Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nghe nhạc cổ điển không lời tại trường mầm non.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GD TIỂU HỌC - MẦM NON
----------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6
TUỔI NGHE NHẠC CỔ ĐIỂN KHÔNG LỜI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Tôn Nữ Diệu Hằng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thư
Lớp : 10SMN2
Đà Nẵng, tháng 5/2014
KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ĐH : Đại học
2. TP : Thành phố
3. PGS.TS : Phó giáo sư tiến sĩ
4. TW : Trung ương
5. TS : Tiến sĩ
6. BS : Bác sĩ
7. PTTH : Phổ thông trung học
8. ĐC : Đối chứng
9. ĐC TTN : Đối chứng trước thực nghiệm
10. ĐC STN : Đối chứng sau thực nghiệm
11. TN : Thực nghiệm
12. STN : Sau thực nghiệm
13. TTN : Trước thực nghiệm
14. TL : Trả lời
15. SL : Số lượng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 4
4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 4
5. Giả thiết khoa học ......................................................................................... 4
6. Nhiệm vụ ngiên cứu ...................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
8. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 6
9. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 7
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới.................................................. 7
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước.................................................... 9
1.2. Khái quát về nhạc cổ điển không lời........................................................ 11
1.2.1. Một số khái niệm................................................................................... 11
1.2.1.1. Nhạc cổ điển....................................................................................... 11
1.2.1.2. Nhạc cổ điển không lời ..................................................................... 12
1.2.2. Các giai đoạn chính của nhạc cổ điển................................................... 12
1.2.2.1. Thời kì trung cổ ( trước 1450) – Thời kì Hy Lạp – La Mã:............... 12
1.2.2.2. Thời kì phục hưng ( Thế kỉ XIV – XIV)............................................ 14
1.2.2.3. Thời kì Baroc ( 1600 – 1700)............................................................. 15
1.2.2.4. Thời kì cổ điển ( 1730 – 1820)........................................................... 16
1.2.2.5. Thời kì lãng mạn ( 1800 – 1910) ....................................................... 17
1.2.2.6. Thời kì hiện đại .................................................................................. 18
1.2.3. Các trường phái của nhạc cổ điển......................................................... 19
1.2.3.1. Trường phái cổ điển:.......................................................................... 19
1.2.3.2. Trường phái lãng mạn........................................................................ 20
1.2.4. Một số thể loại nhạc cổ điển không lời................................................. 21
1.2.4.1. Symphony .......................................................................................... 21
1.2.4.2. Concerto ............................................................................................. 23
1.2.4.3. Sonata................................................................................................. 23
1.2.4.4. Serenade ............................................................................................. 26
1.2.4.5. Nocturne............................................................................................. 28
1.2.5. Dàn nhạc giao hưởng ............................................................................ 28
1.2.6. Nhạc trưởng........................................................................................... 29
1.2.7. Nhạc công............................................................................................. 30
1.2.8. Nhạc cụ.................................................................................................. 31
1.2.8.1. Bộ dây ( Strings)Auble ...................................................................... 31
1.2.8.2. Bộ gỗ ( Woodwinds).......................................................................... 34
1.2.8.3. Bộ đồng ( Brass)................................................................................. 36
1.2.8.4. Bộ gõ ( Percussions) .......................................................................... 38
1.3. Hoạt động nghe nhạc cổ điển không lời cho trẻ mầm mẫu giáo 5 – 6 tuổi...... 39
1.3.1. Ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động nghe nhạc cổ điển không lời cho trẻ
5 – 6 tuổi.......................................................................................................... 39
1.3.1.1. Là phương tiện giáo dục thẩm mỹ ..................................................... 40
1.3.1.2. Là phương tiện tác động đến sự phát triển sinh lí của trẻ.................. 40
1.3.1.3. Phát triển trí tuệ.................................................................................. 40
1.3.1.4. Là phương tiện giáo dục đạo đức....................................................... 41
1.3.2. Khả năng nghe nhạc của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.................................. 42
1.3.3. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức nghe nhạc cổ điển không lời
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.............................................................................. 43
1.3.3.1. Nội dung............................................................................................. 43
1.3.3.2. Phương pháp....................................................................................... 43
1.3.3.3. Hình thức............................................................................................ 44
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 45
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI NGHE NHẠC CỔ ĐIỂN KHÔNG LỜI ........... 46
2.1. Khái quát quá trình điều tra thực trạng .................................................... 46
2.1.1. Mục đích điều tra .................................................................................. 46
2.1.2. Nội dung điều tra................................................................................... 46
2.1.3. Đối tượng điều tra ................................................................................. 46
2.1.4. Phương pháp tiến hành.......................................................................... 47
2.1.4.1. Phương pháp điều tra (Anket)............................................................ 47
2.1.4.2. Phương pháp đàm thoại...................................................................... 48
2.1.4.3. Phương pháp quan sát ........................................................................ 48
2.1.4.4. Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê: Tính tỉ lệ phần trăm........ 49
2.1.5. Xây dựng các tiêu chí và thang đánh giá .............................................. 49
2.1.5.1. Tiêu chí và thang đánh giá ................................................................. 49
2.2. Kết quả điều tra ........................................................................................ 50
2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên ............................................................. 56
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan:......................................................................... 56
2.3.2. Nguyên nhân khách quan:..................................................................... 56
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 57
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG BIỆN PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. 58
3.1. Cơ sở xây dựng biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nghe nhạc
cổ điển không lời............................................................................................. 58
3.1.1. Khái niệm.............................................................................................. 58
3.1.2. Cơ sở xây dựng biện pháp:.................................................................... 59
3.1.2.1. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục mầm non:........................................... 59
3.1.2.2. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ........................................... 60
3.1.2.3. Căn cứ vào đặc thù của hoạt động nghe nhạc.................................... 61
3.1.2.4. Đi từ kết quả nghiên cứu lí luận và điều tra thực trạng ..................... 61
3.2. Các biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nghe nhạc cổ điển
không lời.......................................................................................................... 62
3.2.1. Biện pháp 1: Sử dụng làm nhạc nền cho các hoạt động nghệ thuật. .... 62
3.2.1.1. Hoạt động đọc thơ, kể chuyện............................................................ 62
3.2.1.2. Hoạt động đóng kịch .......................................................................... 63
3.2.1.3. Kết hợp âm nhạc cổ điển không lời với nghệ thuật tạo hình ............. 63
3.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng làm nhạc nền cho hoạt động vui chơi, .............. 64
3.2.3. Biện pháp 3: Trò chơi âm nhạc ............................................................. 65
3.2.4. Biện pháp 4: Nhảy múa với âm nhạc cổ điển ....................................... 66
3.2.5. Biện pháp 5: Nghe trước khi ngủ.......................................................... 66
3.3. Thực nghiệm sư phạm.............................................................................. 67
3.3.1. Khái quát quá trình thực nghiệm........................................................... 67
3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................... 67
3.3.1.2. Nội dung thực nghiệm........................................................................ 67
3.3.1.3. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm................................... 68
3.3.1.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm ................................................. 68
3.3.1.5. Qui trình thực nghiệm........................................................................ 68
3.3.1.6. Cách đánh giá kết quả ........................................................................ 69
3.3.1.7. Tiến hành thực nghiệm....................................................................... 69
3.3.2. Kết quả thực nghiệm............................................................................. 71
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 76
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM...................................... 78
1. KẾT LUẬN................................................................................................. 78
2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ............................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 2
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc tổ chức cho trẻ nghe nhạc cổ
điển không lời..............................................................................................50
Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về việc trẻ nghe nhạc có ý thức: ..........................51
Bảng 3: Nhận thức của giáo viên về những yếu tố giúp trẻ nghe nhạc có hiệu quả:51
Bảng 4: Thực trạng việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nghe nhạc cổ điển
không lời ở trường mầm non.......................................................................52
Bảng 5: Các biện pháp giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ nghe nhạc cổ điển
không lời......................................................................................................53
Bảng 6: Mức độ biểu hiện nghe nhạc có ý thức của trẻ nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm trước thực nghiệm ..................................................................70
Bảng 7: So sánh mức độ biểu hiện nghe nhạc có ý thức của trẻ nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm sau khi thực nghiệm .....................................................71
Bảng 8: So sánh biểu hiện nghe nhạc có ý thức của trẻ nhóm đối chứng trước thực
nghiệm và sau thực nghiệm.........................................................................73
Bảng 9: So sánh biểu hiện nghe nhạc có ý thức của trẻ nhóm thực nghiệm trước
thực nghiệm và sau thực nghiệm.................................................................74
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật lấy âm thanh làm phương tiện biểu hiện
để khắc hoạ cuộc sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người [3,2].
Âm nhạc gắn bó mật thiết với đời sống con người nói chung và trẻ mầm non
nói riêng. Bằng các hình tượng âm thanh, các giai điệu đẹp mang tính biểu
cảm rất cao, âm nhạc có sức kì lạ hấp dẫn như một thế giới kỳ diệu đầy cảm
xúc, nó có tác động rất lớn đến thế giới nội tâm của con người. Sô-xta-cô-vits
đã viết: “Âm nhạc nâng con người lên, làm con người cao quí hơn, củng cố
phẩm chất, củng cố niềm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân, vào sứ
mệnh lớn lao của mình”. [10]
Và riêng đối với trẻ em, nhà sư phạm Xu- Khôm- Lin- Xki đã tổng kết:
“Tuổi ấu thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và
chuyện cổ tích, thiếu những cái đó, trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô
héo…Âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào thế giới của điều thiện, tạo ra được sự đồng
cảm và là phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một
phương tiện nào sánh được”.[10]
Âm nhạc có nhiều thể loại, và nhạc cổ điển không lời chính là đỉnh cao
của nghệ thuật này, là thể loại âm nhạc "bác học" được sáng tác và trình diễn
bằng các nhạc cụ và bắt nguồn từ truyền thống âm nhạc nghệ thuật 323 Châu
Âu.
Nhạc cổ điển không lời có một vai trò quan trọng đối với con người nói
chung và trẻ em nói riêng. Mới đây nhất, các nhà khoa học đã phát hiện ra
rằng nghe nhạc cổ điển không lời, đặc biệt là nhạc Mozart có tác dụng chữa
bệnh: làm giảm stress, tăng cường trí thông minh, ổn định nhịp tim, điều trị
chứng động kinh, và suy giảm trí nhớ v.v…[15]
2
Các bác sĩ tại Viện thần kinh London trong một lần chữa trị cho bệnh
nhân mắc bệnh động kinh đã tình cờ phát hiện ra rằng nghe nhạc Mozart 45
phút mỗi ngày có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục. Sau quá trình
điều trị, kết quả kiểm tra não của bệnh nhân này đã cho thấy có sự thay đổi
đáng kể về số lượng các tế bào não, tăng khả năng học tập, chỉ số IQ, những
tổn thương về thần kinh được hạn chế và thị lực cũng có những dấu hiệu được
cải thiện một cách đáng kể. Hay sau một đợt điều trị thử nghiệm bằng nhạc
Mozart, các bác sĩ thuộc bệnh viện tổng hợp Mexico đã cho biết: Trong số 9
bệnh nhân mắc chứng động kinh được áp dụng phương pháp kích thích sóng
não bằng nhạc Mozart, thì có 4 bệnh nhân có dấu hiệu chuyển biến bệnh /đạt
mức 95%, 4 bệnh nhân đạt mức phục hồi 50% đến 70%.[15]
Bên cạnh đó, nghe nhạc cổ điển không lời có thể khiến cho nhịp tim con
người trở nên ổn định hơn. Nghiên cứu khoảng 23 trường hợp thanh niên tình
nguyện tham gia nghiên cứu, các bác sĩ thuộc Bệnh viện Oberwalliser – Thụy
Điển đã khẳng định: việc nghe nhạc rất ích lợi đối với bệnh tim. [15]
Một nghiên cứu được thực hiện bởi trường ĐH California ở Irvane cho
biết nhạc Mozart có thể tác động đến khả năng toán học và không gian của
trẻ. Cụ thể, sau cuộc kiểm tra IQ, các nhà khoa học nước này đã cho biết:
nhóm học sinh được thư giãn bằng bản sonata K488 của Mozart có kết quả
trắc nghiệm IQ trung bình cao hơn nhóm khác từ 9 đến 10 điểm. Tốc độ hoạt
động não và nhiều hoạt động khác của trẻ được nghe nhạc Mozart trở nên
nhanh nhạy hơn, năng động hơn bình thường. [14]
Đối với trẻ sơ sinh, được nghe nhạc Mozart cũng giúp giảm đáng kể
nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh sau sinh. Trong quá trình nghe nhạc,
một thiết bị camera đã ghi lại toàn bộ những hoạt động và biểu hiện của trẻ sơ
sinh và đã công nhận âm nhạc Mozart đã có những ảnh hưởng tuyệt vời đến
trạng thái tinh thần của trẻ....[14]
3
Như vậy, có thể coi nhạc cổ điển không lời như một thứ ngôn ngữ nuôi
dưỡng và kích thích đến toàn bộ con người, có ảnh hưởng đến cơ thể, cảm
xúc, trí tuệ và phát triển khả năng thưởng thức vẻ đẹp từ bên trong, xác nhận
và đánh thức những phẩm chất không thể diễn tả bằng lời được của chúng ta.
Ở trường mầm non, nghe nhạc cổ điển không lời có vai trò giáo dục quan
trọng không chỉ phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, mà còn giúp trẻ cảm nhận ý
nghĩa đạo đức giữa cái thiện với cái ác góp phần phát triển cảm xúc âm nhạc, hình
thành ở trẻ thói quen nghe nhạc có kiến thức, đặc biệt là trình độ thưởng thức
thẩm mỹ của trẻ, giúp trẻ biết ghi nhớ tác phẩm, phân biệt nội dung, từ đó hình
thành mối liên hệ giữa âm nhạc và cuộc sống.
Vì vậy, để trẻ mầm non thưởng thức được nhạc cổ điển thì chỉ có một
cách duy nhất, đó là thường xuyên lắng nghe, bởi cái đẹp và ý nghĩa thật sự
của nhạc cổ điển không lời chỉ có thể tìm thấy ở một nơi duy nhất. Đó là âm
thanh.
Với một bản nhạc, khi mới nghe lần đầu và không lắng nghe, các giai
điệu chỉ vang lên trong tai một cách tự nhiên, nhưng khi nghe nhiều lần và
biết lắng nghe, trẻ sẽ hiểu được những mẫu hình trừu tượng của âm nhạc.
Tuy nhiên, hiện nay ở các trường mầm non ít tổ chức cho trẻ nghe nhạc
cổ điển không lời, thường là không tổ chức, mặc dù Vụ Giáo dục Mầm non đã
tuyển chọn các trích đoạn của một số tác phẩm nhạc cổ điển và in sang thành
các đĩa CD nhằm hỗ trợ cho giáo viên. Nhưng do nhận thức của giáo viên hạn
chế, cho nên trẻ vẫn không được tiếp xúc với thể loại âm nhạc tinh hoa của
nhân loại. Điều này đã làm hạn chế khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, làm
giảm hiệu quả giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non.
Với những nguyên nhân trên, chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu:
“ Biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nghe nhạc cổ điển
không lời tại trường mầm non" để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc