Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet theo pháp luật Việt Nam
PREMIUM
Số trang
89
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1172

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thái Cường

Học viên: Trần Lực

Lớp: Cao học Luật - Khóa 32

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm dưới

dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet theo pháp luật Việt Nam” là

công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện. Những tài liệu, số liệu

được sử dụng trong luận văn bảo đảm tính khách quan, chính xác. Những kết luận

khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học

nào khác.

Tác giả

Trần Lực

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ đầy đủ Chữ viết tắt

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung

năm 2017

BLHS

Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các

tác phẩm văn học và nghệ thuật

Công ước Berne

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung

gian (Internet Service Provider)

ISP

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi,

bổ sung năm 2009, 2019 và 2022

Luật SHTT

Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính

phủ ngày 23/02/2018 về quy định chi tiết

một số điều và biện pháp thi hành Luật

Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí

tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền

liên quan

Nghị định 22/2018/NĐ-CP

Quyền tác giả QTG

Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT￾BTTTT-BVHTTDL ngày 19/6/2012 của

Bộ Thông tin và truyền thông và Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch quy định về

trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp

dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ

quyền tác giả và quyền liên quan trên

môi trường mạng Internet và mạng viễn

thông

TTLT số 07/2012

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI

TÁC PHẨM DƢỚI DẠNG CHỮ VIẾT HOẶC KÝ TỰ TRONG MÔI

TRƢỜNG INTERNET...........................................................................................11

1.1. Khái quát về tác phẩm dƣới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trƣờng

Internet .................................................................................................................11

1.1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự

trong môi trường Internet...................................................................................11

1.1.2. Đặc điểm của tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường

Internet................................................................................................................17

1.1.3. Phân loại...................................................................................................20

1.2. Quyền tác giả đối với tác phẩm dƣới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi

trƣờng Internet ....................................................................................................21

1.2.1. Khái niệm quyền tác giả ...........................................................................21

1.2.2. Chủ thể được bảo hộ quyền tác giả..........................................................22

1.2.3. Nội dung quyền tác giả trong môi trường Internet ..................................25

1.2.4. Các ngoại lệ và giới hạn quyền tác giả trong môi trường Internet .........29

1.3. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm dƣới dạng chữ viết

hoặc ký tự trong môi trƣờng Internet................................................................31

1.3.1. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết

hoặc ký tự trong môi trường Internet .................................................................31

1.3.2. Hành vi xâm phạm quyền tài sản đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết

hoặc ký tự trong môi trường Intenet...................................................................38

1.3.3. Một số hành vi khác xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm dưới dạng

chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet ...................................................45

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................47

CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI

VỚI TÁC PHẨM DƢỚI DẠNG CHỮ VIẾT HOẶC KÝ TỰ TRONG MÔI

TRƢỜNG INTERNET VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..................................48

2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác

phẩm dƣới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trƣờng Internet....................48

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả........................................48

2.1.2. Điều kiện để tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường

Internet được bảo hộ ..........................................................................................50

2.1.3. Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả .............................................................51

2.1.4. Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet..............53

2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với

tác phẩm dƣới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trƣờng Internet..............57

2.2.1. Bổ sung quy định liên quan đến thời hạn bảo hộ quyền nhân thân của tác

giả đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet

............................................................................................................................58

2.2.2. Hoàn thiện quy định về giới hạn quyền sao chép đối với tác phẩm dưới

dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet ..........................................59

2.2.3. Quy định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung

gian khi quyền tác giả đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong

môi trường Internet bị xâm phạm.......................................................................61

2.2.4. Quy định cơ quan chuyên trách có thẩm quyền xử lý vi phạm quyền tác

giả đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet

............................................................................................................................65

2.2.5. Áp dụng “chữ ký điện tử” như một biện pháp công nghệ bảo vệ quyền tác

giả đối với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet

............................................................................................................................66

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................68

KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................69

1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Con người đã sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật từ rất lâu đời. Từ

khi loài người có nền văn minh thì đã có các tác phẩm thi ca, văn học. Ban đầu, các

tác phẩm thi ca thường được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, các tác

phẩm văn học thường tồn tại dưới các cuốn sách bằng đất sét, bằng da thú, bằng gỗ

khắc hoặc bằng giấy. Việc sao chép các tác phẩm thời kì này nếu muốn thực hiện sẽ

tốn nhiều công sức, chủ yếu bằng việc chép lại bằng tay.

Đến khoảng giữa thế kỷ XV, công nghệ và dây truyền in được áp dụng đại trà,

trở thành ngành công nghiệp tiềm năng ở châu Âu. Các tác phẩm văn học giờ đây

có thể được nhân bản một các dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây với hiệu suất

và chất lượng hầu như không thua kém tác phẩm gốc. Từ khoảng thế kỷ XIX đến

cuối thế kỷ XX, công nghệ analog1

được áp dụng đã đem lại những thay đổi lớn

trong các ngành công nghệ in ấn, giải trí. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật không

còn bị giới hạn trong các ấn phẩm in trên giấy. Công nghệ analog cũng làm cho việc

sao chép tác phẩm văn học, nghệ thuật trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều

2

. Các tác

phẩm văn học, sách có thế sao chụp nhanh chóng bởi các máy photocopy. Người

dân được tiếp cận dễ dàng hơn với các tác phẩm văn học, cùng với đó là tính

thương mại của các tác phẩm cao hơn và khả năng xâm phạm tới tác phẩm bằng

cách nhân bản trái phép cũng trở nên tiềm tàng hơn.

Từ cuối thế kỷ XX sang thế kỷ XXI, thế giới xuất hiện một làn sóng công

nghệ - làn sóng công nghệ số với sự ra đời và phổ cập của máy tính cá nhân và

mạng thông tin toàn cầu (Internet). Môi trường kỹ thuật số đã và đang dẫn đến sự

thay đổi một cách căn bản về cách thức sao chụp, sử dụng, trao đổi, lưu hành, phổ

biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật

3

. Các tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự

cũng được số hóa cùng với sự phát triển của công nghệ. Có thể nói, môi trường kỹ

thuật số góp phần quảng bá các tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự một cách

1 Analog hay còn gọi là tín hiệu tương tự, là một dạng tín hiệu liên tục. Tương tự ở đây là có nghĩa là tín hiệu

lúc sau cũng có dạng tương tự về bản chất như lúc trước đó, tuy nhiên cường độ tín hiệu lúc sau sẽ khác so

với lúc trước.

2 Vũ Thị Phương Lan (2018), Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo Điều ước quốc tế và

pháp luật Việt Nam (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật, trang 14 – 16.

3 Vũ Thị Phương Lan, tlđd (2), trang 20, 21.

2

rộng rãi và trực tiếp hơn tới công chúng. Với các tính năng phong phú của Internet

và phần mềm máy tính, các tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự có thể chuyển

thể một các thuận tiện và đầy sáng tạo, qua đó đem lại lợi ích nhiều hơn cho người

sáng tạo. Nhiều trang web hiện nay được lập ra để bán các ấn phẩm của nhiều tác

giả nổi tiếng về tri thức kèm theo đó có thể thông tin và chia sẻ với nhiều bạn đọc

khác. Tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet đang dần

chứng minh được những ưu điểm của mình và có thể dần thay thế thói quen của

người đọc trong tương lai.

Môi trường Internet thúc đẩy thị trường xuất bản tác phẩm dưới dạng chữ viết

hoặc ký tự phát triển nhưng cũng tạo điều kiện cho các hành vi xâm phạm quyền tác

giả (sau đây viết tắt là QTG) được thực hiện một cách dễ dàng hơn, tinh vi hơn với

việc khai thác sự phát triển của công nghệ với mức độ thiệt hại rất cao. Các hành vi

xâm phạm QTG này rất đa dạng, từ xâm phạm quyền tài sản như quyền sao chép,

quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm đến quyền nhân thân như quyền công bố tác

phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,… đã đặt ra nhiều thách thức đối với

việc bảo hộ QTG, trong đó có nhiều thách thức về mặt pháp lý. Vấn đề bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ của các chủ sở hữu tác phẩm được số hóa hiện nay đã trở thành

vấn đề mà các nhà làm luật, không chỉ của Việt Nam mà các nước khác cũng rất

quan tâm.

Mặc dù đã có các quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề bảo hộ QTG đối

với tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet nhưng pháp

luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về bảo hộ QTG được xây dựng dựa trên một hệ

khái niệm riêng biệt, ví dụ như: tác giả, tác phẩm, thời hạn bảo hộ, quyền nhân thân,

quyền tài sản,… Các quy định của pháp luật về quyền nhân thân và quyền tài sản

của tác giả được áp dụng cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nói

chung, không phân biệt tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự với các loại tác

phẩm khác cũng như không phân biệt hình thức định dạng tác phẩm dưới dạng chữ

viết hoặc ký tự (tác phẩm in truyền thống hay định dạng là tác phẩm số hoặc các tác

phẩm được số hóa). Tuy nhiên, sự hiện diện của môi trường Internet có thể thay đổi

nhận thức về bản chất của các khái niệm, mà đặc thù của việc bảo hộ QTG đối với

tác phẩm dưới dạng chữ viết hoặc ký tự trong môi trường Internet đòi hỏi phải có sự

giải thích rõ ràng hơn để làm cơ sở cho việc xác định hành vi xâm phạm QTG và

rộng hơn là cho việc bảo hộ hiệu quả QTG trong môi trường này. Bên cạnh đó, Việt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!