Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Binh luan doan trich tuc nuoc vo bo cua ngo tat to
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
146.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
728

Binh luan doan trich tuc nuoc vo bo cua ngo tat to

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Bình luận đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố

Hướng dẫn

"Tức nước vỡ bờ", câu tục ngữ nêu một quy luật của tự nhiên, mà có ý nghĩa xã

hội sâu sắc, thâm thuý vô cùng. Tác giả sách giáo khoa đã vận dụng cách nói

dân gian ngắn gọn, rất thông minh ấy để đặt tên cho chương XVIII của tiểu

thuyết Tắt đèn khi chọn đưa vào sách giáo khoa từ buổi đầu xây dựng nhà

trường XHCN Việt Nam, cũng thật sâu sắc và thâm thuý vô cùng. Nhờ vậy, ngày nay đọc lại chương truyện này, chúng ta dễ dàng định được hướng đi, để

cảm nhận những tình huống hấp dẫn, những hình tượng nhân vật sống động, điển hình. Những điều gì làm "tức nước"? Khi nào thì nước phá vỡ bờ? Nước

phá, bờ vỡ… ra sao? Ý nghĩa của cuộc công phá và sự đổ vỡ? Nghĩa đen, nghĩa

bóng? Quy luật của tự nhiên, quy luật của xã hội?

Những điều gì làm tức nước? Trước hết, ấy là dồn dập những trận giông tố bất

công phi lý từ chính sách thuế thân quái gở của thực dân Pháp, đến những thủ

đoạn bóc lột trắng trợn của gia đình nhà Nghị Quế, những hành động dã man

của bọn lý dịch trong làng dội xuống gia đình chị Dậu. Chính chị Dậu – nạn

nhân trực tiếp của những cơn giông tố ấy – ở giữa nhà lí trưởng, đã phải hét to

lên những lời uất nghẹn này: "Ôi trời ơi! Tôi bán cả con lẫn chó và hai gánh

khoai mới được hai đồng bảy bạc. Tưởng rằng đủ nộp tiền sưu cho chồng, thì

chồng tôi khỏi bị hành hạ đêm nay. Ai ngờ lại còn suất sưu của người chết nữa!

Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu, hở trời?" Ba lần người nông dân khốn khổ ấy kêu trời, hỏi đất! Nhưng làm gì có trời để

kêu, để hỏi? Chỉ có bọn đầu trâu mặt ngựa mà thôi. Chúng không có tai để

nghe, chúng không có tim để rung cảm. Chúng chỉ biết văng tục, chửi bới, ức

hiếp, đánh đập, hành hạ người khác một cách dã man. Đại diện cho bọn trâu ngựa ấy là tên cai lệ và tên người nhà lí trưởng. Chúng

chính là những cơn bão tố, những ngọn hồng thuỷ trực tiếp làm cho cái mặt

nước cuộc đời, những con sóng căm uất của chị Dậu đầy lên, căng ứ không thể

kìm nén được! Khi anh Dậu vừa tỉnh lại, run rẩy cất bát cháo kề vào miệng

định cố ăn – như cố níu giữ chút hơi tàn của cuộc sống – thì chúng sầm sập tiến

vào nhà, với roi song tay thước, dây thừng, hệt như những con quỷ dữ từ âm

phủ hiện về. "Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp

tiền sưu! Mau!". Cái giọng khàn khàn do hút nhiều xái cũ của tên cai lệ thổi tắt

phụt chút hơi tàn của anh Dậu "khiến anh lăn đùng ra đó, không nói được câu

gì". Rồi tới tấp, dồn dập, hắn quát mắng, chửi bới, đe dọa chị Dậu. Trong khi

người đàn bà khốn khổ vừa ôn tồn, vừa tha thiết xin khất thuế, thì hắn cứ khăng

khăng một mực đòi cho kì được. Hắn gọi chị Dậu là "mày", xưng là "cha", rồi

xưng "ông". Hắn dọa "dỡ nhà", rồi dọa "trói cổ" anh Dậu điệu ra đình. Cuối

cùng, hắn giật phắt cái thừng trong tay người nhà lí trưởng, sầm sập đến chỗ

anh Dậu. Và trắng trợn, tàn bạo hơn nữa, tên ác quỷ ấy đã… đánh chị Dậu. Hắn

"bịch vào ngực chị mấy bịch", rồi "tát vào mặt chị một cái đánh bốp"… Mỗi

lần chị Dậu van xin, ngăn cản hắn, đỡ đòn cho anh Dậu, là mỗi lần tên cai lệ

hung hăng thêm. Vừa đánh, vừa chửi chị Dậu, hắn vừa "sấn đến", "nhảy vào" cạnh anh Dậu. Nhà văn đã sử dụng những từ ngữ thật sát hợp, ngắn gọn, miêu

tả thật chính xác cái bản chất ác thú, không còn tính người của tên tay sai mạt

hạng trong cái guồng máy bạo tàn của bọn quan lại bấy giờ. Nổi bật là những

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!