Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Biện pháp bảo lĩnh: nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự Anh và kinh nghiệm cho Viêt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN SƠN PHƯỚC
BIỆN PHÁP BẢO LĨNH: NGHIÊN CỨU
SO SÁNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ANH VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 01 NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BIỆN PHÁP BẢO LĨNH: NGHIÊN CỨU
SO SÁNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ANH VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Nguyễn Thị Phương Hoa
Học viên: Nguyễn Sơn Phước
Lớp: Cao học Luật, khóa 24
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn và giúp đỡ của Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa. Các trích
dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những tài liệu tham
khảo sử dụng trong luận văn đều được liệt kê đầy đủ, cụ thể. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ CỦA LUẬN VĂN
Nguyễn Sơn Phước
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật hình sự
BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
BPNC : Biện pháp ngăn chặn
CQĐT : Cơ quan điều tra
CQTTHS : Cơ quan tố tụng hình sự
TNHS : Trách nhiệm hình sự
TTHS : Tố tụng hình sự
VKS : Viện kiểm sát
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO LĨNH TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ ................................................................................................9
1.1. Khái niệm biện pháp bảo lĩnh.......................................................................9
1.1.1 Khái niệm biện pháp bảo lĩnh ở Việt Nam ................................................9
1.1.2. Khái niệm biện pháp bảo lĩnh ở Anh......................................................13
1.2. Đặc điểm của biện pháp bảo lĩnh ...............................................................17
1.2.1. Đặc điểm của biện pháp bảo lĩnh ở Việt Nam .......................................17
1.2.2. Đặc điểm của biện pháp bảo lĩnh ở Anh ................................................21
1.3. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của biện pháp bảo lĩnh ..........................................23
1.3.1. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của biện pháp bảo lĩnh ở Việt Nam ....................23
1.3.2. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của biện pháp bảo lĩnh ở Anh.............................26
Chương 2. SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ANH VỀ BIỆN PHÁP
BẢO LĨNH ..............................................................................................................30
2.1. Căn cứ áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo lĩnh......................30
2.1.1. Căn cứ áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo lĩnh theo quy định
của Việt Nam ....................................................................................................30
2.1.2. Căn cứ áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo lĩnh theo quy định
của Anh.............................................................................................................36
2.1.3. Đánh giá quy định về căn cứ áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp
bảo lĩnh của Việt Nam và Anh..........................................................................40
2.2. Đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh và những trường hợp không
được áp dụng.......................................................................................................40
2.2.1. Đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh và những trường hợp không
được áp dụng theo quy định của Việt Nam ......................................................40
2.2.2. Đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh và những trường hợp không
được áp dụng theo quy định của Anh...............................................................41
2.2.3. Đánh giá quy định về đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh và những
trường hợp không được áp dụng của Việt Nam và Anh...................................42
2.3. Thẩm quyền và thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh .............................43
2.3.1. Thẩm quyền và thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo quy định của
Việt Nam ...........................................................................................................43
2.3.2. Thẩm quyền và thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo quy định của
Anh....................................................................................................................47
2.3.3. Đánh giá quy định về thẩm quyền và thời hạn áp dụng biện pháp bảo
lĩnh của Việt Nam và Anh.................................................................................49
2.4. Thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh ..........................................................50
2.4.1. Thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo quy định của Việt Nam .........50
2.4.2. Thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo quy định của Anh..................51
2.4.3. Đánh giá quy định về thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh của Việt Nam
và Anh...............................................................................................................53
2.5. Chủ thể nhận bảo lĩnh và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể .............56
2.5.1. Chủ thể nhận bảo lĩnh và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể theo quy
định của Việt Nam ............................................................................................56
2.5.2. Chủ thể nhận bảo lĩnh và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể theo quy
định của Anh.....................................................................................................57
2.5.3. Đánh giá quy định về chủ thể nhận bảo lĩnh và trách nhiệm pháp lý của
các chủ thể của Việt Nam và Anh.....................................................................59
Chương 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP BẢO
LĨNH TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ SO
SÁNH VỚI PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA ANH..............................62
3.1. Những ưu điểm trong pháp luật tố tụng hình sự của Anh về biện pháp
bảo lĩnh.................................................................................................................62
3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định về biện pháp bảo lĩnh trong Bộ luật Tố
tụng Hình sự Việt Nam.......................................................................................67
KẾT LUẬN..............................................................................................................80
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam quy định biện pháp ngăn chặn gồm có:
bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá
trị để bảo đảm. Trong các biện pháp này, bảo lĩnh được xem là một biện pháp có
tính ít nghiêm khắc và được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng khi không cần
thiết phải tạm giam. Khi áp dụng biện pháp bảo lĩnh, các bị can, bị cáo không bị hạn
chế một số quyền như quyền tự do đi lại, quyền tự do cư trú, mà vẫn đảm bảo mục
đích phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, các hành vi cản trở
điều tra, truy tố, xét xử.
Mặc dù là một biện pháp ưu việt, song thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ
quan tiến hành tố tụng trong nhiều năm qua cho thấy, chế định bảo lĩnh ít được sử
dụng bởi hiện nay những quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này vẫn
còn nhiều bất cập, hạn chế. Một số nội dung chưa được quy định rõ ràng và còn
thiếu nhiều quy phạm hướng dẫn cụ thể, khiến cho việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh
trong thực tế gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn này, cũng như có thể làm ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của những người bị áp dụng.
Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Anh, hoạt động xây dựng
và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp bảo lĩnh đã khá phát triển và đạt
được nhiều bước tiến đáng kể. Là một quốc gia thuộc hệ thống thông luật (common
law), nước Anh đã trải qua một tiến trình lịch sử rất dài để hoàn thiện những quy
định về bảo lĩnh, đặc biệt thể hiện rõ trong Đạo luật về Bảo lĩnh năm 1976. Những
quy định này tiếp tục được sửa chữa và bổ sung qua các Đạo luật về Cảnh sát và
chứng cứ Hình sự năm 1984, Đạo luật về Tư pháp hình sự năm 2003. Quốc gia này
quy định rất chi tiết căn cứ áp dụng, chủ thể áp dụng, những trường hợp không được
áp dụng bảo lĩnh, cũng như trách nhiệm pháp lý của các chủ thể… Do đó, có thể
xem Anh là một quốc gia điển hình và tiên phong trong việc quy định về bảo lĩnh.
Việc nghiên cứu, so sánh quy định về biện pháp bảo lĩnh trong Bộ luật tố tụng
hình sự Việt Nam với quy định của pháp luật tố tụng hình sự Anh, từ đó đưa ra các
đề xuất cụ thể để hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện
pháp bảo lĩnh là rất cần thiết. Cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và làm sáng tỏ các
vướng mắc còn tồn tại của biện pháp bảo lĩnh để từ đó làm rõ hơn về mặt khoa học
2
pháp lý cũng như về mặt thực tiễn áp dụng biện pháp bảo lĩnh, đáp ứng được yêu
cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, hướng tới sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn
nữa pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Đây cũng là tinh thần của Nghị quyết số 08
ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/04/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020; và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp năm 2020 hướng tới việc hạn chế áp dụng
các biện pháp ngăn chặn có tính nghiêm khắc nói chung và hạn chế, thay thế áp
dụng biện pháp tạm giam nói riêng, nhằm bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống
tội phạm gắn với việc bảo vệ quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.
Vì lý do đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp bảo lĩnh:
Nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự Anh và kinh nghiệm cho Việt
Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc
hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp bảo lĩnh
- một vấn đề mang tính cấp bách, thiết thực không những về mặt lý luận mà cả về
mặt thực tiễn trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trước khi lựa chọn đề tài và trong quá trình nghiên cứu, tìm tài liệu tham khảo
để thực hiện đề tài của mình, tác giả đã tìm hiểu và được biết đến nhiều bài viết,
sách báo, các công trình nghiên cứu khoa học, khóa luận, luận văn đề cập đến biện
pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp bảo lĩnh nói riêng.
Về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau:
- Nguyễn Mai Bộ (1997), Công trình Những biện pháp ngăn chặn trong tố
tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu một
cách toàn diện về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam. Công
trình này là tài liệu hữu ích góp phần làm rõ những lý luận chung về biện pháp ngăn
chặn bảo lĩnh cũng như vai trò, vị trí của biện pháp này trong tố tụng hình sự Việt
Nam.
- Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt
Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Đây là nguồn tài liệu hữu ích góp phần làm rõ
những vấn đề lý luận về các biện pháp ngăn chặn nói chung cũng như biện pháp
ngăn chặn bảo lĩnh nói riêng.
3
Ngoài ra một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học có đề cập
đến các biện pháp ngăn chặn như:
- Nguyễn Văn Dũng (2002), “Biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự và
những bất cập”, Tạp chí Dân chủ pháp luật, (12). Bài viết đã phát hiện và chỉ rõ
những bất cập trong việc quy định về biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự.
- Trần Quang Tiệp (2005), “Một số vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn
trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát. Viện kiểm sát Nhân dân tối cao tối cao,
(07). Bài viết đã nêu được những vấn đề lý luận chung về biện pháp ngăn chặn
trong tố tụng hình sự, trong đó có đề cập đến biện pháp bảo lĩnh.
- Trần Quang Tiệp (2006), “Một số vấn đề về biện pháp bảo lĩnh quy định
trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí Kiểm sát. Viện kiểm sát Nhân
dân tối cao tối cao, (15). Bài viết đã nêu được những nội dung cơ bản về biện pháp
bảo lĩnh được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và thể hiện quan
điểm của mình về những vấn đề còn thiếu sót.
- Nguyễn Đình Bình (2008), “Một số ý kiến về việc hoàn thiện các quy định
về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát. Viện kiểm sát
Nhân dân tối cao, (05). Tác giả đã có cái nhìn tổng quan về các biện pháp ngăn chặn
nói chung, cũng như đưa ra được những giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả áp dụng
các biện pháp ngăn chặn trong thực tế.
- Trịnh Tiến Việt (2010), “Pháp luật về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh và
hướng sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc hội, (02).
Bài viết đã thể hiện được những nội dung còn thiếu sót về việc quy định biện pháp
bảo lĩnh. Từ đó, bài viết nêu ra những hướng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các
quy định về biện pháp ngăn chặn này.
- Nguyễn Ngọc Ánh (2012), “Một số vướng mắc bất cập khi áp dụng điều 92
Bộ luật Tố tụng hình sự”, Tạp chí Tòa án Nhân dân, Tòa án Nhân dân tối cao, (08).
Tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu những quy định của về biện pháp bảo lĩnh tại điều 92
Bộ luật tố tụng hình sự, từ đó phát hiện được những vướng mắc, bất cập khi áp
dụng những quy định này trong thực tế.
Ở cấp độ luận văn thạc sĩ, có các đề tài của các tác giả:
- Nguyễn Văn Điệp (1996), Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả đã nêu được những vấn đề lý luận
chung về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam, tuy nhiên chưa
đi sâu làm rõ về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh. Hơn nữa, đề tài này chưa cập nhật