi hoạt động của xã hội kể

từ khi xuất hiện xã hội loài người. Thông tin đã trở thành công cụ quan trọng

để quản lý đất nước. “Một Chính phủ không có thông tin hay không có

phương tiện tiếp cận thông tin là màn dạo đầu cho tấn hài kịch hoặc bi kịch

hay cả hai thứ đó” (James Madison-1981). Thông tin là phương tiện để qua

đó thực hiện sự hợp tác giao lưu giữa các dân tộc, là điều kiện cần thiết để

công dân có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của

pháp luật và cũng là một yếu tố hết sức quan trọng để nhân dân tham gia quản

lý nhà nước, quản lý xã hội. “đối với công dân, tiếp cận thông tin sẽ là cánh

cửa then chốt đưa họ tham gia vào một nền quản trị dân chủ, ở đó họ không

chỉ được đặt câu hỏi mà ý kiến của họ còn được lắng nghe. Người dân được

trao quyền và được tham gia”.

(Nikhil Dey, Mazdoor Kisai Shakthi Sanghatan)

Thông tin là nhu cầu không thể thiếu, nhờ đó mà hình thành và phát triển

nhân cách mỗi con người cũng như các thể chế dân chủ. “Thông tin là ôxy của

nền dân chủ”. Mức độ cởi mở thông tin được xem như tiêu chí đánh giá trình độ

phát triển của một xã hội.

Chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng thông tin, kinh tế thông tin và

xã hội thông tin. Chính vì ảnh hưởng lớn lao của nó trong tiến trình phát triển

của lịch sử loài người và của mỗi quốc gia nên việc phát triển thông tin và sử

dụng nó một cách có hiệu quả hiện đang là vấn đề được nhiều người quan tâm

nghiên cứu. Xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau mà thông tin có thể được

nghiên cứu theo một số hướng sau đây:

4

- Thông tin và quyền tự do thông tin với tư cách là một trong số các quyền

cơ bản của con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp

luật cần được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.

- Thông tin với tư cách là công cụ của sự lãnh đạo quản lý. Công tác lãnh

đạo, quản lý xét cho cùng là làm sao có được đầy đủ thông tin một cách nhanh

nhất, chính xác nhất và xử lý tốt các thông tin để phục vụ các nhiệm vụ đặt ra

trong mỗi giai đoạn.

- Thông tin là công cụ để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã

hội, là điều kiện để nhân dân thực hiện quyền của mình và điều kiện để giám sát

bộ máy nhà nước, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước góp phần đấu tranh chống

tệ quan liêu, tham nhũng lãng phí trong bộ máy nhà nước, làm cho nhà nước

thực sự là của dân, do dân và vì dân như Hiến pháp đã quy định. Lênin đã nói

rằng “chỉ khi nào công dân biết mọi điều và phán xét mọi điều, đồng thời họ

tham gia một cách tự giác vào hoạt động quản lý thì khi đó nhà nước mới có sức

mạnh”.

I/ Quan niệm về quyền được thông tin của công dân và việc bảo đảm

quyền được thông tin của công dân

Quyền tự do thông tin hay quyền được bảo đảm tiếp cận thông tin với tư

cách là một trong những quyền hết sức thiết yếu để bảo đảm công dân có thể

thực hiện các quyền tự do dân chủ khác đang ngày càng được nhìn nhận như là

một trong những biểu hiện của một nền dân chủ. Với việc bảo đảm quyền được

thông tin của người dân, Chính phủ thể hiện sự cởi mở và tính minh bạch trong

hoạt động của mình cũng như nâng cao trách nhiệm giải trình trước công chúng.

Để có một cái nhìn tương đối toàn diện về quyền tự do thông tin, cần thiết

phải khảo sát những quan niệm trong nước và quốc tế từ trước đến nay về vấn

đề này.

Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người ghi nhận: “Mọi người đều có

quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không

phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận,

5

truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và

không giới hạn về biên giới”1

.

Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và Chính trị khẳng định: "Mọi

người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm bao gồm quyền tự do tìm kiếm,

tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn

phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác,

không kể biên giới quốc gia... Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì

nhu cầu tôn trọng những quyền tự do, thanh danh của người khác và bảo vệ an

ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý".2

Hiến pháp năm 1992 đã chính thức ghi nhận quyền được thông tin là một

trong những quyền cơ bản của công dân: "Công dân có quyền tự do ngôn luận,

tự do báo chí; có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật"

3

.

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng

đến năm 2020: “củng cố cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước

trong việc xây dựng, ban hành kịp thời, đồng bộ và tổ chức thực thi các pháp

luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền con người,

quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội”;

“hoàn thiện pháp luật về quyền giám sát của các cơ quan dân cử, quyền trực tiếp

giám sát, kiểm tra của công dân đối với các hoạt động của cơ quan, cán bộ, công

chức; mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công

việc của nhà nước” và “xây dựng cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến của

các tầng lớp nhân dân đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”.

Phát biểu tại phiên khai mạc Quốc hội ngày 18/10/2005, nguyên Thủ

tướng Phan Văn Khải nêu rõ “Chính phủ chủ trương tăng cường mối quan hệ

của bộ máy nhà nước với công chúng, trước hết là trong quan hệ với báo chí.

Trừ những nội dung đã được qui định thuộc bí mật nhà nước và bí mật kinh

doanh , các cơ quan nhà nước phải tôn trọng quyền được thông tin của dân, bảo

1 Điều 19 Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người của Liên Hợp quốc năm 1948 2 Ðiều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị của Liên Hợp quốc năm 1966 3 Điều 69 Hiến pháp 1992

6

đảm cho báo chí tiếp xúc được với hoạt động của mình. Việc thực hiện đầy đủ

điều này không thể tuỳ thích mà phải coi là nghĩa vụ thể hiện tính chất nhà nước

của dân, do dân, vì dân. Những qui định cụ thể về quyền được thông tin của dân

cần được thể chế hoá”.

Nghị quyết số 04-NQ/TƯ (tháng 8/2006) của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,

chống tham nhũng, lãng phí và đặt ra yêu cầu: "Nghiên cứu ban hành Luật Bảo

đảm quyền được thông tin của công dân".

Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã cam kết tạo điều kiện để người dân

tiếp cận thông tin từ các cơ quan nhà nước và khẳng định nghĩa vụ công khai,

minh bạch của Nhà nước, thể hiện tại Hiệp định Thương mại Việt nam – Hoa

Kỳ đã được Quốc hội Việt Nam Khoá X phê chuẩn tại kỳ họp thứ 10 ngày

28/11/2001 và kết quả đàm phán gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam đã ký

kết và trong quá trình phê chuẩn đã có những nguyên tắc khá rõ ràng trong

vấn đề này:

1. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước, trong khả năng có thể và

phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, áp dụng các

biện pháp thích hợp, nhằm thúc đẩy sự tham gia chủ động của các cá nhân và

tổ chức…và nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về sự tồn tại, nguyên

nhân và tính chất nghiêm trọng cũng như sự đe doạ của tham nhũng... thông

qua các biện pháp như:

(a) Tăng cường tính minh bạch trong các quá trình ra quyết định, thúc

đẩy đóng góp của công chúng vào các quá trình ra quyết định;

(b) Đảm bảo cho công chúng được tiếp cận thông tin một cách hiệu

quả;

(c) Tổ chức các hoạt động thông tin cho công chúng góp phần đấu

tranh không khoan nhượng chống tham nhũng, cũng như các chương trình

giáo dục công chúng, bao gồm cả chương trình giảng dạy trong nhà trường

và trường đại học.

7

(d) Tôn trọng, tăng cường và bảo vệ sự tự do tìm kiếm, nhận, xuất bản

và tuyên truyền thông tin về tham nhũng. Sự tự do đó có thể cũng có một số

giới hạn nhất định, nhưng những giới hạn đó phải được pháp luật quy định và

phải là cần thiết để:

(i) Tôn trọng quyền và uy tín của người khác;

(ii) Bảo vệ an ninh quốc gia hay trật tự xã hội hay sức khoẻ cộng đồng

hay giá trị đạo đức.

Từ các qui định và định hướng nêu trên trong các Công ước quốc tế

cũng như của Việt Nam có thể bước đầu đưa ra một quan niệm về quyền được

thông tin như sau:

Quyền được thông tin là quyền của công dân, tổ chức xã hội hay doanh

nghiệp được đòi hỏi Nhà nước cung cấp thông tin thường xuyên và đầy đủ về

chính sách, pháp luật, về việc thực hiện chính sách pháp luật. về những quyền

hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước cũng như quyền lợi và nhĩa vụ

của công dân, tổ chức, doanh nghiệp. Nói một cách vắn tắt, công dân có

quyền biết những việc nhà nước đã làm, đang làm và hoặc dự định sẽ làm với

những mục đích minh bạch, cụ thể và trách nhiệm giải trình công.

II. Nội dung về quyền được thông tin của công dân.

- Các bộ phận cấu thành của quyền được thông tin của công dân.

Quyền này có 3 yếu tố hợp thành (ba quyền cấu thành) đó là:

+ Quyền tiếp nhận thông tin: được hiểu là công dân được nhận thông tin

qua các kênh khác nhau, tức là thông qua các loại hình truyền tải thông tin báo

chí và trách nhiệm của Nhà nước trong việc thường xuyên tổ chức cung cấp

thông tin, nhất là những nội dung liên quan đến lợi ích của người dân hoặc

người dân quan tâm, kể cả khi họ không trực tiếp có yêu cầu.

+ Quyền tìm kiếm thông tin: Công dân chủ động bằng các phương thức

hợp pháp khác nhau để có được thông tin mà họ thấy cần thiết hoặc quan tâm.

Nội dung này đặc biệt liên quan đến quyền đề nghị của công dân đối với các cơ

quan, tổ chức hoặc những ngưòi có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước cung

cấp các thông tin mà họ nắm giữ.

8

+ Quyền phổ biến, chia sẻ thông tin: công dân có quyền truyền đạt, chia

sẻ quan điểm, thông tin mà mình nắm giữ bằng các phương thức hợp pháp

Như vậy có thể thấy việc thực hiện quyền thông tin chủ yếu được thực

hiện thông qua hai con đường:

+ Nhà nước chủ động cho dân chúng biêt thông tin về hoạt động của bộ

máy (Nhà nước là người chủ động còn người dân là người được thụ hưởng

thông tin do Nhà nước mang đến);

+ Hoặc, Nhà nước tạo cơ chế và sẵn lòng đáp ứng khi công chúng có yêu

cầu.

Như vậy trong cả hai trường hợp, trách nhiệm đều thuộc về phía nhà

nước, ngoài việc tạo ra cơ chế để công dân có thể tiếp cận dễ dàng với các

nguồn thông tin, thì việc bảo dảm thực hiện quyền thông tin của công dân còn

thể hiện ở việc nhà nước phát triển hệ thống cung cấp thông tin cho công dân

một cách đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng.

III/ Phạm vi, chuẩn mực và giới hạn quyền được thông tin của công

dân.

Nhìn chung, pháp luật các nước cũng như pháp luật Việt Nam đều đưa ra

chuẩn mực cho việc thực hiện quyền thông tin và khả năng tiếp cận thông tin

như: Các thông tin về hoạt động công quyền được tiếp cận phải là các thông tin

chính thức, mục đích sử dụng thông tin không được phương hại đến an ninh

quốc gia, quyền và tự do của người khác; không làm ảnh hưởng đến hoạt động

bình thường của các cơ quan tổ chức hoặc ảnh hưởng đến trật tự công cộng, sức

khoẻ hoặc uy tín của người khác.

Chẳng hạn, Điều 38 Bộ luật Dân sự qui định rằng quyền bí mật đời tư của

cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông

tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được sự đồng ý của người đó, trừ trường

hợp thu thập, công bố thông tin theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền. Luật Xuất bản năm 2004 cũng có qui định về việc không một cơ quan, tổ

chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích

của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

9

Quyền được thông tin của công dân có quan hệ mật thiết và bị giới hạn

bởi các nội dung:

+ Bí mật nhà nước;

+ Bí mật đời tư;

+ Bí mật kinh doanh.

Bản tuyên bố chung về cơ chế truyền thông quốc tế nhằm thúc đẩy tự do

biểu đạt ngày 06/12/2004 nhấn mạnh: “Quyền tiếp cận thông tin chỉ bị giới hạn

rất ít những ngoại lệ nhằm bảo vệ các lợi ích cần thiết của nhà nước và cá nhân,

bao gồm cả đời sống tư”.

Trong tuyên bố liên Mỹ về các nguyên tắc của sự tự do bày tỏ ý kiến được

Uỷ ban liên Mỹ về quyền con người thông qua tại khoá họp thường kỳ thứ 108

của tổ chức này cũng nhìn nhận: “cho phép một số hạn chế ngoại lệ, nhưng phải

được pháp luật cho phép trước, trong trường hợp thực sự có sự đe dọa đến an

ninh quốc gia trong các xã hội dân chủ”.

Như vậy có thể hiểu quyền tự do thông tin hay quyền được bảo đảm thông

tin chỉ bị giới hạn khi nó phương hại đến lợi ích công hoặc xâm phạm đến lợi

ích của cá nhân khác nhưng ngay cả sự hạn chế này cũng phải được pháp luật

qui định chứ không thể quyết định một cách tuỳ tiện, áp đặt bởi các cơ quan nhà

nước.

IV/ Ý nghĩa của việc bảo đảm quyền thông tin của công dân

Cơ chế công khai thông tin, mà trong đó quyền được tiếp cận thông tin,

không thể tự nó loại trừ tham nhũng mà chúng có thể tạo ra môi trường trong đó

việc tham nhũng sẽ trở nên khó khăn hơn.

Trong các Nguyên tắc về tự do ngôn luận năm 2002 của Uỷ ban Châu Phi

về nhân quyền và dân quyền có đưa ra một nhận định hết sức xác đáng như sau:

“Quyền tiếp cận thông tin được thực hiện bởi các cơ quan công quyền sẽ dẫn

đến sự minh bạch và trách nhiệm giải trình công khai tốt hơn và cũng dẫn đến

sự quản lý tốt và tăng cường tính dân chủ”.

Quan điểm cho rằng quyền tiếp cận thông tin là “oxy của một nền dân

chủ” được rất nhiều người chia sẻ.

10

Thực hiện quyền được thông tin của dân sẽ tạo ra một chính phủ cởi mở

hơn và gần gũi với công chúng. Nó sẽ tạo điều kiện để người dân tham gia vào

quá trình hoạch định chính sách cũng như thực hiện nó trên thực tế, tạo điều

kiện để công chúng giám sát hoạt động công quyền, một yếu tố hết sức quan

trọng để giảm thiểu tham nhũng.

“Loại trừ tận gốc tham nhũng và tính hiệu quả là những mục đích

chính của công khai và minh bạch trong Chính phủ. Tiếp cân thông tin làm

cho Chính phủ cởi mở hơn và làm cho các cán bộ nắm giữ quyền lực trở nên

có trách nhiệm hơn nhân dân…tiếp cận thông tin đặc biệt quan trọng với

kiềm chế tham nhũng cũng như kiểm soát được hành vi chuyên quyền. Với

cách hiểu rộng hơn này, đối với công dân, tiếp cận thông tin sẽ là cánh cửa

then chốt đưa họ tham gia vào một nền quản trị dân chủ, ở đó họ không chỉ

được đặt câu hỏi mà ý kiến của họ còn được lắng nghe. Người dân được trao

quyền và được tham gia, khi ấy họ thức tham gia vào những quyết định ảnh

hưởng trực tiếp đến cuộc sống cũng như họ có khả năng mưu sinh”. (Nikhil

Dey, Mazdoor Kisai Shakthi Sanghatan)

Người ta luôn cho rằng tiếp cận thông tin là yếu tố quan trọng của

Chính phủ dân chủ. Nghĩa là để có dân chủ thì người dân phải được cung cấp

đầy đủ thông tin về hoạt động và Chính sách của Chính phủ. Tất cả những

yếu tố nêu trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp có tác dụng làm cho các cơ hội và

điều kiện tham nhũng bị kiểm soát và ngăn chặn. Chính vì lẽ đó mà hầu như ở

tất cả các nước khi bắt đầu thực sự tỏ rõ quyết tâm chống tham nhũng thì

cũng ngay lập tức phải quan tâm đến các cơ chế và thiết chế để bảo đảm

quyền thông tin của người dân.

Thực tế những năm vừa qua, chúng ta đã đạt được một số kết quả trong

việc chủ động công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước:

- Trong hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật.

11

Việc chủ động công khai, minh bạch các hoạt động hoạch định chính sách,

xây dựng pháp luật trong thời gian qua đã khuyến khích được sự tham gia của

người dân.

Nhiều báo, tạp chí đã đăng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và xây

dựng các diễn đàn để công dân tham gia đóng góp ý kiến. Quốc hội, Chính phủ,

nhiều bộ, ngành và tổ chức đã mở chuyên mục, diễn đàn để công dân, tổ chức,

doanh nghiệp đóng góp ý kiến trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị

mình.

Nhiều phiên họp của Quốc hội khi thảo luận về việc hoạch định chính sách,

xây dựng pháp luật cũng đã được truyền hình trực tiếp đến với người dân.

Việc phát hành công báo của Chính phủ cũng đi vào nề nếp, đáp ứng được

yêu cầu của thực tế trong việc công bố các văn bản quy phạm pháp luật đã được

ban hành theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật cũng như các cam

kết quốc tế mà Việt Nam ký kết.

- Trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

Quản lý nhà nước là lĩnh vực rất rộng, liên quan đến hoạt động nội bộ của

các cơ quan nhà nước và liên quan trực tiếp đến việc giải quyết các yêu cầu cụ

thể của công dân.

Trong quan hệ nội bộ, nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động công

khai, minh bạch hoạt động của mình theo các hình thức đã được quy định. Nhiều

cơ quan còn công khai các nội dung thông tin đó trên phương tiện thông tin đại

chúng và trang thông tin điện tử để cán bộ, công chức, nhân dân có thể giám sát.

Trong giải quyết công việc của công dân, các thủ tục hành chính, phí, lệ phí

đã được niêm yết công khai tại nhiều trụ sở của cơ quan nhà nước, đặc biệt là

việc thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính ở địa phương đã tạo

thuận lợi cho công dân, tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia giao dịch với Nhà

nước. Nhiều cơ quan cũng chủ động công bố công khai thủ tục hành chính, phí

và lệ phí trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử.

12

Qua 3 năm thực hiện cơ chế "một cửa", cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở

địa phương đã giải quyết cơ bản những yêu cầu của dân và doanh nghiệp trong

các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và

quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng, các quyết định về đầu tư, các lĩnh

vực về đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, chính sách xã hội v.v…Thời gian giải quyết

được rút ngắn, chất lượng và giải quyết công việc được nâng lên, người dân chỉ

cần đến một nơi, với thời gian nhất định để được giải quyết công việc đúng

nguyện vọng, không phải đi lại nhiều lần

4

.

Ở cơ sở, hoạt động chính quyền được công khai thông qua việc thực hiện

các quy định về dân chủ theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã được ban hành

theo Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 (sau đó là Nghị định số

79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 Chính phủ) và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở

xã, phường, thị trấn năm 2007. Thực hiện các quy định này, chính quyền cơ sở

cũng công khai nhiều nội dung để nhân dân biết, nhân dân bàn, nhân dân quyết

định và nhân dân giám sát cũng như công khai những nội dung để nhân dân

tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.

- Trong lĩnh vực tư pháp.

Các quy định pháp luật về tố tụng và thi hành án như quy định về quy trình

thụ lý và giải quyết các vụ án, quy định việc cung cấp thông tin cho các đương

sự trong vụ kiện dân sự, quy định công khai, minh bạch trong quá trình tranh

tụng, quy định cho phép luật sư được tiếp cận với vụ án cũng như sao chụp các

tài liệu phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp... đã thể hiện nghĩa vụ công khai,

minh bạch hoạt động tư pháp trong thời gian qua. Ngoài ra, Toà án nhân dân Tối

cao đã công bố hai tập quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà

án nhân dân tối cao về Hình sự, Hành chính, Dân sự, Kinh doanh, thương mại,

Lao động (năm 2004), tạo cơ sở ban đầu để có thể xây dựng, công khai hệ thống

dữ liệu về án lệ ở Việt Nam.

4 Báo cáo số 3649/BC-BNV ngày 04/10/2006 của Bộ Nội vụ sơ kết 3 năm thực hiện cơ chế "một cửa"

theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ

13

Ngoài ra, việc công khai hoạt động của các cơ quan nhà nước theo yêu cầu

của công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan cũng đạt một số thành tựu:

Cơ chế công khai hoạt động của cơ quan nhà nước theo yêu cầu của cơ

quan, tổ chức, cá nhân được chính thức ghi nhận tại Luật Báo chí năm 1989.

Theo đó, người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu các tổ chức, người

có chức vụ có nghĩa vụ trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí5

và các cơ

quan nhà nước không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu

không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước

6

.

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã hoàn thiện thêm một bước

nghĩa vụ công khai, minh bạch của các cơ quan nhà nước theo yêu cầu của công

dân. Cụ thể là, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

các cơ quan báo chí và có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung

cấp thông tin về hoạt động của cơ quan nhà nước mình. Cán bộ, công chức, viên

chức và người lao động khác có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan nhà

nước nơi mình làm việc cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan nhà nước

đó. Công dân có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã,

phường, thị trấn đó.7

Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung

cấp thông tin có căn cứ cho rằng việc cung cấp thông tin là chưa đầy đủ hoặc

trái pháp luật thì có quyền khiếu nại, việc khiếu nại được thực hiện theo quy

định của pháp luật về khiếu nại. Người được yêu cầu cung cấp thông tin mà

không thực hiện đúng nghĩa vụ về cung cấp thông tin thì tuỳ theo tính chất, mức

độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy

định của pháp luật

8

.

Tuy nhiên, vẫn còn có những tồn tại, hạn chế:

5 Điều 8 Luật Báo chí năm 1989

6 Điều 8 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành

Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí 7 Điều 31, điều 32 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005

8 Điều 11 Nghị định 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật

phòng, chống tham nhũng

14

- Hoạt động tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân vào việc xây dựng chính

sách, pháp luật còn chưa rõ ràng do thiếu quy định về việc tiếp nhận, phân loại ý

kiến góp ý, trách nhiệm giải trình, phản hồi của các cơ quan chủ trì xây dựng

chính sách, pháp luật.

- Việc chủ động công khai thủ tục hành chính, phí và lệ phí trong lĩnh vực

quản lý nhà nước ở nhiều nơi còn hình thức, một số cơ quan công khai nhưng

không thực hiện đúng như đã công khai, dẫn đến tình trạng chậm trễ trong giải

quyết công việc của người dân còn ở mức phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn

đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân do thiếu cơ chế xử lý vi phạm trong

trường hợp các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ

công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.

- Chưa có sự chủ động công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan tư

pháp, cụ thể là chưa chủ động niêm yết, công bố công khai, rộng rãi thủ tục,

trình tự trong hoạt động tư pháp nên người dân khó khăn khi yêu cầu cơ quan tư

pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Nghĩa vụ công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan nhà nước theo

yêu cầu của công dân còn nhiều hạn chế, tình trạng cơ quan nhà nước không trả

lời bằng văn bản hoặc từ chối cung cấp mà không có lý do chính đáng vẫn còn

phổ biến và không bị xử lý. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là đa số

các quy định pháp luật về công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan nhà

nước theo yêu cầu của công dân mới chỉ dừng lại ở mức độ có tính chất nguyên

tắc, thiếu cụ thể nên cơ quan nhà nước có thể trốn tránh nghĩa vụ của mình mà

không bị xử lý.

- Chưa quan tâm xử lý tốt, đảm bảo sự cân đối trong cơ chế thông tin đi và

đến đối với người dân.

Do vậy, khi đã xác định quyền được thông tin là một trong những

quyền cơ bản của công dân thì vấn đề là ở chỗ Nhà nước cần tạo những điều

kiện kinh tế-xã hội và xác định ra cơ chế để thực hiện nó trên thực tế. Nói một

cách khác, Nhà nước cần tạo ra một khuôn khổ pháp lý để người dân được

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!