Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh - pháp luật và thực tiễn áp áp tại Việt Nam
PREMIUM
Số trang
95
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1645

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh - pháp luật và thực tiễn áp áp tại Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ KIM HUẾ

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH

- PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Mã ngành : 603850

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu

trong luận văn là trung thực và chính xác. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn

chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

TRẦN THỊ KIM HUẾ

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. BMKD : Bí Mật Kinh Doanh

2. QSHCN : Quyền Sở Hữu Công Nghiệp

3. SHTT : Sở Hữu Trí Tuệ

4. BLDS : Bộ Luật Dân Sự

5. BLLĐ : Bộ Luật Lao động

6. UBND : Ủy Ban nhân dân

7. TAND : Tòa án nhân dân

8. DN : Doanh nghiệp

9. HĐLĐ : Hợp đồng lao động

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................1

CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO HỘ

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH

1.1 . Khái quát chung về bí mật kinh doanh và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

đối với bí mật kinh doanh ..................................................................................... 5

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bí mật kinh doanh 5

1.1.2. Sự cần thiết phải bảo hộ bí mật kinh doanh 9

1.1.3. Khái niệm về bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh 17

1.1.4. Đặc điểm và bản chất của quyền SHCN đối với BMKD 19

1.2 . Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong pháp luật

Việt Nam 28

1.2.1. Bảo hộ QSHCN đối với BMKD trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005

28

1.2.2. Bảo hộ QSHCN đối với BMKD từ khi có Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005

đến nay 29

KẾT LUẬN CHƢƠNG I 40

CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOAN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN...... 41

2.1 Thực trạng áp dụng các quy định về đối tƣợng và điều kiện bảo hộ quyền

SHCN đối với BMKD - kiến nghị hoàn thiện 42

2.1.1. Thực trạng 42

2.1.2. Các kiến nghị hoàn thiện 48

2.2 Thực trạng áp dụng quy định về xử lý một số hành vi vi phạm bí mật kinh

doanh- kiến nghị hoàn thiện 55

2.2.1. Đối với hành vi tiếp cận, bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc BMKD mà

không được phép 55

2.2.2. Đối với hành vi vi phạm Hợp đồng bảo mật thông tin 62

2.2.3. Các kiến nghị hoàn thiện 70

KẾT LUẬN CHƢƠNG II 78

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

- Phiếu khảo sát về tình hình bảo vệ BMKD của doanh nghiệp

- Bản án số 21/2009DS-ST ngày 30/9/2009 của TAND Quận 1,

TPHCM

- Bản án số 08/2010/LĐ-ST ngày 6/12/2010 của TAND Huyện

Đức Hòa, Long An

- Bản án số 09/2010/LĐ-ST ngày 10/12/2010 của TAND Huyện

Đức Hòa, Long An

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có những đổi

mới không ngừng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực lập pháp. Rất nhiều

đạo luật ra đời để điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó Luật Sở hữu trí tuệ là một

bƣớc tiến quan trọng trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo

hộ bí mật kinh doanh nói riêng.

Ở nƣớc ta, việc bảo hộ quyền SHCN đối với BMKD đƣợc ghi nhận tại Bộ luật

Dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh và một số văn bản hƣớng dẫn

thực hiện Luật SHTT. Tuy nhiên, so với quy định của các điều ƣớc quốc tế mà Việt

Nam là thành viên cũng nhƣ pháp luật của nhiều nƣớc trên thế giới, pháp luật về bảo

hộ BMKD của Việt Nam vẫn còn mới mẻ và đang bộc lộ những vấn đề pháp lý cần

tiếp tục nghiên cứu đánh giá và hoàn thiện.

Xuất phát từ thực tiễn nghề nghiệp và từ kết quả của các công trình nghiên cứu

trƣớc đây, tác giả cho rằng cần có sự nghiên cứu một cách cụ thể, hệ thống hơn về các

quy định của pháp luật trong việc bảo hộ quyền SHCN đối với BMKD. Từ việc phân

tích các quy định về bảo hộ BMKD Bộ luật dân sự năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ,

Luật cạnh tranh, Luật lao động, các Hiệp định TRIPs, Công Ƣớc Paris và các văn bản

pháp luật liên quan đến việc đánh giá thực tiễn áp dụng để tìm ra các vƣớng mắc, hạn

chế, thiếu sót và đƣa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về bảo

hộ quyền SHCN đối với BMKD. Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài : “Bảo hộ

quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh - Pháp luật và thực tiễn áp

dụng tại Việt Nam”

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Thực tiễn nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy từ khi có có Bộ luật dân sự cho đến

nay, việc nghiên cứu quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu

công nghiệp dƣới các cấp độ và góc độ là không ít, nhƣng một nghiên cứu chuyên

2

biệt, có tính hệ thống về bảo hộ BMKD và đặc biệt là một nghiên cứu dựa trên khảo

sát thực tế về việc áp dụng quy định pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh thì chƣa

có. Một cách khái quát, về pháp luật bảo hộ quyền SHCN đối với BMKD có một số

công trình nghiên cứu nhƣ : “Hoàn thiện Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công

nghiệp đối với Bí mật Kinh Doanh” của Thạc sĩ Nguyễn Thái Mai – khoa Pháp luật

quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh

doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa, năm

2001 của Tiến sĩ Nguyễn Thị Quế Anh (nghiệm thu 2002), và các bài viết khác cũng

của Tiến sĩ này nhƣ “Bí mật kinh doanh và các tiêu chí bảo hộ”, “Một số vấn đề về

bảo hộ bí mật kinh doanh và hoàn thiện pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt

Nam”.

Trong bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thái Mai đã chỉ ra nhiều bất cập trong các

quy định về phạm vi, điều kiện bảo hộ BMKD, các biện pháp bảo mật mà chủ sở hữu

BMKD đƣợc quyền áp dụng và cả những điểm chƣa rõ ràng trong tiêu chuẩn để xác

định thế nào là BMKD. Trong bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thị Quế Anh phạm vi

nghiên cứu rộng hơn, bao quát hơn nhƣng chƣa đi sâu vào phân tích kỹ đặc điểm của

BMKD trong nền kinh tế thị trƣờng của Việt Nam vì vậy chƣa có sự đề xuất cụ thể

cho phù hợp. Nhìn chung các tác giả trong các công trình nghiên cứu trên đã phát

hiện ra những điểm bất cập, những khoảng trống trong các quy định của pháp luật về

bảo hộ Quyền SHCN đối với BMKD, tuy nhiên do các công trình này thực hiện trƣớc

khi Luật SHTT năm 2005 đƣợc ban hành nên có nhiều điểm còn bất cập, không phù

hợp với các quy định của Luật SHTT. Những đề xuất của các tác giả trong các bài

viết còn mang nặng tính lý thuyết, các biện pháp chỉ dừng lại ở việc sửa đổi các quy

định pháp lý về mặt lý luận, chƣa phân tích đi sâu vào khía cạnh áp dụng trong thực

tiễn nhƣ thế nào. Mặt khác, các tác giả chƣa có một khảo sát hay thu thập ý kiến hoặc

điều tra về tình hình thực tiễn áp dụng các quy định về bảo hộ BMKD tại Việt Nam

một cách cụ thể.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3

3.1 Mục đích của luận văn

Về mặt lý luận, trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến

vấn đề bảo hộ quyền SHCN trong BMKD, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định pháp

luật, phát hiện những tồn tại, hạn chế của các quy định này, luận văn hƣớng tới việc

đề ra giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ BMKD.

Về mặt thực tiễn, tác giả mong muốn phần nào giúp chủ sở hữu BMKD nhận

diện đƣợc một cách chính xác và rõ ràng các loại BMKD mà mình có, từ đó có biện

pháp tự bảo vệ BMKD một cách hữu hiệu và thiết thực hơn.

3.2Nhiệm vụ của luận văn

Để đạt đƣợc mục đích này, luận văn có nhiệm vụ:

- Phân tích đƣợc khái niệm, đặc điểm của BMKD và sự cần thiết

của việc bảo hộ BMKD trong nền kinh tế ở nƣớc ta hiện nay. Sự phân

tích này là cơ sở để phân tích quyền SHCN đối với BMKD từ đó phân

tích cơ chế bảo hộ BMKD trong quy định pháp luật của Việt Nam.

- Từ việc phân tích đƣợc thực trạng pháp luật về bảo hộ BMKD,

thực tiễn giải quyết các tranh chấp và những vƣớng mắc đặt ra sẽ đƣa ra

những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ BMKD.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn, phƣơng pháp nghiên cứu

4.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn

BMKD và phƣơng thức bảo hộ BMKD là vấn đề mới và phức tạp trong khoa

học pháp lý Việt Nam cũng nhƣ thực tiễn áp dụng. Vì vậy, trong khuôn khổ một luận

văn thạc sĩ, tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu nhƣ sau :

- Giới hạn về các văn bản pháp luật : Tập trung nghiên cứu những quy định

trong BLDS, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh, Luật Lao động và các văn bản

hƣớng dẫn thi hành. Mặc dù đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quy định pháp luật

Việt Nam về bảo hộ BMKD nhƣng trong phạm vi nghiên cứu để đánh giá một cách

4

đầy đủ tính phù hợp của các quy định pháp luật Việt Nam, bên cạnh việc đối chiếu

với thực tiễn áp dụng, tác giả sẽ đặt các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này

trong mối tƣơng quan với Công ƣớc Paris và Hiệp Định TRIPs .

- Giới hạn về phạm vi lãnh thổ : Tác giả chỉ tiến hành khảo sát thực tiễn việc

áp dụng các quy định của pháp luật về bảo hộ BMKD của một số doanh nghiệp tại

Tp.HCM và các tỉnh lân cận. Từ các phiếu khảo sát tình hình thực tế của việc áp dụng

các quy định pháp luật về BMKD và qua một số bản án xét xử tranh chấp lao động có

liên quan đến hành vi xâm phạm BMKD tác giả đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn

thiện hơn các quy định về BMKD.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, quan điểm của chủ nghĩa

Mác - Lênin, sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để giải

quyết các vấn đề luận văn đặt ra. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn bám sát các

quan điểm cơ bản của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc trong sự nghiệp đổi mới để

luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đƣợc luận văn đề cập đến.

Các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong luận văn là những phƣơng pháp

nghiên cứu khoa học chung nhƣ tổng hợp, thống kê, phân tích, bình luận và không thể

thiếu phƣơng pháp so sánh pháp luật.

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài :

Với những nội dung đƣợc trình bày trong đề tài hy vọng sẽ đem lại những

đóng góp thiết thực cho việc hoàn thiện những quy định pháp luật trong lĩnh vực này,

đồng thời góp phần xây dựng cơ chế hợp lý và hiệu quả hơn trong việc bảo hộ

BMKD tại Việt Nam.

Ngòai ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, học

tập, giảng dạy và cho những ngƣời hoạt động thực tiễn trong ngành bảo vệ pháp luật.

6. Kết cấu của Luận văn :

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của Luận văn gồm 2 chƣơng :

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!