Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP TRƯỜNG
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TÁC PHẨM ÂM NHẠC
TRONG MÔI TRƯỜNG KĨ THUẬT SỐ
MÃ SỐ ĐỀ TÀI:
Thuộc nhóm ngành khoa học: Pháp lí
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP TRƯỜNG
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TÁC PHẨM ÂM NHẠC
TRONG MÔI TRƯỜNG KĨ THUẬT SỐ
MÃ SỐ ĐỀ TÀI:
Thuộc nhóm ngành khoa học: Pháp lí
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG TRINH Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp:LK09A2 Khoa: Kinh tế và Luật Năm thứ: 4 Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Luật Kinh tế
Người hướng dẫn: ThS.CHÂU QUỐC AN
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2013
Trang i
MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................iv
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .........................................v
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI......................................................................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................xi
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ TÁC PHẨM
ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ ...........................................1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả...1
1.2. Một số khái niệm liên quan về quyền tác giả...................................................7
1.2.1. Khái niệm quyền tác giả ..............................................................................7
1.2.2. Khái niệm về tác giả ....................................................................................8
1.2.3. Chủ sở hữu quyền tác giả ..........................................................................10
1.3. Đặc điểm quyền tác giả.................................................................................10
1.4. Tác phẩm âm nhạc – đối tượng bảo hộ quyền tác giả ....................................12
1.5. Nội dung quyền tác giả tác phẩm âm nhạc ....................................................13
1.6. Giới hạn bảo hộ quyền tác giả.......................................................................15
1.7. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả ......................................................................16
1.8. Hành vi xâm phạm quyền tác giả và ngoại lệ ................................................17
1.9. Khái quát về quyền tác giả trong môi trường kĩ thuật số ...............................17
1.9.1. Sơ lược về môi trường kĩ thuật số..............................................................17
1.9.2. Mạng thông tin toàn cầu – Internet và các vấn đề liên quan đến quyền
tác giả ..................................................................................................................18
Trang ii
1.10. Sự cần thiết phải bảo hộ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trong
môi trường kĩ thuật số.............................................................................................21
1.10.1. Cơ sở thực tiễn ..........................................................................................21
1.10.2. Cơ sở pháp lý. ...........................................................................................23
1.11. Kinh nghiệm bảo hộ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc của các nước trên
thế giới ..................................................................................................................25
1.11.1. Pháp luật quốc tế .......................................................................................25
1.11.2. Luật quyền tác giả hợp chủng quốc Hoa Kì ...............................................29
1.11.3. Luật quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật Thụy Điển..................31
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TÁC PHẨM
ÂM NHẠC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG MÔI TRƯỜNG KĨ THUẬT SỐ
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY...................................................................................34
2.1. Tổng quan về tình hình bảo hộ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trong
môi trường kĩ thuật số.............................................................................................34
2.2. Đánh giá chung về thực trạng bảo hộ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trong
môi trường kĩ thuật số tại Việt Nam........................................................................37
2.2.1. Những điểm tích cực trong công tác bảo hộ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc
trong môi trường kĩ thuật số ................................................................................37
2.2.2. Những mặt hạn chế trong công tác bảo hộ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc
trong môi trường kĩ thuật số ................................................................................43
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả tác phẩm âm
nhạc trong môi trường kĩ thuật số ...........................................................................55
2.3.1. Việc bảo vệ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trong môi trường kĩ thuật số
đối với chính chủ thể quyền tác giả .....................................................................57
2.3.2. Việc bảo vệ thông qua tổ chức quản lí tập thể quyền tác giả tác phẩm âm
nhạc trong môi trường kĩ thuật số........................................................................58
2.3.3. Việc bảo vệ thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện
việc bảo vệ quyền tác giả tác phẩm trong môi trường kĩ thuật số.........................61
Trang iii
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................66
PHỤ LỤC.................................................................................................................70
Trang iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. BLDS: Bộ luật dân sự
2. CISAC: Hiệp hội các nhà soạn nhạc và lời thế giới
3. Công ước Berne: Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.
4. HĐBT: Hội đồng Bộ trưởng
5. Hiệp định TRIPs: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của
Quyền sở hữu trí tuệ
6. Luật SHTT: Luật sở hữu trí tuệ
7. RIAV: Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam
8. UNESCO: Tổ chức Giáo dục Văn hóa và Khoa học Liên Hiệp Quốc.
9. VCPMC: Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VIệt Nam
10.WCT: Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả
11.WPPT: Hiệp ước WIPO về biểu diễn và ghi âm
Trang v
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG MÔI
TRƯỜNG KĨ THUẬT SỐ
- Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG TRINH
ĐINH HOÀNG NAM
PHAN THỊ HỒNG
- Lớp: LK09A2 Khoa: Kinh tế và Luật Năm thứ: 4 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: ThS CHÂU QUỐC AN
2. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong các giai đoạn phát triển của xã hội, âm nhạc luôn có vị trí đặc biệt và vai
trò quan trọng trong đời sống cộng đồng. Sản phẩm âm nhạc mặc dù không trực tiếp
mang lại giá trị vật chất đối với người thụ hưởng nhưng cũng không thể phủ nhận
những tác động tích cực mà âm nhạc đã mang lại đối với đời sống vật chất và tinh thần
của con người. Hiện nay, việc gián tiếp hình thành lợi ích vật chất từ sản phẩm âm
nhạc và khả năng khai thác thương mại trực tiếp từ tác phẩm âm nhạc đã trở nên phổ
biến cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Những thành tựu về khoa học và
công nghệ đã có nhiều đóng góp trong việc nâng cao đời sống, tuy nhiên cũng gây ra
những khó khăn nhất định đối với việc bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của
tác giả sáng tạo ra các tác phẩm âm nhạc, phục vụ công chúng.
Việc bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc
trong môi trường kĩ thuật số nói riêng có vai trò quyết định đối với việc khuyến khích
tác giả sáng tác các tác phẩm. Sự tôn trọng những giá trị vật chất hay tinh thần mà mỗi
cá nhân trong xã hội đối với người sáng tạo sản phẩm đó là động lực cơ bản thúc đẩy
sự cống hiến của tác giả. Do vậy, công tác thực hiện việc bảo hộ quyền tác giả có thể
Trang vi
coi là có ý nghĩa cơ bản trong việc duy trì và bảo đảm sự phát triển bền vững của nền
âm nhạc trong cộng đồng.
Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc bảo hộ thích đáng và có hiệu quả đối với
quyền tác giả tác phẩm âm nhạc vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ. Trong thời
đại công nghệ số như hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền tác giả tác phẩm âm nhạc
xảy ra khá phổ biến và phức tạp. Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức
trong công tác bảo hộ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số.
Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như nâng cao hoạt động thực thi
và quản lí quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số hiện nay là
việc làm hết sức cấp thiết.
3. Mục tiêu đề tài:
Hệ thống hóa các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả tác phẩm âm
nhạc và học hỏi kinh nghiệm bảo hộ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trong môi trường
kĩ thuật số của một số nước trên thế giới. Từ đó làm cơ sở lập luận , so sánh đối chiếu
với thực trạng bảo hộ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trong môi trường kĩ thuật số
hiện nay.
Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả tác phẩm
âm nhạc trong môi trường kĩ thuật số, tạo ra các dịch vụ âm nhạc có thu phí với chất
lượng cao, đầy đủ bản quyền, kiểm soát chặt chẽ việc thu phí và chi trả tiền bản quyền
cho chủ sở hữu quyền tác giả và giúp các nhà sản xuất có thể tiếp tục đầu tư cho những
dự án âm nhạc mới.
4. Tính mới và sáng tạo:
Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài về Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc
trong môi trường kĩ thuật số.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống việc điều
chỉnh pháp luật đối với việc bảo hộ quyền tác giả tác phẩm trong môi trường kĩ thuật
số. Đồng thời xuất phát từ thực tiễn về tình trạng xâm phạm quyền tác giả tác phẩm
âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số đưa ra những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện
những quy định pháp luật.
Trang vii
5. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện đã có những đánh giá khách quan về mức độ hiểu biết
của một bộ phận người tiêu dùng sản phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số đối
với các quy định của pháp luật Việt Nam hiện tại đối với vấn đề bảo hộ quyền tác giả,
tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số. Qua đó, cung cấp những góc nhìn
tổng quan về thực trạng vi phạm bản quyền âm nhạc tại Việt Nam nói chung và vi
phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số nói riêng.
Ngoài ra, đề tài cũng đưa ra những đóng góp nhất định đối với việc xây dựng
những quy tắc pháp lý nhằm thực hiện bảo hộ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trong
môi trường kỹ thuật số trong bối cảnh hiện nay.
6. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Qua kết quả của nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện, các quy định
của pháp luật về bảo hộ tác quyền âm nhạc nói chung và bảo hộ quyền tác giả tác
phẩm trong môi trường kỹ thuật số nói riêng có thêm cơ sở về mặt khoa học và thự
tiễn để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ tác
quyền âm nhạc của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, hoạt động kiểm tra,
giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được thực hiện nghiêm ngặt, chặt
chẽ và có tính hiệu quả hơn.
Kết quả đề tài nhóm nghiên cứu thực hiện tạo cơ sở tiền đề trong việc nâng cao
ý thức đối với vấn đề bảo hộ tác quyền âm nhạc của người tiêu dùng các sản phẩm âm
nhạc trong môi trường kỹ thuật số. Mọi cá nhân, tổ chức sử dụng sản phẩm âm nhạc
cho mục đích cá nhân hay kinh doanh đều tuân thủ các quy định của pháp luật về tác
quyền tâm nhạc một cách nghiêm túc và tự nguyện.
Công trình nghiên cứu còn gián tiếp góp phần khuyến khích tác giả, người biểu
diễn tác phẩm âm nhạc tiếp tục có những đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam thông
qua các biện pháp chế tài về bảo hộ quyền tác giả được quy định chặt chẽ.
Ngoài ra, công trình nghiên cứu còn trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích
đối với các cá nhân, tổ chức khác nhau có nhu cầu tìm hiểu về đề tài; sử dụng đề tài
làm tư liệu đối với các nghiên cứu tương tự về sau.