Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
51
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1559

Biện pháp bảo đảm quyền được trợ giúp xã hội của người khuyết tật

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THU TRANG

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

QUYỀN ĐƯỢC TRỢ GIÚP XÃ HỘI

CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

QUYỀN ĐƯỢC TRỢ GIÚP XÃ HỘI

CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính

Mã số cn: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Đỗ Minh Khôi

Học viên: Lê Thị Thu Trang

Lớp: Cao học Luật Sóc Trăng, Khóa 02

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng

dẫn của PGS. TS Đỗ Minh Khôi. Những thông tin, tài liệu trong Luận văn được

thu thập một cách khách quan, trung thực, số liệu minh chứng có nguồn gốc rõ ràng.

Không sao chép của bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018

Người viết

Lê Thị Thu Trang

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. XÁC ĐỊNH KHUYẾT TẬT VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI....................4

1.1. Xác định mức độ khuyết tật ............................................................... 4

1.1.1. Thực trạng, bất cập, nguyên nhân.................................................... 4

1.1.2. Giải pháp thực hiện........................................................................ 11

1.2. Bảo trợ xã hội..................................................................................... 12

1.2.1. Thực trạng, bất cập, nguyên nhân.................................................. 12

1.2.2. Giải pháp thực hiện........................................................................ 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................21

CHƯƠNG 2. BẢO ĐẢM VIỆC LÀM VÀ TIẾP CẬN DỊCH VỤ CÔNG CỘNG

................................................................................................................................22

2.1. Biện pháp trợ giúp việc làm.............................................................. 22

2.1.1. Thực trạng, bất cập, nguyên nhân.................................................. 22

2.1.2. Giải pháp........................................................................................ 27

2.2. Tiếp cận dịch vụ công cộng............................................................... 32

2.2.1. Thực trạng, bất cập, nguyên nhân.................................................. 32

2.2.2. Giải pháp........................................................................................ 41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................43

KẾT LUẬN............................................................................................................44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong cuộc sống không phải ai cũng may mắn, thuận lợi cho sự tồn tại và phát

triển, trái lại họ thường xuyên đối mặt với những rủi ro, bất hạnh, biến cố… vì

nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi rơi vào hoàn cảnh như vậy, nhu cầu khắc phục

khó khăn, đảm bảo cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng trở thành cấp thiết và

mang tính nhân đạo sâu sắc. Do đó, có thể nhận thấy, biện pháp bảo đảm quyền

được trợ giúp xã hội của người khuyết tật là biện pháp trợ giúp của Nhà nước đối

với người khuyết tật để giúp vượt qua những tình huống khó khăn. Người khuyết tật

là người khiếm khuyết nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc một hay nhiều chức năng nào

đó của bộ phận cơ thể bị suy giảm. Do khuyết tật nên họ gặp rất nhiều khó khăn

trong sinh hoạt, học tập, lao động và tham gia hoạt động xã hội. Do đó việc bảo

đảm sự bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ kinh tế, chính trị, văn

hóa, xã hội đối với người khuyết tật là nghĩa vụ của gia đình, xã hội và nhà nước.

Là mắc xích quan trọng trong chính sách an sinh xã hội, với truyền thống nhân

đạo của dân tộc, người khuyết tật luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta.

Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 đều khẳng định người khuyết tật

là công dân - thành viên của xã hội, được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của

công dân, được chung hưởng thành quả của xã hội. Vì khuyết tật, nên người khuyết

tật có quyền được xã hội trợ giúp để thực hiện các quyền bình đẳng và tham gia tích

cực vào các hoạt động của xã hội, đồng thời khuyết tật, họ được miễn trừ một số

nghĩa vụ của công dân.

Xã hội ngày càng phát triển song hành với các chiến lược phát triển kinh tế thì

những chủ trương phát triển chính sách, phát triển xã hội thông qua các chính sách

đảm bảo đời sống an sinh xã hội của người dân ngày càng được chú trọng. Hiện

nay, người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về chăm sóc về đời sống,

chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tiếp cận giáo dục, hạ tầng cơ sở, công nghệ

thông tin, dạy nghề tạo việc làm và các cơ hội tiếp cận các hoạt động, dịch vụ khác.

Nhằm nâng cao năng lực, tạo thuận lợi cho việc hội nhập đời sống của cộng đồng.

Bản thân người khuyết tật không thể hòa nhập vào cộng đồng nếu đó chỉ là sự nỗ

lực của bản thân mà cần được sự quan tâm chia sẻ, tạo thuận lợi từ gia đình, cộng

đồng và xã hội từ đó phát huy khả năng của mình.

Tuy nhiên, thực trạng trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở nước ta cũng

bộc lộ nhiều hạn chế. Vì lý do trên, người viết xin chọn đề tài “Biện pháp bảo đảm

quyền được trợ giúp xã hội của người khuyết tật” làm đề tài thạc sĩ của mình với

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!