Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
I.Sự cần thiết của đề tài:
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là thước đo chủ yếu vè sự tiến bộ trong mỗi giai
đoạn của các quốc gia. Để đạt được sự tăng trưởng và phát triển đòi hỏi các quốc gia phải
luôn nỗ lực phần đấu không ngừng đặc biệt là các doanh nghiệp trong nền kinh tế của quốc
gia đó. Việc quyết định ba vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì? sản xuất cho ai ? sản xuất như thế
nào? Càng trở lên quan trọng. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất
kinh doanh nhưng nó lại là điều kiện kiên quyết, bảo đảm cho các doanh nghiệp tồn tại phát
triển. Tiêu thụ giúp quá trình tái sản xuất diễn ra, giúp doanh nghiệp không ngừng nâng cao
vị thế của mình.
Năm 2006 Việt Nam ra nhập WTO đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hội
nhập và phát triển kinh tế. Từ đây nền kinh tế Việt Nam sẽ hoà nhập vào dòng chảy của nền
kinh tế thế giới, mỗi biến dộng của nền kinh tế thế giới đều ảnh hưởng đến Việt Nam trực
tiếp là đến các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy năm 2008 vừa qua khi mà cuộc khủng hoảng
tài chính ở Mỹ lan rộng kéo theo sự suy thoái của kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp xuất
khẩu dệt may Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn có nguy cơ phá sản. Đưng trước bối cảnh
chung của nền kinh tế, việc tập trung vào thị trường nội địa là hướng đi được nhiều doanh
nghiệp dệt may lựa chọn. Và công ty TNHH Quốc tế Song Thanh cũng nhận ra được điều
đó, khi mà thị trường may mặc nội địa vẫn chưa đựơc các doanh nghiệp may mặc quan tâm
đúng mức. Việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước là một hướng đi giúp
doanh nghiệp giữ vững, ổn định và tháo dỡ khó khăn trong thời điểm hiện tại. Vì vậy sau
một thời gian thực tập tại công ty TNHH Quốc tế Song Thanh, đề tài mà em lựa chọn nghiên
cứu cho chuyên đề của mình là : “Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của
công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa”.
II. Mục tiêu nghiên cứu.
Tìm ra những biện pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm may
mặc của mình trên thị trường nội địa, giúp doanh nghiệp ổn định và vượt qua cuộc khủng
hoảng kinh tế hiện nay và hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài của doanh nghiệp
III. Câu hỏi nghiên cứu .
1.Vì sao công ty lại tập trung thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm may mặc trên thị trường nội
địa tại thời điểm này.
1
2. Những giải pháp thúc đẩy tiêu thụ mà công ty đã áp dụng và sẽ áp dụng, các khó
khăn gặp phải.
IV. Số liệu và phương pháp phân tích.
- Số liệu thứ cấp được cập nhật từ các kết quả, báo cáo từ phòng kinh doanh, kế toán
của công ty TNHH Song Thanh cung cấp.
- Số liệu lấy từ website của tổng công ty may mặc Việt Nam.
V. Kết cấu đề tài:
2
Chương I :
MỘT SỐ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN
PHẨM Ở MỘT DOANH NGHIỆP
I. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm và vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở một
doanh nghiệp
1.Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm
Xuất phát từ những giác độ và phạm vi hoạt động khác nhau có nhiều quan điểm khác
nhau về hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Nếu xét hoạt động tiêu thụ sản phẩm như một hành vi thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm
được quan niệm như hành vi bán hàng và do đó tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá là sự chuyển
giao hình thái giá trị của sản phẩm, hàng hoá từ hàng sang tiền ( H - T ) nhằm thoả mãn nhu
cầu khách hàng về một giá trị sử dụng nhất định. Không có mua thì không có bán, song xét
về mặt giá trị, xét bản thân chúng H-T và T-H thì là sự chuyển hoá của một giá trị nhất
định, từ một hình thái này sang hình thái khác, nhưng H’ -T’
đồng thời lại là sự thực hiện giá
trị thặng dư chứa đựng trong H’
. Như vậy, nếu hiểu theo quan niệm này thì tiêu thụ sản
phẩm là sự chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm cho người mua và người bán thu được tiền
từ bán sản phẩm hay được quyền thu từ người mua.
Nếu xét tiêu thụ như một khâu của quá trình sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ sản phẩm
là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất và kinh doanh. Tiêu thụ sảnn phẩm thực hiện
mục đích của sản xuất và tiêu dùng, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nó là
khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một
bên là tiêu dùng.
Nếu xét hoạt động tiêu thụ là một quá trình thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một quá
trình bao gồm từ việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, biến nhu cầu đó thành nhu cầu mua
thực sự của người tiêu dùng, tổ chức sản xuất, chuẩn bị sản phẩm, tổ chức bán và các hoạt
động dịch vụ khách hàng sau khi bán.
Theo hiệp hội kế toán quốc tế, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ, lao vụ đã thực hiện
cho khách hàng là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ, lao vụ đã
thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoá sản phẩm, hàng hoá hoặc được
quyền thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá.
3
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế và kế
hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu thị trường, tổ chức tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị
hàng hoá và xuất bán theo nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất.
Ưng với mỗi cơ chế quản lí kinh tế, hoạt động tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng
các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước quản lí chủ
yếu bằng kế hoạch, mệnh lệnh. Các cơ quan quản lí hành chính can thiệp rất sâu vào nghiệp
vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết
định của mình. Quan hệ giữa các ngành là quan hệ dọc, được kế hoạch hoá bằng chế độ cấp
phát và giao nộp bằng hiện vật. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ
tiêu, kế hoạch ; việc bảo đảm các yếu tố vật chất như nguyên vật liệu, nhiên liệu, thiết bị,
máy móc... được cấp phát theo chỉ tiêu hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kỳ này là giao
nộp sản phẩm theo địa chỉ, khối lượng ... giá cả do Nhà nước quy định sẵn. Do đó, trong nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung, ba vấn đề trung tâm là: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và
sản xuất như thế nào?, đều được Nhà nước quyết định, hoạt động tiêu thụ sản phẩm chỉ là
việc tổ chức bán sản phẩm sản xuất với theo giá cả, số lượng... theo kế hoạch của Nhà nước
đã định sẵn.
Trong nền kinh thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải tự quyết định ba vấn đề
trung tâm đó, cho nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Đó là
một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách
hàng, tổ chức sản xuất, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, xúc tiến yểm trợ ...nhằm mục đích đạt
hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh.
Như vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở một doanh nghiệp sản xuất bao gồm các nội
dung sau:
* Điều tra nghiên cứu thị trường.
* Xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
* Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
* Tổ chức xúc tiến yểm trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
* Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
* Dịch vụ khách hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
* Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
4
2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường hiện nay,hoạt động tiêu thụ sản phẩm có vai trò vô cùng quan
trọng đối hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết
định đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. Có tiêu thụ được sản phẩm mới
tăng được vòng quay của vốn, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua tiêu thụ
sản phẩm thực hiện được giá trị sử dụng của sản phẩm. Sau khi tiêu thụ được sản phẩm
doanh nghiệp không những thu được các khoản chi phí bỏ ra mà còn thu được lợi nhuận.
Đây cũng là mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp.
2.1. Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Để tiếp tục sản xuất kinh doanh trên thương trường các doanh nghiệp luôn luôn phải
tìm cách để tái sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh. Tái sản xuất kinh doanh là việc
doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh ở chu kỳ sau như ở chu kỳ trước. Mở
rộng sản xuất kinh doanh làviệc doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh ở chu
kỳ sau lớn hơn chu kỳ trước.
Để có thể tái sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh
nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và thu được tiền đảm bảo bù đắp
chi phí bỏ ra, có lợi nhuận từ đó doanh nghiệp có đủ nguồn lực để tiếp tục đầu tư cho chu kỳ
sản xuất sau.
Nếu không tiêu thụ được sản phẩm sẽ gây ứ đọng vốn,tăng các chi phí bảo quản dự trữ
do tồn kho và các chi phí khác, gây đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp
sẽ không thực hiện được tái sản xuất kinh doanh.
2.2 Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển mở rộng
thị trường.
Để có thể phát triển, mở rộng hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
cần tiêu thụ ngày càng nhiều hơn khối lượng sản phẩm, không những ở thị trường hiện tại
mà ở trên thị trường mới, thị trường tiềm năng.
Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ trên thị trường hiện tại, doanh nghiệp có
điều kiện đưa sản phẩm vào thâm nhập thị trường mới, tiếp cận thị trường tiềm năng. Từ đó
khối lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều hơn, doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng, phát
triển sản xuất kinh doanh.
5
Mở rộng thị trường là một trong những điều kiện để doanh nghiệp tăng lượng tiêu thụ
và mở rộng sản xuất kinh doanh.
2.3. Tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm có tác động tích cực tới quá trình tổ chức quản lý sản xuất, thúc đẩy
áp dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.
Tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần giảm chi phí lưu thông, giảm chi
phí, thời gian dự trữ hàng hoá, tăng vòng quay của vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh,
tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng đổi mới công nghệ kỹ thuật, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cao.
2.4. Tiêu thụ sản phẩm mang lại vị thế và độ an toàn cho doanh nghiệp
Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường có thể đánh giá thông qua phần trăm doanh số
hàng hoá, sản phẩm bán ra của doanh nghiệp so với tổng giá trị hàng hoá, sản phẩm bán
được tiêu thụ trên thị trường. Tỷ trọng này càng lớn thì vị thế của doanh nghiệp càng lớn và
ngược lại.
Cũng có thể đánh giá được vị thế của doanh bằng phạm vi thị trường mà doanh
nghiệp đã xâm nhập và chiếm lĩnh được, việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra trên diện rộng với
quy mô lớn chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp càng cao. Trong nền kinh tế thị trường, doanh
nghiệp chỉ có thể đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình khi tiêu thụ sản phẩm.
Mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình một uy tín, gây được ấn tượng tốt về sản phẩm
của mình dưới con mắt của khách hàng, có như vậy mới tiêu thụ được sản phẩm, mở rộng
thị trường, vị thế của doanh nghiệp sẽ tăng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hoạt động tiêu thụ giúp doanh nghiệp gần với người tiêu dùng nó giúp doanh nghiệp
phất hiện thêm kết quả sản xuất của mình và nhu cầu của khách hàng. Thông qua hoạt động
tiêu thụ doanh nghiệp nắm bắt được sự thay đổi thị hiếu, nguyên nhân xuất hiện nhu cầu mới
của người tiêu dùng về sản phẩm từ đó đề ra các biện pháp thu hút khách hàng.
Bên cạnh đó về phương diện xã hội, tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối
giữa cung và cầu. Sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra bình thường trôi
chảy tránh được sự mất cân đối, giữ được sự bình ổn xã hội.
6
Thông qua tiêu thụ sản phẩm, dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng
khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sễ xây dựng
được kế hoạch phù hợp, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
II. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp gồm các nội dung sau:
* Điều tra nghiên cứu thị trường.
* Xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ.
* Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
* Tổ chức xúc tiến yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
* Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
* Dịch vụ khách hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
* Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
1. Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường tiêu thụ
Bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều phải tiến hành điều tra
nghiên cứu thị trường về sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh để xây dựng chiến lược và
phương án kinh doanh lâu dài. Trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp luôn luôn phải điều tra nghiên cứu thị trường để có chiến lược phương án kinh
doanh phù hợp có hiệu quả nhất. Để hoạt động tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao, việc
nghiên cứu thị trường có vai trò rất quan trọng mang lại thông tin về thị trường để doanh
nghiệp chuẩn bị sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường một cách đồng bộ, kịp thời, đầy đủ,
chất lượng với chi phí thấp nhất. Nghiên cứu thị trường nhằm giải đáp những vấn đề sau:
-Những loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp
-Những sản phẩm nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn nhất
-Trên thị trường có những đối thủ cạnh tranh nào đang kinh doanh những sản phẩm
cùng loại với doanh nghiệp mình trên thị trường về khối lượng chất lượng và giá cả của
những sản phẩm đó
Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường có vai trò giúp doanh
nghiệp xác định được quan hệ mua bán, vai trò của từng khu vực thị trường, đặc tính kỹ
thuật, nhu cầu sử dụng, phạm vi địa bàn doanh nghiệp đã và đang hoạt động, khối lượng và
7