Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Bảo hộ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự tại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
ĐỖ HOÀNG ANH
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380103
Người hướng dẫn khoa học : Ts. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Học viên : Đỗ Hoàng Anh
Lớp : Cao học luật, Khóa 30
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Bảo hộ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự
tại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi.
Những số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các tài
liệu tham khảo, các số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu công trình này
được sử dụng đúng quy định, không vi phạm quy chế bảo mật của Nhà nước.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc, người đã
vô cùng tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong việc sưu tầm tài
liệu, các phương tiện kỹ thuật để tôi hoàn thành bản luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin cam đoan những vấn đề nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai,
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2022
Người cam đoan
Đỗ Hoàng Anh
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM.....................................................8
1.1. Khái niệm và đặc điểm về bảo hộ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự ......8
1.1.1. Khái niệm bảo hộ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự ...........................8
1.1.2. Đặc điểm bảo hộ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự ..........................15
1.2. Bảo hộ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự theo pháp luật Việt Nam....25
1.2.1. Những biện pháp dân sự mà Tòa án áp dụng để bảo hộ quyền tác giả
theo pháp luật Việt Nam.....................................................................................25
1.2.2. Thực trạng tại Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự 39
CHƯƠNG 2. BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ
THEO HIỆP ĐỊNH CPTPP...................................................................................48
2.1. Nguyên tắc xây dựng pháp luật và hệ thống tư pháp theo Hiệp định
CPTPP ..................................................................................................................48
2.2. Nguyên tắc giả định vô tội............................................................................51
2.3. Nguyên tắc công khai, minh bạch ...............................................................52
2.4. Các quy định về bồi thường thiệt hại..........................................................54
2.5. Quy định về xử lý hàng hóa, vật liệu, phương tiện vi phạm.....................58
2.6. Quy định về các biện pháp tạm thời ...........................................................58
KẾT LUẬN..............................................................................................................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập toàn cầu đã và đang trở thành vấn đề quan trọng, thiết yếu đối với tất
cả các quốc gia trên thế giới. Xu hướng này diễn ra ngày một mạnh mẽ, nhanh chóng,
mở rộng cả về phạm vi lẫn lĩnh vực. Trong đó, hội nhập khu vực được nhiều nước
trên thế giới lựa chọn để từng bước tiến tới hội nhập toàn cầu. Với sự ra đời của
những Hiệp định thương mại tự do như: Hiệp định thành lập Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại và đầu tư giữa EU-Việt Nam (EVFTA),
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA)
v.v…và đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP), tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). CPTPP góp
phần thúc đẩy tự do hóa và thuận lợi hóa trên tất cả các lĩnh vực, từ văn hóa, pháp
luật đến thương mại, đầu tư, cùng các hoạt động kinh tế khác giữa các nước thành
viên. Đồng thời, CPTPP nâng cao tính cạnh tranh giữa thị trường trong và ngoài
nước, tạo ra những lợi thế của từng nước thành viên cũng như của cả khu vực với các
khu vực khác trên thế giới.
Việt Nam, trong bối cảnh mở rộng quan hệ kinh tế và tự do hóa thương mại,
cũng đang tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hoàn thiện pháp luật nhằm kịp thời
đáp ứng những yêu cầu khi gia nhập các Hiệp định này, trong đó có lĩnh vực sở hữu
trí tuệ .
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, con người luôn không ngừng sáng tạo.
Từ thời kỳ công xã nguyên thủy, chúng ta đã tìm tòi và tạo ra các công cụ lao động
đầu tiên. Trải qua hàng ngàn năm tích lũy, cải thiện, qua các cuộc cách mạng nông
nghiệp, công nghiệp, con người vẫn mang đặc trưng khám phá, khai thác, sáng tạo,
tìm tòi. Sự phát triển ấy không chỉ nhằm tìm hiểu thế giới, mà còn để đáp ứng
những nhu cầu của cá nhân và xã hội. Một trong những thành quả của hoạt động
sáng tạo ấy là sản phẩm sở hữu trí tuệ. Và vấn đề sở hữu trí tuệ được quy định tại
chương 18 của Hiệp định CPTPP được đánh giá là sẽ mang lại nhiều thách thức đối
với Việt Nam, cả dưới góc độ pháp luật và góc độ thực thi.
Hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ vẫn có chiều hướng
gia tăng, diễn biến phức tạp, xâm phạm đến hầu hết tất cả các khía cạnh của quyền
sở hữu trí tuệ, đặc biệt là quyền tác giả - một trong những quyền sở hữu trí tuệ cơ
2
bản nhất, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi
quốc gia. Bên cạnh đó, biện pháp chủ yếu được áp dụng để xử lý các trường hợp vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ, lĩnh vực quyền tác giả, chủ yếu là biện pháp hành chính.
Thực tế chứng minh, việc áp dụng phổ biến các biện pháp hành chính như hiện nay
chưa thật sự hợp lý và hiệu quả.
Xu hướng của các nước trên thế giới sử dụng các biện pháp dân sự để xử lý
các hành vi vi phạm.Việc gia nhập Hiệp định CPTPP đã đặt ra những yêu cầu đối
với các chế tài về bảo hộ quyền tác giả phải phù hợp với thông lệ quốc tế, tác động
tích cực đến việc giảm thiểu hành vi vi phạm cũng như thúc đẩy quá trình phát triển,
sáng tạo của con người, xa hơn là sự giao lưu, hội nhập giữa các quốc gia với nhau,
đẩy mạnh sự phát triển không chỉ về mặt văn hóa, xã hội mà còn về kinh tế, tài
chính, đầu tư.
Từ những quan điểm trên, tác giả chọn đề tài “Bảo hộ quyền tác giả bằng
biện pháp dân sự tại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập Hiệp định Đối tác
toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ” để nghiên cứu, nhằm
chỉ ra những bất cập xuất phát từ bản chất của vấn đề, từ đó đưa ra hướng hoàn
thiện nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng các biện pháp dân sự để giải
quyết các hành vi vi phạm quyền tác giả, phù hợp với các chế định về bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh gia nhập Hiệp định CPTPP của Việt Nam
hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã có không ít đề tài nghiên cứu
khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các bài viết trên các tạp chí cũng như
các hội thảo được tổ chức về các biện pháp bảo hộ quyền tác giả nói riêng cũng
như quyền sở hữu trí tuệ nói chung trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định
CPTPP như:
Bài viết “Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc thực thi quyền sở hữu trí
tuệ ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Luật, Quyền Viện trưởng Viện khoa học
xét xử Tòa án nhân dân tối cao, đăng trên báo Pháp Luật Việt Nam. Với những số
liệu thống kê cụ thể về số vụ án thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ được xét xử tại Tòa
án Việt Nam từ năm 2010-2015, so sánh với tổng số vụ án giải quyết trong giai
đoạn trên trong toàn ngành Tòa án, bài viết đã cho thấy thực trạng bảo vệ quyền
3
sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự chưa nhận được quan tâm đúng mức. Từ đó,
tác giả phân tích một số nguyên nhân cũng như giải pháp, kiến nghị nhằm thay đổi
thực trạng trên.
“Giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự” của Học viên
cao học Phan Thị Liễu, luận văn thạc sĩ Trường đại học Luật TP.Hồ Chí Minh năm
2006. Bên cạnh việc đem lại các tri thức cơ bản như lý luận chung về các biện pháp
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc trưng của biện pháp này, luận văn còn cho người
nghiên cứu cái nhìn cụ thể thông qua việc phân tích các vụ án thực tế xảy ra, từ đó
sử dụng phương pháp quy nạp nhằm chỉ ra các ưu, nhược điểm của các biện pháp
dân sự được áp dụng hiện hành và đề xuất các kiến nghị nhằm tối ưu hóa biện pháp
dân sự trong giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, với việc Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP, cũng đã có rất
nhiều bài viết, đầu sách nhanh chóng cập nhật xu thế, bàn luận về vấn đề bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh này như:
Sách “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tác động tới Việt
Nam” của PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, nhà xuất bản chính trị quốc gia - sự thật,
năm 2015. Tác giả viết tác phẩm này trong giai đoạn đầu của tiến trình đàm phán,
mới chỉ dừng lại ở Hiệp định TPP. Song, vì nội dung của Hiệp định CPTPP được
xây dựng chủ yếu trên nền tảng của Hiệp định TPP, nên tác phẩm vẫn còn giá trị
tham khảo. Tuy nhiên, tác phẩm chủ yếu phân tích các tác động về mặt kinh tế cũng
như các cơ hội tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập TPP. Các phân
tích về sở hữu trí tuệ chưa được đào sâu, chỉ mới dừng lại ở việc đề cập, liệt kê như
là một trong những thách thức của Việt Nam khi gia nhập.
Bài viết “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương” của TS. Lê Thị Nam Giang, đăng tại Tạp chí Khoa học pháp lý tháng
4/2016. Bài viết đã khái quát được quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo
Hiệp định TPP, liệt kê và phân tích sơ lược các điều khoản, quy định về sở hữu trí
tuệ trong Hiệp định này. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chứng minh một số thách
thức đối với Việt Nam khi thực hiện các cam kết trong Hiệp định TPP như: Nghĩa
vụ tham gia các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ; Các yêu cầu về tính minh bạch
trong công bố thông tin sở hữu trí tuệ; Sự mở rộng đối tượng bảo hộ, phạm vi bảo
hộ và thời hạn bảo hộ đối với một số đối tượng sở hữu trí tuệ… Tuy nhiên, phạm vi