Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
5.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1668

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN HỮU THU TRANG

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học : Ts. Lê Vĩnh Châu

Học viên : Trần Hữu Thu Trang

Lớp : Cao học Luật, Khóa 30

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ luật học “Biện pháp bảo đảm thi hành

án dân sự theo pháp luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi

dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Lê Vĩnh Châu. Các nội dung được trình bày

trong luận văn hoàn toàn trung thực. Nếu có sự gian dối, tôi xin chịu hoàn toàn

trách nhiệm.

Tác giả Luận văn

TRẦN HỮU THU TRANG

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ được viết tắt Từ viết tắt

1 Biện pháp bảo đảm BPBĐ

2 Chấp hành viên CHV

3

Lệnh bảo toàn tài khoản châu Âu

(European Account Preservation Order)

EAPO

5

Luật Thi hành án dân sự (Luật số

26/2008/QH12) ngày 14/11/2008

Luật THADS năm 2008

4

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật Thi hành án dân sự (Luật số

64/2014/QH13) ngày 25/11/2014

Luật THADS năm 2014

6

Nghị định số 117/2018/NĐ-CP ngày 11

tháng 09 năm 2018 của Chính phủ về

việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách

hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài

Nghị định số 117/2018/NĐ-CP

7

Pháp lệnh số 13/2004/PL-UBTVQH11

của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14

tháng 01 năm 2004 về thi hành án dân sự

Pháp lệnh THADS năm 2004

8

Regulation (EU) No 655/2014 of the

European Parliament and of the Council

of 15 May 2014 establishing a European

Account Preservation Order procedure to

facilitate cross-border debt recovery in

civil and commercial matters

Regulation (EU) No 655/2014

9 Thi hành án THA

10 Thi hành án dân sự THADS

11

Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT￾BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN của

Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội, Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam ngày 14 tháng 01

năm 2014 hướng dẫn việc cung cấp

thông tin về tài khoản, thu nhập của

người phải thi hành án và thực hiện

phong tỏa, khấu trừ để thi hành án dân sự

TTLT số 02/2014/TTLT-BTP￾BTC-BLĐTBXH-NHNNVN

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI KHOẢN, TÀI SẢN Ở NƠI

GỬI GIỮ..............................................................................................................10

1.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi

gửi giữ ..................................................................................................................10

1.1.1. Khái niệm biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ.............10

1.1.2. Đặc điểm của biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ.......12

1.2. Ý nghĩa của biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ..........14

1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp phong tỏa tài khoản, tài

sản ở nơi gửi giữ, thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện ............15

1.3.1. Hoạt động xác minh, thu thập thông tin về tài khoản, tài sản gửi giữ.....15

1.3.2. Ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ........................19

1.3.3. Thực hiện quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ ............21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................26

CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP TẠM GIỮ TÀI SẢN, GIẤY TỜ CỦA ĐƯƠNG SỰ

...................................................................................................................................27

2.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của

đương sự..............................................................................................................27

2.1.1. Khái niệm biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự ...................27

2.1.2. Đặc điểm của biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự..............28

2.2. Ý nghĩa của biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự.................31

2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ

của đương sự, thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện..................32

2.3.1. Ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự...............................32

2.3.2. Hoạt động xác minh, thu thập thông tin về tài sản, giấy tờ của đương sự.34

2.3.3. Thực hiện quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự ...................40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................45

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP TẠM DỪNG VIỆC ĐĂNG KÝ, CHUYỂN QUYỀN

SỞ HỮU, SỬ DỤNG, THAY ĐỔI HIỆN TRẠNG TÀI SẢN.............................46

3.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển

quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.........................................46

3.1.1. Khái niệm biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử

dụng, thay đổi hiện trạng tài sản........................................................................46

3.1.2. Đặc điểm của biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử

dụng, thay đổi hiện trạng tài sản........................................................................48

3.2. Ý nghĩa của biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử

dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.......................................................................51

3.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp tạm dừng việc đăng ký,

chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, thực tiễn áp dụng

và một số kiến nghị hoàn thiện ..........................................................................52

3.3.1. Ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng,

thay đổi hiện trạng tài sản..................................................................................52

3.3.2. Hoạt động xác minh, thu thập thông tin về tài sản...................................56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................67

KẾT LUẬN..............................................................................................................69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thi hành án dân sự là công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng, bảo đảm

cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần tăng

cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,

cá nhân và Nhà nước1

. Bản án, quyết định của Tòa án là kết quả của quá trình nhân

danh Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và các chủ thể liên quan, bảo

đảm trật tự, kỷ cương xã hội. “Quyền, lợi ích dân sự hợp pháp của đương sự được

ghi nhận trong bản án, quyết định nếu không được tổ chức thi hành thì cũng chỉ là

quyền, lợi ích trên giấy”2

. Trên thực tế, hiệu quả thi hành các bản án, quyết định của

Tòa án phụ thuộc vào điều kiện thi hành án của đương sự. Tuy nhiên hiện nay tình

trạng người phải thi hành án dù có điều kiện thi hành án nhưng cố ý không thi hành

nghĩa vụ khá phổ biến. Do đó, mặc dù đương sự có điều kiện thi hành án nhưng

điều kiện đó chưa chắc được thi hành nếu không có các cơ chế đảm bảo thi hành án

như biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý mang tính quyền

lực nhà nước được Chấp hành viên áp dụng trên tài sản của người phải thi hành án

nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của

đương sự. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, tài sản của người

phải thi hành án bị đặt trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt. Có ba

biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự gồm: Biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản

ở nơi gửi giữ; biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản của đương sự và biện pháp tạm

dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. Căn

cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án; tính chất, mức độ, nghĩa

vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của

đương sự và tình hình thực tế của địa phương, Chấp hành viên lựa chọn áp dụng

biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự thích hợp.

Trước đây, Pháp lệnh về Thi hành án dân sự năm 1989, 1993 và 2004 chưa

quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Sau một thời gian dài thi hành,

1 Mục I Tờ trình số 120/TTr-CP ngày 08 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

2 Đặng Ngọc Dư (2016), “Một số vấn đề về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, Tạp chí Kiểm sát,

số 19, tr. 23.

2

tồn tại thực tiễn người phải thi hành án cố gắng tìm cách trốn tránh việc thi hành án

bằng các hành vi tẩu tán tài sản, hủy hoại tài sản. Để khắc phục tình trạng này, lần

đầu tiên chế định các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được quy định tại Luật

THADS năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014). Các quy định về biện pháp

bảo đảm thi hành án dân sự đã hỗ trợ đắc lực trong việc ngăn ngừa người phải thi

hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Từ đó, “có ý nghĩa

đôn đốc người phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ theo bản án, quyết định

của Tòa án hoặc bảo đảm hiệu quả của việc thi hành án trong trường hợp người phải

thi hành án dân sự không tự nguyện thi hành án”3

. Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành

án cũng cho thấy một số hạn chế trong quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm thi

hành án dân sự và công tác tổ chức thi hành án như:

- Pháp luật không theo kịp thực tiễn, một số vấn đề pháp lý pháp luật chưa

quy định hoặc quy định chưa rõ ràng, chồng chéo. Cụ thể, pháp luật chưa quy định

rõ ràng, thống nhất về chủ thể có quyền yêu cầu cung cấp thông tin trong thi hành

án dân sự. Đồng thời, thời hạn thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi

hành án dân sự được quy định chưa hợp lý. Quy định của pháp luật về thẩm quyền

xử phạt các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có hành vi không phối hợp trong

việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của Chấp hành viên hoặc thực hiện quyết định

áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự không còn phù hợp và không đảm

bảo tính răn đe;

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên thi hành án còn hạn chế.

Trong thực tiễn thi hành án, nhiều trường hợp Chấp hành viên áp dụng biện pháp

bảo đảm thi hành án dân sự không đúng, thậm chí thực hiện sai những quy định

pháp luật đã được hướng dẫn khá cụ thể, rõ ràng. Điều này dẫn đến việc tăng số

lượng khiếu nại, tố cáo, gây phức tạp cho việc tổ chức thi hành án. Nguyên nhân

dẫn đến bất cập này là do trình độ chuyên môn của nhân viên thi hành án chưa

vững, chưa được tập huấn đầy đủ, chất lượng;

- Công tác phối kết hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan, tổ

chức, cá nhân hữu quan còn chậm trễ. Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân còn chủ

quan, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc thi hành án dân sự và yêu cầu của

Chấp hành viên. Thêm vào đó, các quy định pháp luật về thời hạn cơ quan phải trả

3 Trần Anh Tuấn (2009), “Bản chất pháp lý của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo Luật Thi hành án

dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, số 16, tr. 50.

3

lời yêu cầu phối hợp cung cấp thông tin của Chấp hành viên chưa rõ ràng dẫn đến

tình trạng chây ỳ, lúng túng trong thực hiện. Có thể nói, nhận thức về công tác hỗ

trợ việc áp dụng, thi hành biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự của một số cá

nhân, cơ quan, tổ chức liên quan chưa đầy đủ dẫn đến quá trình thi hành án bị chậm

trễ, ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án...

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự;

tuy nhiên các tác phẩm chủ yếu đề cập đến một biện pháp bảo đảm thi hành án dân

sự hoặc một số vấn đề, khía cạnh pháp lý điển hình của biện pháp bảo đảm thi hành

án dân sự. Do giới hạn của mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, có khá ít

nghiên cứu tổng quan về các vấn đề pháp lý của ba biện pháp bảo đảm thi hành án

dân sự. Trên cơ sở những nhu cầu nghiên cứu về mặt khoa học và thực tiễn trên, tác

giả chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo pháp

luật Việt Nam” nhằm làm rõ “vai trò pháp lý” của các biện pháp bảo đảm thi hành

án dân sự. Từ đó rút ra những giá trị tiến bộ cần tham khảo đối với công tác thi hành

án dân sự hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đến nay, chế định BPBĐ THADS đã trải qua hơn mười năm áp dụng do đó

đã có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề pháp lý này trên nhiều phương diện,

góc nhìn khác nhau. Có thể kể đến một số nghiên cứu như sau:

2.1. Tài liệu trong nước

Giáo trình, sách, tài liệu chuyên khảo:

- Lê Thu Hà (2011), Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân

sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật. Trong cuốn sách này, tác giả nghiên

cứu quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật THADS qua từng giai

đoạn. Tác giả đã phân tích cụ thể những điểm mới và bất cập ở từng giai đoạn khác

nhau để thấy sự thay đổi của hệ thống THADS. Đồng thời, tác giả đề cập những nội

dung cơ bản và quan điểm hoàn thiện hệ thống pháp luật THADS. Trong đó, tác giả

khẳng định việc BPBĐ lần đầu tiên được quy định trong Luật THADS năm 2008 là

điều cần thiết, là công cụ quan trọng hỗ trợ và bảo đảm cho việc THA được thực

hiện. Tuy nhiên, nội dung về BPBĐ THADS chỉ chiếm phần nghiên cứu nhỏ trong

sách nên những vấn đề chuyên sâu hơn về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng

BPBĐ THADS chưa được đề cập.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!